Bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc Tây Nguyên

Các kinh nghiệm, giải pháp của các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa được trao đổi trong tọa đàm diễn ra sáng nay (29/8) tại Hà Nội.

Tọa đàm “Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo và đa dạng của Tây Nguyên” là một hoạt động của Những ngày văn hóa Tây nguyên đang diễn ra tại Hà Nội (từ 28/8-2/9).

Các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa đã trình bày về thực trạng vốn văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đang ngày càng mai một dần. Nguyên nhân là do sự biến đổi của đời sống xã hội khiến nhiều nét văn hóa biến đổi theo. Như hiện nay đa số bà con không còn sống tập trung trong những ngôi nhà dài mà sống đơn lẻ từng hộ một.

Tây  nguyên là vùng đất có đông người từ nhiều các địa phương tới nhập cư khiến cho bản sắc văn hóa cũng bị pha loãng dần. Đời sống kinh tế của bà con còn nhiều khó khăn nên chưa có điều kiện quan tâm nhiều đến việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống…

Các kinh nghiệm, giải pháp được đưa ra tập trung vào mấy lĩnh vực: phục dựng các lễ hội, đào tạo nguồn nhân lực và đưa văn hóa dân tộc vào các trường phổ thông. Một vấn đề được các nhà quản lý văn hóa trăn trở là trách nhiệm bảo tồn văn hóa truyền thống phải thuộc về chủ thể sáng tạo tức người dân thì văn hóa mới được lưu giữ và có sức sống. Nhưng làm thế nào để người dân chủ động và tích cực trong những hoạt động này thì vẫn là một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp thiết thực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên