Châu Âu trở thành mục tiêu tấn công của mã độc Bad Rabbit

VOV.VN - Nhiều nước châu Âu như Nga, Ukraine, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ ngày 24/10 đã trở thành mục tiêu tấn công của loại mã độc mang tên Bad Rabbit.

Mã độc Bad Rabbit đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các sân bay, hệ thống giao thông công cộng và cơ quan báo chí tại những nước này. Đây là vụ tấn công mạng quy mô lớn nhất kể từ tháng 6 vừa qua khi virus NotPetya tấn công hệ thống máy tính tại Ukraine, trước khi lây lan ra toàn thế giới.

Một máy tính bị nhiễm mã độc Bad Rabbit. Ảnh: Reuters

Tập đoàn an ninh mạng Kaspersky (Nga) cho biết, đã ghi nhận nhiều vụ tấn công mạng nhằm vào các công ty của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức và Ukraine. Phần lớn nạn nhân của các vụ tấn công đều ở Nga.

Một số vụ tấn công tương tự xảy ra tại Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Đức, nhưng số nạn nhân ít hơn nhiều so với ở Nga. Mã độc được lan truyền thông qua một số trang web truyền thông Nga bị nhiễm độc.

Kaspersky cho biết, mọi chứng cứ đều cho thấy đây là những vụ tấn công mạng có chủ đích nhằm vào mạng lưới của các tập đoàn. Interfax, hãng thông tấn lớn nhất của Nga, cùng ngày thông báo, một số dịch vụ của cơ quan này đã phải hứng chịu một vụ tấn công mạng chưa từng có.

Lực lượng an ninh mạng của Ukraine cũng xác nhận, nước này đã bị mã độc mang tên Bad Rabbit tấn công, song thiệt hại không đáng kể. Các vụ tấn công mạng đã xảy ra tại sân bay Odessa và hệ thống tàu điện ngầm tại thủ đô Kiev.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Cơ quan phản ứng khẩn cấp máy tính của Chính phủ Ukraine đã phát đi cảnh báo về một đợt tấn công mạng mới, yêu cầu các mạng lưới vận tải phải được đặt trong tình trạng báo động đặc biệt, đồng thời khuyến cáo những người sử dụng Internet thông thường tuân thủ chặt chẽ hơn những yêu cầu về an ninh mạng.

Ukraine từng là nạn nhân chính trong vụ tấn công mạng xảy ra hồi đầu năm nay. Ngày 13/10 vừa qua, Chính phủ nước này cũng đưa ra cảnh báo về khả năng xảy ra vụ tấn công mạng khác.

Theo các chuyên gia an ninh mạng, Bad Rabbit dường như là một loại mã độc, một virus đòi tiền chuộc, mã hóa dữ liệu trên máy tính, làm cho chúng không sử dụng được. Thậm chí, loại virus này có thể làm tê liệt hoạt động của các tổ chức mà nó tấn công.

Trước đó, nhiều chuyên gia đã cảnh báo nguy cơ xuất hiện những làn sóng tấn công mạng mới với những biến thể mới, mà các phần mềm chống virus sẽ rất khó phát hiện.

Ông Kim Ba, một chuyên gia về an ninh mạng Trung Quốc cho biết: “Gần 170 triệu trường hợp phạm tội mạng được báo cáo hàng năm trên toàn thế giới, nhưng tỷ lệ phát hiện chỉ là một phần nghìn. Vì hầu hết các trường hợp phạm tội mạng đều mang tính chất xuyên quốc gia, nên có thể nói đây là một mối lo ngại an ninh chung và không một quốc gia nào là ngoại lệ. Vì vậy một nhiệm vụ cấp bách là cơ quan thực thi pháp luật của tất cả các nước cần phải tăng cường hợp tác”.

Trước Bad Rabbit, các loại mã độc như WannaCry hồi tháng 5 hay NotPetya, hay còn gọi là ExPetr hồi tháng 6 vừa qua đã khiến nhiều công ty, nhà xưởng và bệnh viện trên thế giới phải đóng cửa do không thể tiếp cận được với các hệ thống tin học.

Theo Kaspersky, cuộc điều tra đang được tiến hành cho thấy, đây là một vụ tấn công nhằm vào các mạng lưới xã hội, sử dụng phương thức giống như từng sử dụng trong vụ tấn công của ExPetr. Tuy nhiên, hiện chưa thể khẳng định nó có liên quan tới ExPetr hay không./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga công bố vũ khí chống lại các vụ tấn công mạng dạng WannaCry
Nga công bố vũ khí chống lại các vụ tấn công mạng dạng WannaCry

VOV.VN - Cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của Nga không bị thiệt hại nghiêm trọng bởi các cuộc tấn công mạng sử dụng mã độc WannaCry trên toàn cầu.

Nga công bố vũ khí chống lại các vụ tấn công mạng dạng WannaCry

Nga công bố vũ khí chống lại các vụ tấn công mạng dạng WannaCry

VOV.VN - Cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của Nga không bị thiệt hại nghiêm trọng bởi các cuộc tấn công mạng sử dụng mã độc WannaCry trên toàn cầu.

Máy tính chính phủ Ukraine sập vì vụ tấn công mạng toàn cầu mới
Máy tính chính phủ Ukraine sập vì vụ tấn công mạng toàn cầu mới

VOV.VN - Thủ phạm vụ tấn công này là mã độc mang tên gọi Petya.A, tương tự như mã độc WannaCry xuất hiện thời gian qua tại ít nhất 74 nước trên thế giới.

Máy tính chính phủ Ukraine sập vì vụ tấn công mạng toàn cầu mới

Máy tính chính phủ Ukraine sập vì vụ tấn công mạng toàn cầu mới

VOV.VN - Thủ phạm vụ tấn công này là mã độc mang tên gọi Petya.A, tương tự như mã độc WannaCry xuất hiện thời gian qua tại ít nhất 74 nước trên thế giới.

Ukraine tìm ra thủ phạm phát tán virus Petya tấn công mạng toàn cầu
Ukraine tìm ra thủ phạm phát tán virus Petya tấn công mạng toàn cầu

VOV.VN - Cảnh sát Ukraine cho biết, máy chủ này được dùng để phát triển phần mềm có tên gọi M.E.Doc – phần mềm kế toán phổ biến nhất Ukraine.

Ukraine tìm ra thủ phạm phát tán virus Petya tấn công mạng toàn cầu

Ukraine tìm ra thủ phạm phát tán virus Petya tấn công mạng toàn cầu

VOV.VN - Cảnh sát Ukraine cho biết, máy chủ này được dùng để phát triển phần mềm có tên gọi M.E.Doc – phần mềm kế toán phổ biến nhất Ukraine.

Cáo buộc Moscow tấn công mạng, Mỹ có 'quấy nhiễu' bầu cử Nga 2018?
Cáo buộc Moscow tấn công mạng, Mỹ có 'quấy nhiễu' bầu cử Nga 2018?

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ryabkov cho rằng Mỹ sẽ tìm cách can thiệp vào bầu cử Tổng thống Nga trong năm tới.

Cáo buộc Moscow tấn công mạng, Mỹ có 'quấy nhiễu' bầu cử Nga 2018?

Cáo buộc Moscow tấn công mạng, Mỹ có 'quấy nhiễu' bầu cử Nga 2018?

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ryabkov cho rằng Mỹ sẽ tìm cách can thiệp vào bầu cử Tổng thống Nga trong năm tới.

Mỹ bắt giữ 1 công dân Trung Quốc vì tấn công mạng
Mỹ bắt giữ 1 công dân Trung Quốc vì tấn công mạng

VOV.VN - Người này bị cáo buộc âm mưu sử dụng mã độc từng tấn công mạng nhằm vào Văn phòng quản lý nhân sự của Mỹ.

Mỹ bắt giữ 1 công dân Trung Quốc vì tấn công mạng

Mỹ bắt giữ 1 công dân Trung Quốc vì tấn công mạng

VOV.VN - Người này bị cáo buộc âm mưu sử dụng mã độc từng tấn công mạng nhằm vào Văn phòng quản lý nhân sự của Mỹ.