Ăn uống tăng sức đề kháng

 Thời tiết thay đổi, nếu chúng ta biết ăn uống đúng cách với thực phẩm phù hợp sẽ giúp chúng ta phòng được bệnh tật.

Xin giới thiệu 5 loại thực phẩm làm tăng sức đề kháng.

1. Một ít thịt bò: Thịt bò làm tăng sức đề kháng. Mới nghe qua tưởng đùa bởi nhiều chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên giới hạn ăn loại thịt này do chứa nhiều axít béo no, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Giới hạn nhưng không thể không ăn. Miễn sao bạn cung cấp cho cơ thể không quá 100 g thịt bò mỗi ngày là được. Thịt bò là một nguồn cung cấp kẽm rất quan trọng. Thiếu kẽm làm cho cơ thể dễ nhiễm vi trùng, siêu vi.

2. Rau, trái, củ màu vàng cam: Khoai lang, bí ngô, đu đủ, cà rốt, gấc, dưa hấu, cà chua... chứa nhiều beta-carotene, ăn vào sẽ được chuyển hóa thành vitamin A vốn rất cần cho niêm mạcđường hô hấp, tiêu hóa, làn da - tuyến phòng ngự đầu tiên của cơ thể. Ra chợ là thấy hằng hà sa số các loại củ quả trên nhưng nên chọn một loại mỗi ngày để dùng cho đỡ ngán. Tuy nhiên, cần chọn loại được trồng trong nước không chứa chất bảo quản để bảo đảm an toàn.

3. Uống trà: Người Á Đông có thói quen uống trà từ lâu đời. Ngay cả khi uống cà phê ở quán xong, chúng ta cũng được uống trà ngay sau đó. Trà đen hay trà xanh đều có tác dụng chống cảm cúm rất tốt. Ngoài ra, trà còn cung cấp các polyphenol có tác dụng chống các gốc tự do rất tốt. Chính các gốc tự do này sẽ phá hỏng DNA trong nhân tế bào, gây ra bệnh tật và tăng nhanh quá trình lão hóa.

4. Nấm: Giống như thịt bò, nấm cũng giúp tăng cường số lượng và khả năng hoạt động của bạch cầu, từ đó tăng sức đề kháng cho cơ thể. Có nhiều loại nấm ăn rất tốt như nấm hương, nấm rơm... Tuy nhiên, không được ăn các nấm có màu sắc sặc sỡ vì trong các loại nấm này có chứa chất độc. Đã có một số người chết vì ăn phải loại nấm này.

5. Sữa chua: Sữa chua cung cấp nhiều vi khuẩn có lợi cho hệ vi khuẩn sống trong ruột. Sữa chua chứa lactobacillus, acidophilus, bifido bacterium. Chúng giúp tạo sự cân bằng và bồi bổ cho những vi khuẩn tốt sống trong ruột, tạo ra hàng rào phòng bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, trong sữa chua còn chứa một ít men lactose là điều kiện tốt nhất cho những ai bị tiêu chảy khi ăn bơ, sữa. Lưu ý khi dùng kháng sinh đường uống có thể gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, dẫn đến tiêu chảy. Nếu ăn kèm sữa chua trong khi uống kháng sinh sẽ giảm được hiện tượng này. Sữa chua còn giúp tăng tuổi thọ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ăn uống hợp lý trong kỳ nghỉ lễ
Ăn uống hợp lý trong kỳ nghỉ lễ

Chúng ta cần ăn đủ 4 nhóm thực phẩm là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất với số lượng vừa đủ theo nhu cầu của từng đối tượng.

Ăn uống hợp lý trong kỳ nghỉ lễ

Ăn uống hợp lý trong kỳ nghỉ lễ

Chúng ta cần ăn đủ 4 nhóm thực phẩm là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất với số lượng vừa đủ theo nhu cầu của từng đối tượng.

Những loại thực phẩm không nên ăn uống nhiều
Những loại thực phẩm không nên ăn uống nhiều

Những loại thực phẩm bạn không nên ăn quá nhiều: cà rốt, tỏi, mì chính, rau mát, mướp đắng

Những loại thực phẩm không nên ăn uống nhiều

Những loại thực phẩm không nên ăn uống nhiều

Những loại thực phẩm bạn không nên ăn quá nhiều: cà rốt, tỏi, mì chính, rau mát, mướp đắng

Ăn uống chữa mất tiếng
Ăn uống chữa mất tiếng

Mất tiếng còn gọi là thất âm (khàn tiếng). Một số món ăn chữa mất tiếng như: cháo củ cải, mật ong, cháo mía...

Ăn uống chữa mất tiếng

Ăn uống chữa mất tiếng

Mất tiếng còn gọi là thất âm (khàn tiếng). Một số món ăn chữa mất tiếng như: cháo củ cải, mật ong, cháo mía...

Những thói quen ăn uống gây hại cho sức khỏe
Những thói quen ăn uống gây hại cho sức khỏe

Ăn nhiều muối, uống trà quá đặc hay ăn không đúng giờ,... là những thói quen ăn uống không tốt cho sức khỏe của bạn.

Những thói quen ăn uống gây hại cho sức khỏe

Những thói quen ăn uống gây hại cho sức khỏe

Ăn nhiều muối, uống trà quá đặc hay ăn không đúng giờ,... là những thói quen ăn uống không tốt cho sức khỏe của bạn.

Người mắc bệnh tim nên ăn uống như thế nào?
Người mắc bệnh tim nên ăn uống như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh lý tim mạch, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần phải hạn chế sử dụng chất béo, tăng chất xơ và chất bột..

Người mắc bệnh tim nên ăn uống như thế nào?

Người mắc bệnh tim nên ăn uống như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh lý tim mạch, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần phải hạn chế sử dụng chất béo, tăng chất xơ và chất bột..