Thống đốc NHNN: Lượng lớn vàng, USD trong dân đã “chảy” vào nền kinh tế

VOV.VN - Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, lượng lớn vàng, USD trong dân đã được chuyển hóa vào nền kinh tế.

Lượng lớn vàng, tiền trong dân đã được chuyển hóa vào nền kinh tế

Chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng trước Quốc hội chiều nay (16/11), đại biểu Nguyễn Sơn (đoàn Hà Tĩnh) cho rằng, hiện nay lượng vàng, tiền người dân nắm giữ còn lớn. Ông Sơn hỏi Thống đốc về quan điểm và giải pháp huy động nguồn nội lực này để “ích nước lợi nhà”?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sơn

Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, giải pháp huy động vàng trong dân căn cơ nhất, bền vững, khả thi nhất là Chính phủ và các bộ ngành cần kiên định mục tiêu điều hành ổn định kinh tế vĩ mô, củng cố giá trị đồng Việt Nam, tạo dựng lòng tin của doanh nghiệp... Trên cơ sở đó sẽ khiến nguồn vốn không bỏ vào tài sản tài chính như vàng, ngoại tệ mà đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, ông Hưng lưu ý, việc này cần có thời điểm và lộ trình để chuyển hóa nguồn lực.

Theo Thống đốc NHNN, trước đây Việt Nam tốn nhiều ngoại tệ nhập khẩu vàng, để thị trường có tác động gây bất ổn. Nhiều năm qua thị trường này ổn định, không mất ngoại tệ nhập vàng; thị trường đang tự điều tiết. Như vậy đã chuyển hóa một phần nguồn lực lớn từ vàng sang nền kinh tế.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng

Ngoại tệ cũng là nguồn lực rất quan trọng. Vừa qua áp dụng trần lãi suất huy động ngoại tệ là 0%, nguồn lực đó thực tế chuyển hóa qua VND. Thị trường ngoại hối hiện có tỷ giá ổn định, mua được lượng lớn ngoại tệ từ người dân bán cho các tổ chức tín dụng. Nếu kiên định, giải pháp như vậy sẽ tốt, ông Hưng khẳng định.

Cũng chất vấn Thống đốc Lê Minh Hưng về huy động nguồn lực trong dân, đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) nhận định: Vốn trong dân rất lớn, nếu có chính sách, dân có niềm tin thì giúp đất nước.

Đại biểu Nhường dẫn chứng trường hợp của ông Trịnh Văn Bô hiến 5.000 lượng vàng cho cách mạng. Ông Nhường hỏi Thốn đốc NHNN có chính sách gì để huy động trong dân? Để huy động thì Thống đốc có cam kết tiền gửi của người dân khi phá sản thì bảo hiểm chi trả thế nào?

Đại biểu Quốc hội Lê Công Nhường

Thống đốc Lê Minh Hưng nêu rõ quan điểm là trong bất cứ trường hợp nào, xử lý phương án tổ chức tín dụng mục tiêu đầu tiên là an ninh kinht ế, an toàn trật tự xã hội, hệ thống ngân hàng, củng cố lòng tin và bảo đảm lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Dự thảo Luật tín dụng sửa đổi đề xuất nội dung cụ thể, có cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ, xử lý trong nhiều tình huống khác nhạu. Mục tiêu xuyên suốt là an toàn hoạt động, lòng tin người gửi tiền, ông Hưng nhấn mạnh.

Bitcoin không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp

Ngoài ra, đại biểu Lê Công Nhưỡng cũng muốn biết quan điểm Thống đốc NHNN về việc mới đây FPT thí điểm thu học phí của sinh viên nước ngoài thông qua Bitcoin, và mong muốn Chính phủ sớm tìm lời giải cho đồng tiền số này.

Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định, Bbitcoin là vấn đề không chỉ của Việt Nam. Nhiều nước còn đang nghiên cứu điều chỉnh và quản lý đồng tiền mã hóa này. Có một số nước có nguyên tắc cách thức quản lý, có nước cấm tuyệt đối, có nước chỉ khuyến cáo, có nước coi đây là phương tiện thanh toán.

Bitcoin chưa phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Namm (Ảnh minh họa: Bloomberg)

Với Việt Nam, ông Lê Minh Hưng nêu rõ, quan điểm của NHNN đã có ý kiến nhiều lần và có thông cáo. Quy định pháp luật hiện hành thì đây ko hải là đồng tiền pháp định, nên coi phương tiện thanh toán là không đúng.

Nhìn nhận dưới góc độ là tài sản, hàng hoá thì vẫn còn ý kiến khác nhau. Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì nghiên cứu đề án khuôn khổ pháp lý quản lý tiền ảo, trong đó có Bitcoin, ông Hưng cho hay.

Thống đốc cũng nhận định, xu thế phát triển cần có khung khổ pháp lý phù hợp. Còn việc FPT, ông Hưng cho biết, hiện chưa nhận được đề xuất chi tiết, khi nhận được, trong thẩm quyền sẽ giao đơn vị nghiên cứu hướng dẫn và tổ chức liên quan thực hiện đúng luật hiện hành, ngoài thẩm quyền thì báo cáo Chính phủ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Huy động vàng trong nền kinh tế tạo cho thị trường tâm lý bất ổn
Huy động vàng trong nền kinh tế tạo cho thị trường tâm lý bất ổn

VOV.VN - Ngân hàng Nhà nước cần kiên định con đường tách vàng và ngoại tệ ra khỏi lưu thông và đưa vào vận hành theo các nguyên tắc của thị trường tài sản.

Huy động vàng trong nền kinh tế tạo cho thị trường tâm lý bất ổn

Huy động vàng trong nền kinh tế tạo cho thị trường tâm lý bất ổn

VOV.VN - Ngân hàng Nhà nước cần kiên định con đường tách vàng và ngoại tệ ra khỏi lưu thông và đưa vào vận hành theo các nguyên tắc của thị trường tài sản.

Bitcoin, tiền điện tử có phải là tiền tệ tương lai?
Bitcoin, tiền điện tử có phải là tiền tệ tương lai?

VOV.VN - Bitcoin hiện chưa được pháp luật Việt Nam công nhận là tiền tệ, nhưng sự tăng giá mạnh của đồng tiền này ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư.

Bitcoin, tiền điện tử có phải là tiền tệ tương lai?

Bitcoin, tiền điện tử có phải là tiền tệ tương lai?

VOV.VN - Bitcoin hiện chưa được pháp luật Việt Nam công nhận là tiền tệ, nhưng sự tăng giá mạnh của đồng tiền này ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư.

Huy động vàng, ngoại tệ trong dân: Hiểu đúng thế nào?
Huy động vàng, ngoại tệ trong dân: Hiểu đúng thế nào?

Thủ tướng Chính phủ chính thức chốt lại quan điểm có nhiều tranh luận những năm qua...

Huy động vàng, ngoại tệ trong dân: Hiểu đúng thế nào?

Huy động vàng, ngoại tệ trong dân: Hiểu đúng thế nào?

Thủ tướng Chính phủ chính thức chốt lại quan điểm có nhiều tranh luận những năm qua...

Đại biểu Quốc hội đề nghị luật hóa giao dịch Bitcoin và thu thuế
Đại biểu Quốc hội đề nghị luật hóa giao dịch Bitcoin và thu thuế

VOV.VN - Sức “nóng” của tiền điện tử Bitcoin “len lỏi” vào bàn nghị sự sau khi NHNN công bố chưa công nhận đồng tiền này là phương tiện thanh toán hợp pháp.

Đại biểu Quốc hội đề nghị luật hóa giao dịch Bitcoin và thu thuế

Đại biểu Quốc hội đề nghị luật hóa giao dịch Bitcoin và thu thuế

VOV.VN - Sức “nóng” của tiền điện tử Bitcoin “len lỏi” vào bàn nghị sự sau khi NHNN công bố chưa công nhận đồng tiền này là phương tiện thanh toán hợp pháp.