Phần 3:

Mỹ - siêu cường về robot quân sự, bao gồm robot sát thủ

VOV.VN - Mỹ đi tiên phong trong lĩnh vực chế tạo robot quân sự hiện đại, cả loại hoạt động trên mặt đất và trên không, trực tiếp chiến đấu và hỗ trợ chiến đấu.

Theo định nghĩa của Mỹ, robot sát thủ tự động là hệ thống vũ khí một khi kích hoạt có thể chọn lọc và xử lý mục tiêu mà không cần người thao tác can thiệp.

Một robot chiến đấu của quân đội Mỹ. Ảnh: BBC.

Ước tính quân đội Mỹ đã triển khai tại Iraq và Afghanistan khoảng 12.000 robot quân sự, từ robot dò mìn MarcBot đến robot đa năng Talon (3.000 con) và PackBot (2.500 con). Số lượng robot mặt đất nhiều hơn máy bay không người lái 40% (khoảng 7.000 máy bay). Tính ra cứ 16 binh sĩ có một robot phục vụ; chỉ trong năm 2005, số lượng robot quân sự tăng từ 150 lên 5.000 con.

Năm 2013, Cơ quan nghiên cứu quốc phòng Mỹ DARPA tiết lộ về robot "WildCat” (Mèo Hoang, có bốn chân di chuyển với vận tốc 26km/h, có thể tự động đứng dậy nếu bị ngã hoặc mất thăng bằng, có thể hoạt động trong điều kiện hiểm trở, đuổi bắt, vô hiệu hóa và tiêu diệt kẻ thù). Boston Dynamics đã nghiên cứu phát triển WildCat trong vòng một năm và đang hoàn thiện robot này để nó có thể vận chuyển vũ khí, đạn dược (tối đa 180kg) tại các khu vực chiến sự.

Những robot tự động siêu nhỏ phục vụ mục đích chiến tranh, có thể bay, nhảy để thu thập dữ liệu như “Cyclocopter” (trọng lượng chỉ vài chục gram, tạo ra ít tiếng ồn - lý tưởng cho nhiệm vụ giám sát), Salto (trọng lượng 98 gram, có thể nhảy với tốc độ 2 m/giây ở trên nhiều địa hình khác nhau, có thể sử dụng trong các không gian hạn chế) ... và kết nối chúng với nhau đang được nhiều viện nghiên cứu quân sự và dân sự nghiên cứu phát triển.

Lầu Năm Góc đang có dự án máy bay không người lái Perdix hoạt động theo nhóm. Năm 2016, quân đội Mỹ đã thử nghiệm cho ba phi cơ thả 103 máy bay con Perdix dài chỉ 16cm. Perdix hoạt động tự động, có thể phối hợp bay theo đội hình và con người, sẽ làm nhiệm vụ tình báo-giám sát-trinh sát (ISR) và tấn công theo chương trình cài đặt hoặc tình huống bất ngờ xảy ra.

Quân đội Mỹ vừa ký kết hợp đồng trị giá 39,6 triệu USD để mua UAV Black Hornet (Ong bắp cày đen, dài chưa đến 17cm, nặng 28 gram, tầm hoạt động 2km, tốc độ bay tối đa 6 m/s, bay liên tục trong vòng 30 phút và truyền được video trực tiếp cũng như chụp ảnh độ phân giải cao để phục vụ cho mục đích gián điệp, giúp họ có thể dễ dàng do thám quân địch, khảo sát địa hình...). Quân đội Mỹ cũng đã ký hợp đồng trị giá 152 triệu USD mua các loại robot xách tay (Dragon Runner-10 nặng 5kg và Dragon Runner-20 nặng 9kg) có khả năng trinh sát theo chương trình CRS (I).

Mỹ đang nghiên cứu chế tạo UAV XQ-58A Valkyrie để làm phương tiện bay theo sự dẫn dắt trong đội hình các tốp tiêm kích. Các UAV này sẽ có thể làm nhiệm vụ trinh sát, che chắn bảo vệ tiêm kích dẫn dắt, tiến hành không chiến cơ động hoặc bảo đảm chi viện hỏa lực cho các đơn vị mặt đất từ trên không. Tháng 8/2018, sau khi cuộc họp của nhóm các chuyên gia chính phủ của Liên Hợp Quốc về các robot chiến đấu ở Geneva kết thúc mà hầu như không có kết quả, Mỹ đã công bố lộ trình phát triển robot chiến đấu, trong đó có dự tính nâng cao mức độ độc lập của chúng nhờ sử dụng các công nghệ mạng neuron.

DARPA đang có dự án phát triển UAV cỡ nhỏ mang tên Gremlins, có thể phát tín hiệu giả thu hút tên lửa phòng không, gây nhiễu radar, dò tìm và xác định tín hiệu radar đối phương. Tính năng đáng sợ nhất của Gremlins là khả năng phối hợp tác chiến kiểu bầy đàn khi máy bay phóng hàng chục, thậm chí hàng trăm Gremlins để mô phỏng tín hiệu của chiến đấu cơ khi thực hiện chiến dịch tập kích quy mô lớn, khiến đối phương choáng ngợp. Ý tưởng các chuyên gia Mỹ là dùng chúng để thu hút hỏa lực của đối phương và buộc đối phương để lộ vị trí để tiêu diệt. Với cách đánh này, Mỹ có thể dễ dàng vô hiệu hóa các hệ thống phòng không hiện đại như tổ hợp S-300, S-400 của Nga.

Hãng Boeing và đối tác Australia vừa công bố mô hình tiêm kích không người lái (Airpower Teaming System - ATS) được cho là có thể đáp ứng yêu cầu tác chiến tại những chiến trường khốc liệt. Theo thiết kế, ATS có chiều dài 11,7 m, tốc độ tối đa 3.200km/h, có khả năng mang vũ khí, được điều khiển từ trạm mặt đất hoặc tiêm kích có người lái mà nó bay kèm, có khả năng trinh sát trong điều kiện tác chiến điện tử hay tấn công các vị trí của đối phương. Mẫu trình diễn công nghệ có tên Loyal Wingman đang được hoàn thiện và sẽ cất cánh vào năm 2020.

Tướng Robert Cole phụ trách Bộ chỉ huy huấn luyện và học thuyết (TRADOC) của lục quân Mỹ cho biết, đến năm 2030-2040, đơn vị chiến đấu cấp lữ đoàn sẽ được tái cấu trúc từ 4.000 quân xuống còn 3.000 quân. DARPA đang nghiên cứu giảm quân số tiểu đội-cấp tác chiến thấp nhất và thay vào đó là robot quân sự; dự kiến đến năm 2020 quân đội Mỹ sẽ có 30% là robot. (Còn nữa)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khám phá xe tăng robot cảm tử của Nga
Khám phá xe tăng robot cảm tử của Nga

VOV.VN - Quân đội Nga đang thử nghiệm loại robot cảm tử có thể bí mật tiến gần mục tiêu, mang theo thuốc nổ, và thực hiện phá hủy xe tăng, công sự địch.

Khám phá xe tăng robot cảm tử của Nga

Khám phá xe tăng robot cảm tử của Nga

VOV.VN - Quân đội Nga đang thử nghiệm loại robot cảm tử có thể bí mật tiến gần mục tiêu, mang theo thuốc nổ, và thực hiện phá hủy xe tăng, công sự địch.

Ám ảnh trận chiến của quân đội Mỹ nhằm lật đổ Tổng thống Iraq Hussein
Ám ảnh trận chiến của quân đội Mỹ nhằm lật đổ Tổng thống Iraq Hussein

VOV.VN - Cáo buộc Iraq sở hữu vũ khí hóa học, quân đội Mỹ mở chiến dịch “Tự do Iraq”, tung ra các đòn sấm sét để lật đổ chính quyền Tổng thống Saddam Hussein.

Ám ảnh trận chiến của quân đội Mỹ nhằm lật đổ Tổng thống Iraq Hussein

Ám ảnh trận chiến của quân đội Mỹ nhằm lật đổ Tổng thống Iraq Hussein

VOV.VN - Cáo buộc Iraq sở hữu vũ khí hóa học, quân đội Mỹ mở chiến dịch “Tự do Iraq”, tung ra các đòn sấm sét để lật đổ chính quyền Tổng thống Saddam Hussein.

Robot chiến đấu - sát thủ máu lạnh trên chiến trường
Robot chiến đấu - sát thủ máu lạnh trên chiến trường

VOV.VN - Robot chiến đấu được coi là cuộc cách mạng công nghệ thứ ba, sau thuốc súng và vũ khí hạt nhân.

Robot chiến đấu - sát thủ máu lạnh trên chiến trường

Robot chiến đấu - sát thủ máu lạnh trên chiến trường

VOV.VN - Robot chiến đấu được coi là cuộc cách mạng công nghệ thứ ba, sau thuốc súng và vũ khí hạt nhân.

Mỹ chạy đua chế tạo robot sát thủ quân sự với Nga và Trung Quốc
Mỹ chạy đua chế tạo robot sát thủ quân sự với Nga và Trung Quốc

VOV.VN - Mỹ đang lo ngại bị lạc hậu so với Nga và Trung Quốc về công nghệ robot sát thủ sử dụng trên chiến trường.

Mỹ chạy đua chế tạo robot sát thủ quân sự với Nga và Trung Quốc

Mỹ chạy đua chế tạo robot sát thủ quân sự với Nga và Trung Quốc

VOV.VN - Mỹ đang lo ngại bị lạc hậu so với Nga và Trung Quốc về công nghệ robot sát thủ sử dụng trên chiến trường.

Cận chiến trên không: Tiêm kích F-15C (Mỹ) có thể hạ gục Su-57 (Nga)?
Cận chiến trên không: Tiêm kích F-15C (Mỹ) có thể hạ gục Su-57 (Nga)?

VOV.VN - Siêu tiêm kích Su-57 của Nga có nhiều lợi thế nhưng không quân Mỹ và các nhà thầu của họ vẫn tìm cách khắc chế Su-57 bằng máy bay F-15C.

Cận chiến trên không: Tiêm kích F-15C (Mỹ) có thể hạ gục Su-57 (Nga)?

Cận chiến trên không: Tiêm kích F-15C (Mỹ) có thể hạ gục Su-57 (Nga)?

VOV.VN - Siêu tiêm kích Su-57 của Nga có nhiều lợi thế nhưng không quân Mỹ và các nhà thầu của họ vẫn tìm cách khắc chế Su-57 bằng máy bay F-15C.