Tàu sân bay Anh, Mỹ tập trận quy mô lớn ở Vịnh Aden

VOV.VN - Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh cùng tàu sân bay và tàu đổ bộ của Mỹ đã tiến hành tập trận chung ở Vịnh Aden, trong bối cảnh nhóm tàu Anh đang thực hiện hành trình đầu tiên tới Biển Đông.

Lầu Năm Góc cho biết, tàu sân bay Anh, khinh hạm Eversten của Hải quân Hoàng gia Hà Lan, cùng nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan đã tới khu vực phía Tây Biển Arab ngày 12/7 để tiến hành “tập trận chung quy mô lớn”.

Tham gia cuộc tập trận chung còn có 1 khinh hạm lớp Duke, 2 tàu khu trục lớp Arleigh Burke, 1 tuần dương hạm tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga và tàu đổ bộ trực thăng lớp Wasp USS Iwo Jima. Khoảng 150 máy bay, trong đó có các biến thể của tiêm kích F-35 cũng tham gia cuộc tập trận.

Theo Lầu Năm Góc, cuộc tập trận của lực lượng tấn công phối hợp tập trung vào các chiến dịch tác chiến trên biển, tác chiến phòng không, tác chiến chống tàu nổi, tàu ngầm và các hoạt động chiến thuật khác.

Cuộc tập trận diễn ra gần một số khu vực quan trọng, trong đó có Yemen, Somalia và Ethiopia.

Khu vực diễn ra tập trận cũng không cách xa Iran và Afghanistan. Đặc biệt, Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Anh Tony Radakin hồi tháng 5 vừa qua từng nhấn mạnh, các máy bay từ tàu sân bay Queen Elizabeth có thể ném bom Afghanistan nếu cần thiết.

Tàu HMS Queen Elizabeth đang trong hành trình tới Thái Bình Dương để “thể hiện tuyên bố về nước Anh toàn cầu, tăng cường ảnh hưởng, sức mạnh, cam kết với các bằng hữu và tái khẳng định cam kết giải quyết các thách thức an ninh hiện nay cũng như trong tương lai”, như Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã tuyên bố về nhiệm vụ của con tàu hồi tháng 4/2021.

Được triển khai tại Yokosuka, Nhật Bản, tàu sân bay USS Ronald Reagan thường hoạt động ở các vùng biển Thái Bình Dương, nhưng đã di chuyển về phía Tây để hỗ trợ quá trình Mỹ rút quân khỏi Afghanistan.

Tàu sân bay Queen Elizabeth có kích thước nhỏ hơn so với các tàu lớp Nimitz của Mỹ, nhưng vẫn được coi là một trong những chiến hạm đáng gờm nhất và cũng lớn hơn đáng kể so với các tàu sân bay trước đây của Hải quân Anh.

“Các tàu Queen Elizabeth, Ronald Reagan, và Iwo Jima là biểu tượng cho mối quan hệ vững mạnh giữa Anh và Mỹ, cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng không quân và hải quân của chúng tôi ở Vịnh Aden hay như bất cứ nơi nào trên thế giới”, Chỉ huy nóm tác chiến tàu sân bay Anh Steve Moorhouse nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chiến cơ Mỹ lần đầu xuất kích trên tàu sân bay Anh kể từ Thế chiến 2
Chiến cơ Mỹ lần đầu xuất kích trên tàu sân bay Anh kể từ Thế chiến 2

VOV.VN - Máy bay F-35 của thủy quân lục chiến Mỹ đã cất cánh từ tàu sân bay Anh, làm nhiệm vụ trên bầu trời Trung Đông. Đây là lần đầu tiên kể từ Thế chiến 2, một máy bay chiến đấu của Mỹ xuất kích làm nhiệm vụ chiến đấu từ một từ tàu sân bay của nước ngoài.

Chiến cơ Mỹ lần đầu xuất kích trên tàu sân bay Anh kể từ Thế chiến 2

Chiến cơ Mỹ lần đầu xuất kích trên tàu sân bay Anh kể từ Thế chiến 2

VOV.VN - Máy bay F-35 của thủy quân lục chiến Mỹ đã cất cánh từ tàu sân bay Anh, làm nhiệm vụ trên bầu trời Trung Đông. Đây là lần đầu tiên kể từ Thế chiến 2, một máy bay chiến đấu của Mỹ xuất kích làm nhiệm vụ chiến đấu từ một từ tàu sân bay của nước ngoài.

Nhóm tác chiến tàu sân bay Hải quân Mỹ hoạt động ở Biển Đông
Nhóm tác chiến tàu sân bay Hải quân Mỹ hoạt động ở Biển Đông

VOV.VN - Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ đã đi vào Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng.

Nhóm tác chiến tàu sân bay Hải quân Mỹ hoạt động ở Biển Đông

Nhóm tác chiến tàu sân bay Hải quân Mỹ hoạt động ở Biển Đông

VOV.VN - Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ đã đi vào Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng.

Mục đích Anh điều tàu sân bay tới châu Á
Mục đích Anh điều tàu sân bay tới châu Á

VOV.VN - Người đứng đầu Hải quân Hoàng gia Anh, Đô đốc Tony Radakin cho rằng, chuyến đi của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth cho thấy Hải quân đang cụ thể hóa tầm nhìn về một nước “Anh toàn cầu”. Nếu chỉ là để gửi thông điệp tới Trung Quốc thì còn những cách khác tốt hơn.

Mục đích Anh điều tàu sân bay tới châu Á

Mục đích Anh điều tàu sân bay tới châu Á

VOV.VN - Người đứng đầu Hải quân Hoàng gia Anh, Đô đốc Tony Radakin cho rằng, chuyến đi của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth cho thấy Hải quân đang cụ thể hóa tầm nhìn về một nước “Anh toàn cầu”. Nếu chỉ là để gửi thông điệp tới Trung Quốc thì còn những cách khác tốt hơn.