Dừng ngay việc bình chọn “tốt nhất-tồi nhất” với Luật Công đoàn

VOV.VN - Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị dừng ngay việc bình chọn qui định “DN đóng kinh phí bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ”.

Đảng đoàn Tổng LĐLĐVN đã chính thức có công văn số 50-CV/ĐĐTLĐ do Phó Bí thư Đảng đoàn Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải ký, gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng về việc đề nghị chỉ đạo Đảng đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ngừng tổ chức bình chọn đối với Luật Công đoàn (CĐ) năm 2012.

 

Trong ngày 17/5, đại diện PhòngThương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) do ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI - dẫn đầu đã đến trụ sở Tổng LĐLĐVN để làm việc về nội dung cuộc bình chọn “Các quy định pháp luật tốt nhất – tồi nhất”. Tại buổi làm việc, một lần nữa Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải đề nghị VCCI rút đề cử quy định “Doanh nghiệp đóng kinh phí bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ, khoản 2 Điều 26, Luật Công đoàn” khỏi danh mục đề cử cuộc bình chọn “Các quy định pháp luật tốt nhất - tồi nhất” của VCCI.

Sau khi nghe VCCI giải thích là do tổng hợp ý kiến từ phía DN, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải chỉ rõ: “Phía CĐ cảm thấy bị xúc phạm khi đọc văn bản này (văn bản số 1013/PTM-PC). Bởi văn bản VCCI có nêu nội dung danh mục đề cử quy định tồi do Tổng LĐLĐVN chủ trì soạn thảo ban hành có nội dung “DN đóng kinh phí bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ, khoản 2 Điều 26, Luật CĐ”. Thử hỏi, nếu anh chị là người của tổ chức CĐ th́ì anh chị nghĩ sao? Không phải chỉ những cán bộ CĐ như chúng tôi, mà hàng trăm ngàn cán bộ CĐ đang hoạt động tại cơ sở và hàng triệu đoàn viên CĐ, NLĐ có chấp nhận được tổ chức của mình bị đánh giá là tồi với một quy định ra đời 55 năm từ chủ trương của Đảng, Nhà nước chứ không phải mới xuất hiện 1-2 năm mà bị đưa ra đánh giá là tồi?”.

Về văn bản của VCCI, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐVN Trần Thanh Hải cho rằng việc VCCI lấy ý kiến DN về quy định “DN đóng kinh phí bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ, khoản 2 Điều 26, Luật CĐ” là không đủ cơ sở, không có lợi cho đất nước, vì vậy Phó Chủ tịch đề nghị VCCI đưa ra khỏi danh mục đề cử.

Trở lại văn bản Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gửi Bộ Chính trị. Theo văn bản này, hiện nay VCCI đang tiến hành tổ chức “Cuộc bình chọn các quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất”, trong đó có Luật CĐ. Trước đây, trong quá trình thảo luận để thông qua Luật CĐ tại Quốc hội, giới chủ và các hiệp hội doanh nghiệp (DN) đã ra sức phản đối, nhất là về tài chính CĐ (Điều 26). Nay nếu lấy ý kiến đề cử từ các DN (thực chất là chủ DN), hiệp hội DN về Luật CĐ, đương nhiên các chủ DN, hiệp hội DN không đồng tình với Luật CĐ, nhất là các nội dung của Điều 26. Hơn nữa trong phần nội dung, lý do mà VCCI đưa ra không chính xác, hợp lý, hợp tình, thiếu hiểu biết tối thiểu về tổ chức CĐ; đoàn phí CĐ do đoàn viên CĐ đóng theo quy định của Điều lệ CĐ Việt Nam (khoản 1, Điều 26), chứ không phải do NLĐ đóng; DN đóng kinh phí bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho NLĐ (khoản 2, Điều 26), chứ không phải DN đóng tài chính cho CĐ; việc DN đóng kinh phí CĐ không ảnh hưởng gì đến tính độc lập của tổ chức CĐ; ở các DN chưa có CĐ, không có nghĩa là tất cả NLĐ đã thỏa mãn với lợi ích được hưởng mà không có nhu cầu đòi hỏi thêm; nếu không đóng kinh phí CĐ 2%, chưa chắc chủ sử dụng lao động tăng lương cho NLĐ. Thực tế cho thấy, có hàng nghìn DN, chủ yếu là các DN chưa có CĐ, trốn đóng BHXH cho NLĐ; chủ bỏ trốn, tiền lương và thu nhập của NLĐ chưa đảm bảo cuộc sống tối thiểu, quyền lợi của NLĐ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến nhiều cuộc ngừng việc tập thể, đình công, quan hệ lao động phức tạp, ảnh hưởng không tốt đến an ninh chính trị, an toàn xã hội.

Phía Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định: “Hiện nay, mặc dù trong giai đoạn chuẩn bị phê duyệt Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng đã có đề nghị thành lập tổ chức của NLĐ. Việc làm này của VCCI cố tình tạo thành dư luận xã hội, có khả năng làm cho CĐ Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức trong tổ chức và hoạt động”.

Trên cơ sở đó, Đảng đoàn Tổng LĐLĐVN kính đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo Đảng đoàn VCCI ngừng việc bình chọn các quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất đối với Luật CĐ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công đoàn có thể kiện doanh nghiệp vì xảy ra ngộ độc thực phẩm
Công đoàn có thể kiện doanh nghiệp vì xảy ra ngộ độc thực phẩm

VOV.VN -Bữa ăn ca của người lao động tối thiểu là 15.000 đồng/suất. Nếu không đạt được điều này, công đoàn cơ sở có thể tổ chức đình công, kiện doanh nghiệp để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Công đoàn có thể kiện doanh nghiệp vì xảy ra ngộ độc thực phẩm

Công đoàn có thể kiện doanh nghiệp vì xảy ra ngộ độc thực phẩm

VOV.VN -Bữa ăn ca của người lao động tối thiểu là 15.000 đồng/suất. Nếu không đạt được điều này, công đoàn cơ sở có thể tổ chức đình công, kiện doanh nghiệp để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Tổ chức công đoàn: Thách thức đổi mới để hội nhập
Tổ chức công đoàn: Thách thức đổi mới để hội nhập

VOV.VN -Khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng ASEAN, những cam kết trong TPP, sẽ đặt ra thách thức không nhỏ cho tổ chức công đoàn.

Tổ chức công đoàn: Thách thức đổi mới để hội nhập

Tổ chức công đoàn: Thách thức đổi mới để hội nhập

VOV.VN -Khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng ASEAN, những cam kết trong TPP, sẽ đặt ra thách thức không nhỏ cho tổ chức công đoàn.