Súng máy bộ binh Vickers dùng bắn từ máy bay chiến đấu vào đầu thập niên 1910

VOV.VN - Khẩu Vickers không chỉ là một loại súng máy uy lực một thời trên chiến trường mặt đất, nó cũng là thứ vũ khí mạnh được trang bị cho các máy bay tiêm kích đời đầu

Súng máy Vickers là một trong các vũ khí đầu tiên được trang bị cho máy bay nhằm mục đích chiến đấu vào đầu thập niên 1910. Ban đầu vũ khí này được làm mát bằng nước và dựa trên mẫu súng Maxim thành công hơn. Súng do công ty Vickers Limited của Anh thiết kế và sản xuất, phù hợp với nhiều máy bay tiêm kích thời đầu của Anh và Pháp.

Nguồn gốc

Gốc gác của súng Vickers là khẩu Maxim từng nổi tiếng vào thập niên 1888 với vai trò là vũ khí chết người của quân đội Đế chế Anh. Khẩu súng máy này cực kỳ hiệu quả nhờ vào cách nạp đạn thông qua độ giật của súng khi bắn – mỗi lần súng giật, vỏ đạn sẽ được đẩy ra và viên đạn mới được nhét vào buồng đạn. Súng cũng sử dụng phương pháp làm mát bằng nước để đạt hiệu quả tối đa, từ đó có thể bắn liên tục trong thời gian dài.

Thiết kế sáng tạo

Vickers cải tiến thiết kế của súng này bằng cách làm nhẹ trọng lượng tổng thể của súng cũng như đơn giản hóa và gia cố các linh kiện bên trong cơ cấu súng.

Một cải tiến đáng kể khác là việc thêm bộ phận tăng áp miệng súng, giúp hạn chế thoát khí áp lực cao khỏi nòng súng, tạo thêm năng lượng cho chuyển động về phía sau của nòng súng mà không làm gia tăng lực giật.

Súng Vickers thu được danh tiếng ngay khi được ra mắt vào năm 1912. Dù cồng kềnh và nặng tới 15kg (chưa tính đạn và nước), súng này vẫn được các kíp chiến đấu ca ngợi về tính ổn định. Nhờ làm mát bằng nước, súng về lý thuyết có thể bắn không ngừng nghỉ, chỉ cần thay một nòng súng sau khoảng 1 tiếng hoạt động.

Phiên bản gắn trên máy bay

Lần đầu tiên súng Vickers được sử dụng trên máy bay là khi Vickers thử nghiệm trên nguyên mẫu máy bay 2 tầng cánh của ông – đây là chiếc phi cơ Anh đầu tiên được thiết kế cho mục đích quân sự. Khẩu súng được chỉnh sửa chút xíu để có thể sử dụng trên máy bay. Hệ thống làm lạnh bằng nước được cho là không cần thiết nhờ vào dư thừa dòng khí mát chuyển động nhanh qua nòng súng trong chuyến bay. Tuy vậy, người ta vẫn phải giữ lại cái vỏ nước do cơ chế hoạt động của nòng súng, đồng thời thêm vào một số khe làm mát bằng không khí.

Bộ phận đai nạp đạn cũng được che chắn để khỏi bị xoắn vì gió mạnh.

Thiết kế khóa nòng đóng của súng Vickers cho phép súng bắn theo hướng về phía trước do dễ dàng tích hợp với hệ thống đồng bộ hóa, nhờ đó súng có khả năng bắn xuyên qua vòng quay của cánh quạt máy bay. Đối với cơ chế bắn bằng khóa nòng đóng, gần như không có trì hoãn nào giữa việc kéo cò và việc đạn nổ, khác với thiết kế mở của súng Lewis.

Hãng Colt có được bằng chế tạo súng máy Vickers ở Mỹ và nhận được đơn đặt hàng của Nga vào năm 1916 để sản xuất lượng lớn vũ khí này. Sau khi Cách mạng Nga bắt đầu nổ ra vào đầu năm 1917, đơn đặt hàng này bị hủy. Hàng ngàn khẩu súng loại này đã được sản xuất xong nhưng đành để lại trong kho, chờ như vậy cho đến khi châu Âu cần một loại súng máy có thể bắn đạn lửa cỡ lớn để tiêu diệt các khinh khí cầu Đức. Lúc này người ta quyết định sử dụng đạn Pháp cỡ 11mm. Các khẩu súng được chế để đáp ứng nhu cầu của Nga về cỡ 7,62mm đã được thay đổi cho phù hợp với đạn 11m. Ngoài ra súng cũng được chỉnh sửa để phù hợp với máy bay.

Di sản

Phiên bản Vickers dùng cho máy bay cho tới nay là vũ khí được dùng nhiều nhất trên các máy bay tiêm kích của Anh và Pháp trong Thế chiến 1. Một số khẩu còn được sử dụng đến tận cuối Thế chiến 2.

Hầu hết các tiêm kích cơ được phát triển vào đầu Thế chiến 1 đều có dùng một khẩu Vickers 7,7mm duy nhất, như là trên máy bay ba tầng cánh Sopwith. Về sau các tiêm kích như Sopwith Camel có khả năng tăng gấp đôi hỏa lực của mình bằng các cặp súng đồng bộ hóa.

Các tiến bộ về thiết kế phi cơ diễn ra trong thập niên 1930 đã giúp người ta bố trí vũ khí ra cánh máy bay, nhờ đó có thể gắn lên máy bay khẩu Browning 1919 – một loại súng máy to hơn, mạnh hơn với tốc độ bắn lớn hơn. Tuy vậy, khẩu Vickers vẫn được dùng làm vũ khí của lục quân Anh cho tới năm 1968./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hé lộ khẩu súng ngắn siêu chính xác của Nga
Hé lộ khẩu súng ngắn siêu chính xác của Nga

VOV.VN - Đây là súng ngắn nhưng nó có thể sánh ngang với súng trường về độ chính xác. Vũ khí chính xác và có tốc độ bắn nhanh này do Nga sản xuất.

Hé lộ khẩu súng ngắn siêu chính xác của Nga

Hé lộ khẩu súng ngắn siêu chính xác của Nga

VOV.VN - Đây là súng ngắn nhưng nó có thể sánh ngang với súng trường về độ chính xác. Vũ khí chính xác và có tốc độ bắn nhanh này do Nga sản xuất.

Ảnh: Đồ họa 3D về nguyên lý hoạt động của súng AK “thần thánh”
Ảnh: Đồ họa 3D về nguyên lý hoạt động của súng AK “thần thánh”

VOV.VN - Loạt ảnh 3D sinh động sau đây thể hiện rõ nguyên lý hoạt động cơ khí bên trong súng tiểu liên AK khi tác xạ. Mời quý vị xem tiếp phần 2 này.

Ảnh: Đồ họa 3D về nguyên lý hoạt động của súng AK “thần thánh”

Ảnh: Đồ họa 3D về nguyên lý hoạt động của súng AK “thần thánh”

VOV.VN - Loạt ảnh 3D sinh động sau đây thể hiện rõ nguyên lý hoạt động cơ khí bên trong súng tiểu liên AK khi tác xạ. Mời quý vị xem tiếp phần 2 này.

Súng AK Trung Quốc và AK Nga – súng nào tốt hơn?
Súng AK Trung Quốc và AK Nga – súng nào tốt hơn?

VOV.VN - Súng AK hiện nay đã phổ biến toàn cầu. Số lượng súng AK do Trung Quốc sản xuất nhiều hơn cả của Nga, nơi xuất phát của súng này.

Súng AK Trung Quốc và AK Nga – súng nào tốt hơn?

Súng AK Trung Quốc và AK Nga – súng nào tốt hơn?

VOV.VN - Súng AK hiện nay đã phổ biến toàn cầu. Số lượng súng AK do Trung Quốc sản xuất nhiều hơn cả của Nga, nơi xuất phát của súng này.

Trận không chiến nảy lửa giữa phi công Nguyễn Văn Bảy và không quân Mỹ
Trận không chiến nảy lửa giữa phi công Nguyễn Văn Bảy và không quân Mỹ

VOV.VN - Phi công Mỹ kể về các trận không chiến nảy lửa giữa không quân Việt Nam và Mỹ, cũng như tài nghệ hạng Ace của phi công tiêm kích Nguyễn Văn Bảy.

Trận không chiến nảy lửa giữa phi công Nguyễn Văn Bảy và không quân Mỹ

Trận không chiến nảy lửa giữa phi công Nguyễn Văn Bảy và không quân Mỹ

VOV.VN - Phi công Mỹ kể về các trận không chiến nảy lửa giữa không quân Việt Nam và Mỹ, cũng như tài nghệ hạng Ace của phi công tiêm kích Nguyễn Văn Bảy.

Chiến thuật không chiến xuất sắc của phi công Đức Oswald Boelcke
Chiến thuật không chiến xuất sắc của phi công Đức Oswald Boelcke

VOV.VN - Là phi công quân sự giỏi, Oswald Boelcke rất chú ý đến xây dựng chiến thuật và công tác đào tạo cũng như tinh thần lập công tập thể.

Chiến thuật không chiến xuất sắc của phi công Đức Oswald Boelcke

Chiến thuật không chiến xuất sắc của phi công Đức Oswald Boelcke

VOV.VN - Là phi công quân sự giỏi, Oswald Boelcke rất chú ý đến xây dựng chiến thuật và công tác đào tạo cũng như tinh thần lập công tập thể.

Phương Tây viết về chiến thuật của các phi công “Ace” của Việt Nam
Phương Tây viết về chiến thuật của các phi công “Ace” của Việt Nam

VOV.VN - Với chiến thuật sáng tạo, phi công Việt Nam sử dụng máy bay cũ hơn đối phó hiệu quả với lực lượng không quân đông đảo và dày dạn kinh nghiệm của Mỹ.

Phương Tây viết về chiến thuật của các phi công “Ace” của Việt Nam

Phương Tây viết về chiến thuật của các phi công “Ace” của Việt Nam

VOV.VN - Với chiến thuật sáng tạo, phi công Việt Nam sử dụng máy bay cũ hơn đối phó hiệu quả với lực lượng không quân đông đảo và dày dạn kinh nghiệm của Mỹ.

Bất ngờ về các phi công “cảm tử” của Đức Quốc xã dùng để đối đầu với Hồng quân
Bất ngờ về các phi công “cảm tử” của Đức Quốc xã dùng để đối đầu với Hồng quân

VOV.VN - Giống phát xít Nhật ở Thái Bình Dương, quân phát xít Đức ở châu Âu cũng tổ chức đơn vị phi công cảm tử của riêng mình với hy vọng lật ngược tình thế...

Bất ngờ về các phi công “cảm tử” của Đức Quốc xã dùng để đối đầu với Hồng quân

Bất ngờ về các phi công “cảm tử” của Đức Quốc xã dùng để đối đầu với Hồng quân

VOV.VN - Giống phát xít Nhật ở Thái Bình Dương, quân phát xít Đức ở châu Âu cũng tổ chức đơn vị phi công cảm tử của riêng mình với hy vọng lật ngược tình thế...

Câu chuyện phi công ace số 1 của Mỹ bắn hạ máy bay Đức và Triều Tiên
Câu chuyện phi công ace số 1 của Mỹ bắn hạ máy bay Đức và Triều Tiên

VOV.VN - Phi công Mỹ Gabreski bắn hạ nhiều máy bay địch, đạt danh hiệu ace trong 2 cuộc chiến tranh. Thế nhưng thuở đầu ông bị đánh giá là thiếu khả năng.

Câu chuyện phi công ace số 1 của Mỹ bắn hạ máy bay Đức và Triều Tiên

Câu chuyện phi công ace số 1 của Mỹ bắn hạ máy bay Đức và Triều Tiên

VOV.VN - Phi công Mỹ Gabreski bắn hạ nhiều máy bay địch, đạt danh hiệu ace trong 2 cuộc chiến tranh. Thế nhưng thuở đầu ông bị đánh giá là thiếu khả năng.