Chiến đấu cơ tàng hình F-35 có thể là một cấu phần của Bộ ba Hạt nhân Mỹ

VOV.VN - Việc thử nghiệm thành công F-35A mang bom hạt nhân chiến thuật B61-12 bên trong thân, bay ở tốc độ siêu âm khi ở chế độ tàng hình hoàn toàn để tấn công mục tiêu cho thấy, F-35A có thể trở thành một thành phần trong Bộ ba Hạt nhân Mỹ.

Kéo dài tuổi thọ và cải tiến B61-12

Bom B61-12 là vũ khí hạt nhân chiến thuật - thường được sử dụng trên chiến trường chống lại các mục tiêu như đoàn xe tăng, sở chỉ huy, đơn vị tên lửa, sân bay, bãi tiếp liệu và các mục tiêu chiến trường có giá trị cao khác của đối phương. B61-12 là bom hạt nhân sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính (INS), có công suất thấp với 4 tùy chọn - 0,3 kiloton (sức công phá tương đương 300 tấn thuốc nổ TNT), 1,5 kiloton, 10 kiloton và 50 kiloton. Để hình dung, vụ nổ hóa chất ở Beirut năm 2020 ước tính khoảng 300 đến 400 tấn TNT, trong khi quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima khoảng 15 kiloton.

Bom B61-12 sử dụng phản ứng nhiệt hạch lần đầu tiên được đưa vào trang bị cách đây 50 năm, và trong 5 thập kỷ qua, nó đã trải qua nhiều lần sửa đổi để tăng độ an toàn và độ tin cậy. Hiện Mỹ đang thực hiện chương trình kéo dài tuổi thọ bom trong lực B61-12, nhằm cải tiến, tái sử dụng hoặc thay thế các bộ phận, kéo dài tuổi thọ của bom thêm 20 năm, nâng cao tính an toàn, bảo mật cũng như hiệu quả của nó.

Các vây đuôi mới giúp cho quả bom ổn định, cho phép nó được ném từ khoảng cách lớn hơn. Lợi thế sẽ là máy bay tránh được các loại vũ khí đất đối không tầm ngắn, bao gồm tên lửa và súng, bảo vệ mục tiêu. Quả bom cũng được thiết kế để xuyên sâu vào lòng đất, nhằm tiếp cận các mục tiêu dưới lòng đất trước khi phát nổ. Các quả bom chỉ được đưa vào sử dụng thông qua Liên kết Hành động Cho phép (Permissive Action Links) - hệ thống an ninh được tích hợp sẵn yêu cầu mã ủy quyền để kích hoạt bom.

Khi ở trên không, bom sử dụng Cơ chế Cảm biến Môi trường (Environmental Sensing Mechanisms - ESM) để xác định quả bom thực sự được gắn vào máy bay, đang ở trên không, được thả ở độ cao cần thiết…, và các yếu tố khác. Nếu một trong các bước và phép kiểm tra không thành công, bom sẽ không nổ. Các quả bom cũng được thiết kế để không cho các nhóm khủng bố có cơ hội qua mặt quy tắc an toàn hoặc khai thác vật liệu phân hạch bên trong.

Chúng không thể chỉ sử dụng tuốc-nơ-vít để tháo một quả bom nhiệt hạch; các quả bom phải được tháo rời theo một trình tự cụ thể và yêu cầu sử dụng các công cụ chuyên dụng, được chế tạo riêng. Điều này làm chậm quá trình tháo gỡ và khiến các thế lực đen tối cực kỳ khó tháo gỡ thành công quả bom. Một số quả bom được cho là được gắn cơ chế tự hủy làm cháy các mạch vũ khí trong trường hợp có thế lực không được phép tiếp cận đụng đến; mục đích là câu giờ để chính phủ Mỹ xác định vị trí và thu hồi bom.

B61-12 củng cố và thay thế hầu hết các biến thể trước đây của bom trọng lực. Chương trình kéo dài tuổi thọ cho phép các nhà khoa học và kỹ sư quân sự Mỹ giải quyết sự lão hóa của các thành phần vũ khí hạt nhân, và sử dụng vũ khí mà không cần thay đổi, trong khi các thành phần khác có thể cần được tái sản xuất theo các thông số kỹ thuật ban đầu.

Tháng 9/2020, Cục Quản lý An ninh Hạt nhân Quốc gia Mỹ - cơ quan Liên bang chịu trách nhiệm cấp chứng chỉ ứng dụng hạt nhân cho Bộ Quốc phòng Mỹ đã thông báo sẽ sản xuất những quả B61-12 được cải tiến đầu tiên cùng với W88 Alt 370 vào năm tài chính 2022. Chính phủ Mỹ có kế hoạch chế tạo 480 quả B61-12.

Tàng hình cơ F-35A có thể mang bom hạt nhân

Đầu tiên B61-12 được tích hợp với F-15E Strike Eagle của Không quân Mỹ, nơi nó được gá ở giá bên ngoài. Loại vũ khí này cũng sẽ được chứng nhận để mang trên máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit của Không quân, cũng như máy bay chiến đấu F-16C/D. Như vậy, biến thể mới nhằm cải thiện khả năng hạt nhân này của Không quân Mỹ và các quốc gia đồng minh có thể được sử dụng từ các nền tảng như B-2A Spirit, F-15E Strike Eagle, F-16C/D Fighting Falcon, F-16 MLU, PA-200, F-35 và B-21 Raider.

Tháng 11/2020, giới chức Mỹ tiết lộ, ngày 25/8/2020, tàng hình cơ Lockheed Martin F-35A đã thành công khi bay nhanh hơn tốc độ âm thanh, dùng bom hạt nhân B61-12 giả tấn công mục tiêu từ độ cao 3.200 m tại bãi thử Tonopah của Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia, Nevada. Mất khoảng 42 giây để quả bom đánh trúng mục tiêu giả định trên thao trường.

Đây là một phần của cuộc trình diễn đầy đủ hệ thống vũ khí được thiết kế để tăng cường độ tin cậy cho quả bom sẽ “hoạt động khi cần thiết”; cuộc thử nghiệm mới nhất này “là một phần quan trọng” của cả chương trình F-35A và B61-12, là lần đầu tiên trình diễn sử dụng bom từ khoang chứa bom bên trong trên máy bay chiến đấu và là lần phóng B61-12 đầu tiên ở tốc độ Mach 1 trở lên.

Thử nghiệm cũng là một phần của chuỗi các cuộc trình diễn hệ thống vũ khí đầy đủ B61-12, bao gồm máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle vào tháng 3/2020 và máy bay ném bom B-2 Spirit vào tháng 7/2020. B61-12 dài 3,6 m và nặng khoảng 374 kg, có ​​thể nằm gọn trong khoang chứa vũ khí bên trong thân, có nghĩa là F-35 sẽ không hy sinh khả năng tàng hình khi mang theo bom.

Đây là cuộc thử nghiệm đầu tiên để thực hiện tất cả các hệ thống, bao gồm cơ, điện, liên lạc và phóng giữa B61-12 và F-35A, đã mở đường cho tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 được tích hợp vũ khí hạt nhân chiến thuật như một phần của bản nâng cấp Block 4 mới nhất, cũng sẽ bao gồm một loạt các sửa đổi khác nhằm cải thiện tính năng của máy bay, cho phép nó xâm nhập không phận đối phương và có thể trở thành một thành phần trong Bộ ba Hạt nhân Mỹ.

Không giống như các máy bay chiến đấu khác như F-15 và F-16 mang B61-12 bên ngoài và không có khả năng tàng hình, hoặc B-2 bay ở tốc độ cận âm, F-35 sẽ mang B61-12 bên trong và bay ở tốc độ siêu âm với chế độ tàng hình hoàn toàn. Với tín hiệu radar cực thấp, F-35 có thể hoạt động sâu bên trong lãnh thổ đối phương mà không bị phát hiện, cũng như né tránh các hệ thống phòng không tiên tiến. Theo một thông cáo báo chí của Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ, thành công này là để “ngăn chặn sự xâm lược và trấn an các đối tác và đồng minh của Mỹ”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ bí mật rút vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu?
Mỹ bí mật rút vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu?

VOV.VN - Có thông tin Mỹ đã bí mật rút một số vũ khí hạt nhân khỏi Châu Âu và không loại trừ khả năng Mỹ cắt giảm vĩnh viễn kho vũ khí hạt nhân ở Châu Âu vì hiểu rõ những rủi ro liên quan đến việc lưu giữ vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước ngoài.

Mỹ bí mật rút vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu?

Mỹ bí mật rút vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu?

VOV.VN - Có thông tin Mỹ đã bí mật rút một số vũ khí hạt nhân khỏi Châu Âu và không loại trừ khả năng Mỹ cắt giảm vĩnh viễn kho vũ khí hạt nhân ở Châu Âu vì hiểu rõ những rủi ro liên quan đến việc lưu giữ vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ nước ngoài.

Tại sao Mỹ sẽ không kiểm soát thành công nếu thiếu vũ khí hạt nhân mới
Tại sao Mỹ sẽ không kiểm soát thành công nếu thiếu vũ khí hạt nhân mới

VOV.VN - Trên trang forbes.com, chuyên gia Loren Thompson nhận định, vì các thành tố bộ ba hạt nhân răn đe và trả đũa của Mỹ đã quá lỗi thời, việc kiểm soát sẽ không thành công nếu Mỹ thiếu vũ khí hạt nhân mới… Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Tại sao Mỹ sẽ không kiểm soát thành công nếu thiếu vũ khí hạt nhân mới

Tại sao Mỹ sẽ không kiểm soát thành công nếu thiếu vũ khí hạt nhân mới

VOV.VN - Trên trang forbes.com, chuyên gia Loren Thompson nhận định, vì các thành tố bộ ba hạt nhân răn đe và trả đũa của Mỹ đã quá lỗi thời, việc kiểm soát sẽ không thành công nếu Mỹ thiếu vũ khí hạt nhân mới… Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Đã đến lúc Mỹ chấm dứt “tiêu chuẩn kép” đối với vấn đề vũ khí hạt nhân của Israel
Đã đến lúc Mỹ chấm dứt “tiêu chuẩn kép” đối với vấn đề vũ khí hạt nhân của Israel

VOV.VN - Trong nhiều thập kỷ, các Tổng thống Mỹ đã cam kết không đề cập đến kho vũ khí hạt nhân của Israel, bất chấp việc thúc đẩy không phổ biến vũ khí hạt nhân trong khu vực và thế giới. Đã đến lúc Washington nên chấm dứt “tiêu chuẩn kép” này.

Đã đến lúc Mỹ chấm dứt “tiêu chuẩn kép” đối với vấn đề vũ khí hạt nhân của Israel

Đã đến lúc Mỹ chấm dứt “tiêu chuẩn kép” đối với vấn đề vũ khí hạt nhân của Israel

VOV.VN - Trong nhiều thập kỷ, các Tổng thống Mỹ đã cam kết không đề cập đến kho vũ khí hạt nhân của Israel, bất chấp việc thúc đẩy không phổ biến vũ khí hạt nhân trong khu vực và thế giới. Đã đến lúc Washington nên chấm dứt “tiêu chuẩn kép” này.

W76-2 - Vũ khí hạt nhân chiến thuật “thực sự đáng kinh ngạc” của Mỹ?
W76-2 - Vũ khí hạt nhân chiến thuật “thực sự đáng kinh ngạc” của Mỹ?

VOV.VN - Sau tiết lộ của Tổng thống Mỹ về “vũ khí thực sự đáng kinh ngạc”, mọi ánh mắt và đồn đoán của giới thạo tin đang đổ dồn về đầu đạn hạt nhân chiến thuật W76-2.

W76-2 - Vũ khí hạt nhân chiến thuật “thực sự đáng kinh ngạc” của Mỹ?

W76-2 - Vũ khí hạt nhân chiến thuật “thực sự đáng kinh ngạc” của Mỹ?

VOV.VN - Sau tiết lộ của Tổng thống Mỹ về “vũ khí thực sự đáng kinh ngạc”, mọi ánh mắt và đồn đoán của giới thạo tin đang đổ dồn về đầu đạn hạt nhân chiến thuật W76-2.

Mỹ bí mật hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân ở Đức
Mỹ bí mật hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân ở Đức

VOV.VN - B61-12 được coi là vũ khí duy nhất có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ chiến thuật và chiến lược, giải quyết nhiều kịch bản chiến trường.

Mỹ bí mật hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân ở Đức

Mỹ bí mật hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân ở Đức

VOV.VN - B61-12 được coi là vũ khí duy nhất có khả năng hoàn thành các nhiệm vụ chiến thuật và chiến lược, giải quyết nhiều kịch bản chiến trường.

Ba Lan liệu có sẵn sàng để Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân?
Ba Lan liệu có sẵn sàng để Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân?

VOV.VN - Câu hỏi về việc rút vũ khí hạt nhân của Mỹ khỏi Đức trong những năm gần đây đã được đặt ra ngày càng thường xuyên hơn.

Ba Lan liệu có sẵn sàng để Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân?

Ba Lan liệu có sẵn sàng để Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân?

VOV.VN - Câu hỏi về việc rút vũ khí hạt nhân của Mỹ khỏi Đức trong những năm gần đây đã được đặt ra ngày càng thường xuyên hơn.