Những lợi ích và tác dụng phụ của trà hoa oải hương bạn cần biết

VOV.VN - Trà hoa oải hương giúp thư giãn, giảm co thắt cơ bắp, chống viêm, cải thiện tâm trạng,...  Tuy nhiên nó cũng có một số tác dụng phụ cần lưu ý.

Giảm căng thẳng: Các chất làm dịu tự nhiên của trà hoa oải hương cùng với các hoạt tính của nó rất có lợi cho những người thường xuyên căng thẳng. Nó có thể kích thích giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh để ngăn ngừa sự kiệt sức về tinh thần. Ngoài ra, trà này cũng cũng có tác dụng giảm đau.
Sức khỏe tiêu hóa: Các hoạt chất trong trà hoa oải hương có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh. Hàm lượng khoáng chất cũng giúp cải thiện sự hấp thu của đường tiêu hóa, giúp bạn không bị khó tiêu, táo bón, đầy bụng. Ngoài ra trà còn có chất chống co giật và chống co thắt giúp giải quyết cơn đau dạ dày và điều chỉnh chuyển động của ruột.
Sức khỏe tim mạch: Trà hoa oải hương có đặc tính chống co thắt và giảm cholesterol, làm cho nó trở thành một chất bổ sung tốt cho tim. Bằng cách hạ thấp mức cholesterol LDL, loại bỏ mảng bám trong động mạch và mạch máu, đồng thời cũng làm loãng máu để giảm nguy cơ xuất hiện cục máu đông. Trà này làm giảm đáng kể nguy cơ bị xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Da: Các chất chống oxy hoá và các hợp chất dễ bay hơi tìm thấy trong các loại dầu hoa oải hương có thể tìm ra và vô hiệu hoá các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do này có thể gây ra bệnh mãn tính, các dấu hiệu lão hóa sớm, nếp nhăn và viêm, nhưng trà oải hương có thể giúp làm giảm các triệu chứng đó, làm cho da bạn căng và mịn màng.
Viêm: Trà hoa oải hương có thể làm giảm nhức đầu, sốt, kích ứng da, đau khớp và các triệu chứng viêm. Viêm có thể có nhiều hình thức khác nhau và có thể dẫn đến stress, nhưng các hợp chất có trong trà này có thể ngăn chặn phản ứng tự nhiên của cơ thể.
Rối loạn giấc ngủ: Nhiều người thích uống trà vào buổi tối bởi vì nó có tính chất làm dịu và giải phóng hormon gây căng thẳng. Nếu bạn bị mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ thường xuyên, một ly trà oải hương có thể cung cấp một giấc ngủ sâu và một cảm giác tươi vào buổi sáng.
Các tác dụng phụ của trà hoa oải hương bao gồm kích ứng da, buồn nôn, nôn mửa khi uống quá nhiều. Một số tác dụng phụ có thể khá nghiêm trọng khi hoa oải hương bị nhiễm vào một lượng chất độc hại. Khi mang thai, việc sử dụng hoa oải hương không được khuyến cáo vì nó có thể kích thích kinh nguyệt, có thể dẫn đến sẩy thai hoặc các biến chứng khác ở phụ nữ có thai. 
Cholesterol thấp: Do tính chất giảm cholesterol của trà này, nếu bạn đã dùng thuốc cholesterol thì các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Chống đông máu: Trà này có tính chống đông máu, rất tốt cho sức khoẻ tim mạch, nhưng nếu bạn đã dùng thuốc loãng máu, nó có thể rất nguy hiểm, đặc biệt là trước khi trải qua phẫu thuật.
Kích ứng da: Uống trà hoa oải hương quá mức có thể làm tăng độ nhạy của da mặt và cũng có thể gây kích ứng hay phát ban. Nếu bạn gặp bất kỳ phản ứng phụ nào trong số này, hãy ngừng sử dụng trà oải hương ngay, nếu tác dụng phụ xảy ra nghiêm trọng, bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn. 
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tập thể dục khi mang thai có ảnh hưởng em bé không?
Tập thể dục khi mang thai có ảnh hưởng em bé không?

VOV.VN - Tập thể dục khi mang thai giúp bạn tăng cường sức khỏe và sẵn sàng vượt cạn thành công.

Tập thể dục khi mang thai có ảnh hưởng em bé không?

Tập thể dục khi mang thai có ảnh hưởng em bé không?

VOV.VN - Tập thể dục khi mang thai giúp bạn tăng cường sức khỏe và sẵn sàng vượt cạn thành công.

Tuyệt chiêu chữa môi khô, nứt nẻ mùa đông
Tuyệt chiêu chữa môi khô, nứt nẻ mùa đông

VOV.VN - Mùa đông thiếu độ ẩm gây ra vết nứt nẻ cũng như đau đớn trên môi, đây là một số cách dễ dàng và hiệu quả để giữ môi không bị khô và nứt nẻ.

Tuyệt chiêu chữa môi khô, nứt nẻ mùa đông

Tuyệt chiêu chữa môi khô, nứt nẻ mùa đông

VOV.VN - Mùa đông thiếu độ ẩm gây ra vết nứt nẻ cũng như đau đớn trên môi, đây là một số cách dễ dàng và hiệu quả để giữ môi không bị khô và nứt nẻ.