Không quân Ấn Độ “quá lời” về ưu thế Su-30 Nga trước Typhoon của Anh?

VOV.VN - Sau cuộc không chiến mô phỏng, các phi công Anh đã phản bác các phi công Ấn Độ cho rằng Su-30 chiếm ưu thế tuyệt đối trước Typhoon.


Vào tháng 7/2015, các chiến đấu cơ Sukhoi Su30 MKI của Không quân Ấn Độ đã tham gia vào cuộc tập trận không quân Indradhanush 2015 cùng với các chiến đấu cơ Typhoon FGR4 của Không quân Hoàng gia Anh. Cuộc tập trận 10 ngày tại căn cứ Không quân Anh Coningsby đã gây ra tranh cãi về các kết quả mà phía Không quân Ấn Độ đưa ra.

Tiêm kích cơ Typhoon (trái) đọ sức với tiêm kích cơ Su-30. Ảnh: TheAviationist.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn với trang tin NDTV của Ấn Độ, Đại tá Ashu Srivastav, chỉ huy của Không quân Ấn Độ trong cuộc tập trận đó cho biết, các phi công của ông đã diễn tập “xuất sắc” và đội bay của ông đã giành chiến thắng tuyệt đối 12-0 trước các máy bay tiêm kích của Anh trong một loạt kịch bản cận chiến trên không. “Chiến thắng” vang dội này bao gồm một chiếc Su-30 đối đầu cùng lúc với 2 chiếc Typhoon và bắn hạ được 2 chiếc này.

Trích đoạn trên trang web NDTV về cuộc không chiến giả định: “Tuần diễn tập đầu tiên, Su-30 mà NATO quen gọi là Flanker, đọ sức trong một series kịch bản không chiến cự ly gần. Đầu tiên là 1 chọi 1, trong đó một máy bay phản lực sẽ giao chiến với máy bay đối phương trong nội dung “Trong tầm ngắm thị giác” (WVR), bắn tên lửa mô phỏng trong cự ly 2 dặm. Cuộc diễn tập bước sang cấp độ giao chiến 2 chọi 2, trong đó 2 chiếc Eurofighter Typhoon đấu với 2 chiếc Su-30, và nội dung 2 chọi 1, trong đó 2 chiếc Sukhoi đối đầu với 1 chiếc Typhoon và ngược lại. Đáng kể, trong bài diễn tập 1 Su-30 đối đầu với 2 Typhoon, chiến đấu cơ của Ấn Độ đã giành chiến thắng, “bắn hạ” được cả 2 máy bay địch”.

Như vậy, theo viên sĩ quan Ấn Độ, Su-30 không chỉ chiếm ưu thế trong các cuộc đấu 1-1, 2-2 mà còn khi đơn thương độc mã chiến đấu cùng lúc với 2 Typhoon.

Ngay lập tức phía không quân Anh có phản ứng, dù không quá đi vào chi tiết. Theo một nguồn tin không quân Anh được báo điện tử Independent (của Anh) trích dẫn thì các tuyên bố của phía Ấn Độ “rõ ràng được thiết kế để hướng tới công chúng trong nước”.

Tờ Independent dẫn nguồn tin không quân Anh: “Các tít báo của truyền thông Ấn Độ không có mối liên hệ nào tới các kết quả từ các kịch bản chiến thuật được hoàn thành trong cuộc tập trận, dưới bất cứ hình thức nào”.

Một trang blog của Bộ Quốc phòng Anh về chủ đề này đã viết như sau: “Các năng lực quân sự tiên tiến hiếm khi được trình diễn tới giới hạn cao nhất, đặc biệt là trong các cuộc diễn tập với máy bay của nước ngoài. Cuộc tập trận lần này cũng không phải là ngoại lệ”.

Trong khi đó, một phát ngôn viên của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) chỉ nói: “Phân tích của chúng tôi không như những gì người ta đã phản ánh. Các phi công RAF và máy bay Typhoon đã trình diễn tốt trong suốt cuộc diễn tập cùng với Không quân Ấn Độ (IAF). Cả hai lực lượng không quân đã học hỏi được rất nhiều từ cuộc tập trận và RAF mong muốn có cơ hội tiếp theo được diễn tập cùng với IAF”.

Như vậy, kết quả của các cuộc giao đấu máy bay là không rõ ràng. Tuy nhiên có mấy điều cần phải phải lưu tâm.

Thứ nhất, mục đích của các cuộc diễn tập như thế này thường là để nghiên cứu đối thủ, tìm hiểu về chiến thuật và chiến lược của đối phương, trong khi có thể không phô diễn cho “đối phương” biết sức mạnh đầy đủ của hệ thống vũ khí của mình.

Thứ hai, tỷ lệ “bắn hạ” thường phụ thuộc vào kịch bản giao đấu. Quy tắc giao chiến và phương tiện hỗ trợ sẽ ảnh hưởng đến số lượng máy bay bị bắn hạ trong cuộc chiến mô phỏng.

Các phi công Ấn Độ và Anh tham gia trong trận diễn tập không quânIndradhanush 2015. Ảnh: NDTV.

Sau cuộc diễn tập vừa rồi giữa Không quân Anh và Ấn Độ, một nguồn tin từ không quân Anh cho biết, họ đã chiến đấu “chấp một tay” trước các đối thủ.

Trước đây trong cuộc tập trận Cope India 04, Ấn Độ cũng tuyên bố Su-30 của họ giành thắng lợi vang rền, với tỷ lệ bắn hạ 9:1 trước các chiến đấu cơ F-15C của Không quân Mỹ.

Trong vụ này, tỷ số bắn hạ 9:1 nghiêng về Ấn Độ đã được xác nhận. Nhưng phải giải thích thêm rằng, F-15 thiếu một hệ thống quét điện tử chủ động tiên tiến và phải tham chiến trong kịch bản mà ở đó 6 chiếc Eagle phải đối đầu với tận 18 chiến đấu cơ của Ấn Độ và không có cơ hội mô phỏng hoạt động bắn tên lửa ngoài tầm ngắm thị giác (BVR) do yêu cầu từ phía Ấn Độ.

Hơn nữa trong bối cảnh xem xét ngân sách để mua F-22, một số nhà phân tích cho rằng Không quân Mỹ cố tình tham gia vào kịch bản khó khăn này để nhận được tiền tậu thêm máy bay Raptor. Như vậy là còn có yếu tố “tuyên truyền” nội bộ và marketing.

Trở lại trận không chiến mô phỏng Ấn-Anh, ở đây có 2 kịch bản giao chiến. Thứ nhất là Trong tầm ngắm thị giác (WVR), trong đó tên lửa mô phỏng được bắn tới cự ly 2 dặm (xấp xỉ 3,2km), và Ngoài tầm ngắm thị giác (BVR).

Trong kịch bản WVR, Sukhoi Su-30 sẽ có ưu thế vượt trội trước Typhoon do Su-30 là máy bay có độ linh hoạt cao. Đây cũng là điều mà Đại tá Ấn Độ Srivastav tuyên bố.

Nhưng khi đến nội dung chiến đấu BVR, thì Đại tá Srivastav không còn khoe nhiều nữa mà thừa nhận “không có gì bất ngờ khi Không quân Ấn Độ mất một hoặc hai chiếc phản lực”.

Tỷ số bắn hạ 12-0 được cho là phóng đại, đồng thời làm méo mó hình ảnh về năng lực tác chiến thực sự. Trong không chiến hiện đại, mục đích của tiêm kích cơ, đặc biệt là những loại như Typhoon, là đón đánh máy bay địch như Su-30MKI từ cự ly xa của BVR. Các chuyên gia Anh cho biết, chỉ trong các trường hợp hy hữu, hai máy bay này mới giao chiến ở cự ly gần WVR.

Thế nhưng, trước các phản bác trên, một vị tướng không quân về hưu của Ấn Độ tên là Harish Masand tỏ ý không đồng tình. Vị tướng này là cựu phi công chiến đấu từng giành danh hiệu Vir Chakra trong trận chiến 1971. Ông cho biết: “Bất cứ thứ gì phụ thuộc vào điện tử, cho dù là ở cự ly WVR hay BVR, đều luôn có đối sách và đối đối sách. Trước một đối phương mạnh ngang hàng, ta phải lao vào cận chiến thì mới mong giành được ưu thế trên không”.

Nhìn ngược lại lịch sử thì thấy Không quân Ấn Độ có xu hướng đề cao bản thân.

Trong cuộc tập trận không quân Indradhanush năm 2007, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ra hẳn một thông cáo khẳng định ưu thế trên không của mình: “Các phi công Anh đã thẳng thắn thừa nhận tính năng cơ động ưu thế của Su-30 MKI như họ đã nghiên cứu, chuẩn bị và dự đoán”.

Trong khi đó, trong cuộc tập trận Indrcadhanush năm 2011, các chiến đấu cơ của Anh đã đánh bại các đối thủ khách đến từ Ấn Độ. Khi ấy tư lệnh Không quân Anh Stephen Dalton chỉ bình luận hết sức ngắn gọn: “Vâng, họ thua”.

Một điểm nhỏ đáng lưu ý: Nếu cuộc tập trận Indrcadhanush thực sự chứng minh Sukhoi Su-30 MKI ưu việt hơn hẳn Typhoon thì vì sao Ấn Độ lại tốn tiền mua tới 36 chiến đấu cơ Rafale chứ không phải là Sukhoi?/.

>> Xem thêm: 5 lực lượng không quân mạnh nhất thế giới mọi thời đại

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

5 lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới mọi thời đại
5 lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới mọi thời đại

VOV.VN - Ra đời sau nhưng không quân đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong tác chiến hiện đại. Mỹ và Anh nằm trong 5 quốc gia hùng mạnh nhất về không quân.

5 lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới mọi thời đại

5 lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới mọi thời đại

VOV.VN - Ra đời sau nhưng không quân đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong tác chiến hiện đại. Mỹ và Anh nằm trong 5 quốc gia hùng mạnh nhất về không quân.

Vì sao Su-30MKI Ấn Độ thắng tuyệt đối Typhoon Anh?
Vì sao Su-30MKI Ấn Độ thắng tuyệt đối Typhoon Anh?

Tiêm kích Sukhoi Su-30 MKI giành thành tích tuyệt đối 12-0 trong cuộc cận chiến với các tiêm kích Typhoon.

Vì sao Su-30MKI Ấn Độ thắng tuyệt đối Typhoon Anh?

Vì sao Su-30MKI Ấn Độ thắng tuyệt đối Typhoon Anh?

Tiêm kích Sukhoi Su-30 MKI giành thành tích tuyệt đối 12-0 trong cuộc cận chiến với các tiêm kích Typhoon.

5 lực lượng hải quân hùng mạnh nhất hành tinh thời hiện đại
5 lực lượng hải quân hùng mạnh nhất hành tinh thời hiện đại

VOV.VN - Hiện nay có 5 hải quân được đánh giá là mạnh nhất hành tinh dựa trên cả các sứ mệnh truyền thống và các thách thức phi truyền thống.

5 lực lượng hải quân hùng mạnh nhất hành tinh thời hiện đại

5 lực lượng hải quân hùng mạnh nhất hành tinh thời hiện đại

VOV.VN - Hiện nay có 5 hải quân được đánh giá là mạnh nhất hành tinh dựa trên cả các sứ mệnh truyền thống và các thách thức phi truyền thống.

5 lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới từ cổ chí kim
5 lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới từ cổ chí kim

VOV.VN - Hải quân mạnh góp phần bảo vệ cả một nền văn minh và mở rộng ảnh hưởng quốc gia. Dưới đây là 5 hải quân được coi là mạnh nhất từ cổ đại tới hiện đại.

5 lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới từ cổ chí kim

5 lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới từ cổ chí kim

VOV.VN - Hải quân mạnh góp phần bảo vệ cả một nền văn minh và mở rộng ảnh hưởng quốc gia. Dưới đây là 5 hải quân được coi là mạnh nhất từ cổ đại tới hiện đại.

Chiến thuật của đại đội xe tăng Panzer Đức Quốc xã
Chiến thuật của đại đội xe tăng Panzer Đức Quốc xã

VOV.VN - Các hướng dẫn chiến thuật dưới đây dành cho đơn vị xe tăng PzKw4 hạng trung của Đức, được tình báo Mỹ tóm tắt lại từ tài liệu Đức trong Thế chiến 2.

Chiến thuật của đại đội xe tăng Panzer Đức Quốc xã

Chiến thuật của đại đội xe tăng Panzer Đức Quốc xã

VOV.VN - Các hướng dẫn chiến thuật dưới đây dành cho đơn vị xe tăng PzKw4 hạng trung của Đức, được tình báo Mỹ tóm tắt lại từ tài liệu Đức trong Thế chiến 2.