Hòa đàm Syria không có đột phá song vẫn mang lại chút kỳ vọng

VOV.VN - Cuộc đàm phán đầu tiên giữa các bên ở Syria kết thúc tối 23/1 tại thủ đô Astana (Kazakhstan) không có đột phá, song vẫn mang lại chút kỳ vọng.

Phát biểu với báo chí sau cuộc gặp, cả đại diện chính phủ và phe đối lập Syria đều cho biết, ngày đàm phán đầu tiên đã kết thúc mà không đạt được bước tiến rõ rệt nào.

Theo Bộ trưởng nhà nước về các vấn đề hòa giải Syria Ali Haidar, hiện còn quá sớm để nói về kết quả các cuộc đàm phán, song điều quan trọng là một tiến trình hòa giải dân tộc đang diễn ra.

Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran làm trung gian cho đại diện chính phủ và phe đối lập Syria gặp gỡ tại Astana (Kazakhstan). Ảnh: AP.

Ông Ali Haidar cho biết: “Hiện giờ tất cả chúng tôi đều chờ đợi kết quả ngày họp thứ hai. Điểm rất quan trọng của những cuộc đàm phán này là một tiến trình hòa giải dân tộc đang diễn ra. Vì thế  dù các cuộc đàm phán tại Astana hay bất kỳ cuộc đàm phán khác, nếu một thỏa thuận hòa giải dân tộc không đạt được thì cũng có nghĩa là cuộc gặp không đạt kết quả.”

Cùng ngày, Đại sứ Syria tại Liên hợp quốc Bashar Ja'afari, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Syria khẳng định, nước này coi trọng cuộc hòa đàm nhằm đạt được một “giải pháp chính trị” cho cuộc khủng hoảng. Ưu tiên hàng đầu là tập trung tìm giải pháp giúp đánh bật các lực lượng khủng bố nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Syria. Ông cũng khẳng định Chính phủ Syria hoan nghênh bất kỳ sáng kiến nào có ích cho tiến trình khôi phục hòa bình và an ninh tại Syria thông qua cuộc gặp này.

Trong khi đó, Người phát ngôn lực lượng đối lập Syria Yehya al-Aridi cho biết, các đại diện đối lập đã có các cuộc gặp “dài và hữu ích” với đại diện Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc, đặc biệt là những cuộc thảo luận sâu về những vấn đề chính trị với đại diện Nga.

Ngay trước giờ khai mạc cuộc hòa đàm, phe đối lập Syria tuyên bố lực lượng này sẽ không đối thoại trực tiếp với chính quyền Tổng thống Bashar Al Assad, đồng thời khẳng định, phái đoàn của họ sẽ chỉ thảo luận về các biện pháp cứu vãn một lệnh ngừng bắn, chứ không tham gia bất cứ cuộc thảo luận chính trị nào. Lực lượng này cũng cảnh báo sẽ nối lại các cuộc tấn công nhằm vào quân đội Syria trong trường hợp đàm phán thất bại.

Dự kiến kéo dài ít nhất trong 2 ngày, các cuộc đàm phán dưới sự bảo trợ của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran diễn ra trong bối cảnh, quân đội chính phủ Syria đang chiếm ưu thế về mặt quân sự sau chiến thắng mang tính biểu tượng cao tại Aleppo, thành phố lớn thứ 2 và là trung tâm kinh tế của Syria.

Theo phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus, các cuộc đàm phán lần này sẽ chưa thể đi tới một giải pháp ngay lập tức cho cuộc xung đột Syria, mà sẽ chỉ tập trung vào việc củng cố lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ cuối năm 2016 vừa qua và trên thực tế đã giúp giảm tình trạng bạo lực tại Syria.

Ông Kurtulmus cho biết: “Các bên tham gia đàm phán đã trải qua 6 năm xung đột và rõ ràng họ có quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau. Vì thế không nên kỳ vọng sẽ đạt được một giải pháp trong 1 hoặc 2 ngày. Nhưng các cuộc họp tại Astana là quan trọng khi đưa các bên tham chiến vào bàn đàm phán. Điều quan trọng là nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với cuộc gặp lần này.”

Tới nay tất cả những nỗ lực đàm phán giữa chính phủ Syria và phe đối lập đều thất bại và không thể giúp chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 6 năm qua và đã cướp đi sinh mạng của hơn 310 nghìn người tại nước này.

Tuy nhiên, điểm khác biệt của cuộc hòa đàm tại Kazakhstan này là các đại diện của chính quyền Syria và nhóm đối lập đã lần đầu tiên chịu ngồi chung bàn đàm phán, dù không thảo luận trực tiếp.

Đặc phái viên Nga về vấn đề Syria, Trưởng đoàn đàm phán Nga Aleksandar Lavrentjev ngày 23/1 cũng thể hiện lạc quan về cuộc hòa đàm lần này, cho rằng nó sẽ tạo cơ hội cho tiến trình hòa bình, cũng như tạo tiền đề cho cuộc hòa đàm tại Geneve, dự kiến vào ngày 8/2 tới, dưới sự trung gian của Liên Hợp Quốc.

Theo các nhà phân tích, dù không tạo được đột phá, song rõ ràng là lập trường của các bên trong cuộc khủng hoảng Syria đã dịu hơn rất nhiều so với trước đây. Đây cũng chính là điều khiến dư luận kỳ vọng vào một giải pháp cho cuộc xung đột tại quốc gia Trung Đông này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga: Chưa rõ các bên tại Syria có gặp mặt trực tiếp ở Astana hay không
Nga: Chưa rõ các bên tại Syria có gặp mặt trực tiếp ở Astana hay không

VOV.VN - Việc đại diện chính phủ Syria và phe đối lập có gặp mặt trực tiếp hay không vẫn chưa được quyết định.

Nga: Chưa rõ các bên tại Syria có gặp mặt trực tiếp ở Astana hay không

Nga: Chưa rõ các bên tại Syria có gặp mặt trực tiếp ở Astana hay không

VOV.VN - Việc đại diện chính phủ Syria và phe đối lập có gặp mặt trực tiếp hay không vẫn chưa được quyết định.

Thỏa thuận ngừng bắn mới ở Syria có thể đạt được tại Astana
Thỏa thuận ngừng bắn mới ở Syria có thể đạt được tại Astana

VOV.VN - Đây là cuộc đàm phán về hòa bình Syria đầu tiên với vai trò trung gian của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Thỏa thuận ngừng bắn mới ở Syria có thể đạt được tại Astana

Thỏa thuận ngừng bắn mới ở Syria có thể đạt được tại Astana

VOV.VN - Đây là cuộc đàm phán về hòa bình Syria đầu tiên với vai trò trung gian của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Đàm phán hòa bình cho Syria khai mạc ở Kazakhstan
Đàm phán hòa bình cho Syria khai mạc ở Kazakhstan

VOV.VN - Phái đoàn Syria đã bay tới thủ đô Kazakhstan để tham dự hòa đàm. Lực lượng IS và al-Nusra bị loại khỏi đàm phán.

Đàm phán hòa bình cho Syria khai mạc ở Kazakhstan

Đàm phán hòa bình cho Syria khai mạc ở Kazakhstan

VOV.VN - Phái đoàn Syria đã bay tới thủ đô Kazakhstan để tham dự hòa đàm. Lực lượng IS và al-Nusra bị loại khỏi đàm phán.

Thổ Nhĩ Kỳ không còn cứng rắn về tương lai của Tổng thống Syria
Thổ Nhĩ Kỳ không còn cứng rắn về tương lai của Tổng thống Syria

VOV.VN - Do tình hình tại Syria đã có nhiều thay đổi nên Thổ Nhĩ Kỳ cũng không còn quá cứng nhắc về tương lai Tổng thống Assad.

Thổ Nhĩ Kỳ không còn cứng rắn về tương lai của Tổng thống Syria

Thổ Nhĩ Kỳ không còn cứng rắn về tương lai của Tổng thống Syria

VOV.VN - Do tình hình tại Syria đã có nhiều thay đổi nên Thổ Nhĩ Kỳ cũng không còn quá cứng nhắc về tương lai Tổng thống Assad.