Tên lửa tương lai: BrahMos Nga-Ấn thay đổi thị trường vũ khí ra sao?

Tên lửa BrahMos phóng hàng loạt sẽ hủy diệt một nhóm mục tiêu. Trong hành trình bay, tên lửa không cần phải điều khiển (nguyên tắc "bắn và quên").

Ngày 29/6, Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin đã đến thăm gian hàng của công ty liên doanh Nga-Ấn Độ BrahMos Aerospace tại Triển lãm hải quân quốc tế St. Petersburg, ông ghi nhận thành quả của công ty và nhắc đến sự quan tâm thường xuyên của chính phủ Nga đến dự án hợp tác này, nhà bình luận Alexandr Khrolenko viết trên Sputnik.

Lắp đặt hệ thống tên lửa siêu thanh BrahMos trên tàu khu trục Teg. Ảnh: Sputnik.

Tên lửa hành trình BrahMos của Nga-Ấn Độ được những nhà chế tạo gọi là sản phẩm tốt nhất trên thế giới chưa từng có trong phân khúc này. Và đó không phải sự phóng đại; lợi thế của tên lửa - tầm bay phá hủy các mục tiêu lớn (khoảng 400 km),  quỹ đạo bay khó đoán và tốc độ cao siêu thanh (đối thủ không đủ thời gian để rời khỏi khu vực bị tấn công), vận hành dễ dàng, hiệu quả vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa (bay ở độ cao dưới 10m), khả năng sát thương cao do động năng lớn.

Việc phóng hàng loạt sẽ hủy diệt một nhóm mục tiêu. Trong hành trình bay, tên lửa không cần phải điều khiển  (nguyên tắc - "bắn và quên"). Về lý thuyết – 9 quả tên lửa đảm bảo tiêu diệt ba tàu khu trục của đối phương trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại. Trên thực tế - trong  thử nghiệm, chỉ bằng một tên lửa tàu mục tiêu đã bị chẻ làm đôi.

Khái niệm của BrahMos là đa nhiệm: phương tiện mang, nhiệm vụ, mục tiêu khác nhau  - và một hệ thống tên lửa cơ bản được trang bị trên mặt đất, trên biển và dưới mặt nước (có phiên bản nhẹ được thiết kế dành cho máy bay).

Đồng giám đốc công ty BrahMos Aerospace Alexandr Maksichev nói: "Ở St Petersburg, chúng tôi trình bày đầy đủ các khả năng của tên lửa — những sản phẩm chính và các phiên bản BrahMos, có khả năng như nhau không kém phần hiệu quả khi tiêu diệt các mục tiêu trên biển và ven bờ.  Bệ phóng tên lửa có thể đặt trên mặt đất, dưới hầm phóng, trên biển hay dưới mặt nước. Trong tháng Bảy và tháng Tám chúng tôi hoàn thành việc lắp ghép tên lửa lên máy bay Su-30MKI,  mở rộng đáng kể khả năng ứng dụng trong quân sự".

Công ty đã tiến hành chế tạo mô hình và thử nghiệm tên lửa trong những điều kiện khác nhau, giai đoạn tiếp theo — việc phóng thử toàn diện (bắn tên lửa chiến đấu vào các mục tiêu thực tế).

"Biến thể BrahMos-A phóng từ máy bay có trọng lượng nhẹ, chiều dài 8,4m và trọng lượng phóng khoảng 2,5 tấn. Máy bay chiến đấu đa nhiệm Su-30MKI có thể mang theo một tên lửa như vậy, nhưng cần phải trang bị hai quả.  Vì vậy các chuyên gia của chúng tôi đang phát triển phiên bản tên lửa kích thước nhỏ." — Maksichev nói.

Theo người đại diện BrahMos, nhiều nước châu Á quan tâm tích cực đến sản phẩm, nhưng cho đến nay công ty cần nỗ lực để đáp ứng nhu cầu nội địa của Ấn Độ. Hệ thống sẽ được trang bị cho Lục quân, Không quân và Hải quân Ấn độ. Tên lửa BrahMos đã được lắp đặt trên hơn 10 tàu chiến. Đang chế tạo cả một loạt tàu khu trục lớn của Ấn Độ.

Công ty BrahMos Aerospace được thành lập vào năm 1998, 50,5% cổ phần thuộc sở hữu của Tổ chức Nghiên cứu Phát triển Quốc phòng Ấn Độ, 49,5% — của Tập đoàn Công nghiệp quân sự Nga "NPO Mashinostroeniya".

Công ty có trụ sở chính tại Ấn Độ. Sản phẩm của BrahMos Aerospace được sản xuất ở cả hai nước. Trong chuỗi sản xuất - có sự tham gia của hàng chục công ty Ấn Độ và Nga.

Điều quan trọng là không phụ thuộc vào các linh kiện của Liên minh châu Âu.

Tại Ấn Độ, việc sản xuất được triển khai ở Delhi, Mumbai và một số trung tâm công nghiệp khác. Một hệ thống kiểm định chất lượng  thống nhất đang hoạt động: khách hàng theo sát dự án từ khi bắt đầu phát triển cho đến khi kết thúc thử nghiệm. Thành công của dự án góp phần thúc đẩy chính sách "Made in India", mang đến nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp nội địa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh loại tên lửa đạn đạo Pukguksong-2 mà Triều Tiên vừa phóng thử
Cận cảnh loại tên lửa đạn đạo Pukguksong-2 mà Triều Tiên vừa phóng thử

VOV.VN - Ngay sau vụ phóng thử thành công thứ 2 của tên lửa đạn đạo Pukguksong-2, lãnh đạo Triều Tiên đã hạ lệnh triển khai và sản xuất hàng loạt tên lửa này.

Cận cảnh loại tên lửa đạn đạo Pukguksong-2 mà Triều Tiên vừa phóng thử

Cận cảnh loại tên lửa đạn đạo Pukguksong-2 mà Triều Tiên vừa phóng thử

VOV.VN - Ngay sau vụ phóng thử thành công thứ 2 của tên lửa đạn đạo Pukguksong-2, lãnh đạo Triều Tiên đã hạ lệnh triển khai và sản xuất hàng loạt tên lửa này.

Nhật hướng dẫn công dân cách tránh tên lửa nếu Triều Tiên tấn công
Nhật hướng dẫn công dân cách tránh tên lửa nếu Triều Tiên tấn công

VOV.VN - Nhật Bản vừa mới phát sóng đoạn video hướng dẫn người dân cách tránh tên lửa đạn đạo Triều Tiên trong trường hợp chiến tranh xảy ra.

Nhật hướng dẫn công dân cách tránh tên lửa nếu Triều Tiên tấn công

Nhật hướng dẫn công dân cách tránh tên lửa nếu Triều Tiên tấn công

VOV.VN - Nhật Bản vừa mới phát sóng đoạn video hướng dẫn người dân cách tránh tên lửa đạn đạo Triều Tiên trong trường hợp chiến tranh xảy ra.

Triều Tiên tuyên bố phóng thử thành công tên lửa đạn đạo dẫn đường
Triều Tiên tuyên bố phóng thử thành công tên lửa đạn đạo dẫn đường

VOV.VN - Sau vụ phóng thử thành công tên lửa đạn đạo có dẫn đường này, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ra lệnh tiếp tục phát triển các loại vũ khí mạnh hơn.

Triều Tiên tuyên bố phóng thử thành công tên lửa đạn đạo dẫn đường

Triều Tiên tuyên bố phóng thử thành công tên lửa đạn đạo dẫn đường

VOV.VN - Sau vụ phóng thử thành công tên lửa đạn đạo có dẫn đường này, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ra lệnh tiếp tục phát triển các loại vũ khí mạnh hơn.

Triều Tiên lại thử động cơ tên lửa phục vụ phát triển ICBM?
Triều Tiên lại thử động cơ tên lửa phục vụ phát triển ICBM?

VOV.VN - Chưa thể xác nhận liệu thử vụ thử nghiệm mới nhất của Triều Tiên có phải phục vụ cho việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hay không.

Triều Tiên lại thử động cơ tên lửa phục vụ phát triển ICBM?

Triều Tiên lại thử động cơ tên lửa phục vụ phát triển ICBM?

VOV.VN - Chưa thể xác nhận liệu thử vụ thử nghiệm mới nhất của Triều Tiên có phải phục vụ cho việc phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hay không.

Những hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mạnh nhất trên thế giới
Những hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mạnh nhất trên thế giới

VOV.VN - Danh sách này bao gồm những cái tên danh tiếng như Topol-M của Nga, LGM-30G Minuteman-III của Mỹ và UGM-133 Trident II của Anh.

Những hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mạnh nhất trên thế giới

Những hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mạnh nhất trên thế giới

VOV.VN - Danh sách này bao gồm những cái tên danh tiếng như Topol-M của Nga, LGM-30G Minuteman-III của Mỹ và UGM-133 Trident II của Anh.