TP HCM triệt phá đường dây làm bằng giả có quy mô cực lớn

Bằng giả của đường dây này giống 99% bằng thật, không thể phân biệt bằng mắt thường.

Ảnh minh họa. (Ảnh: Thế Vinh/TTXVN)

Ngày 13/4, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) - Bộ Công an cho biết cơ quan công an đang tạm giữ hình sự 10 đối tượng trong một đường dây bằng giả tại các tỉnh phía Nam.

Hàng chục trinh sát của C45 phối hợp với các đơn vị liên quan đã tiến hành khám xét chỗ ở của các đối tượng ở nhiều địa điểm tại TP HCM, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bến Tre vào sáng cùng ngày.

Các đối tượng bị tạm giữ để điều tra về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức" gồm Lê Tấn Cường (sinh năm 1986, quê Bình Định, ngụ quận Thủ Đức, TP HCM), Lữ Minh Trí (sinh năm 1983, quê Quảng Ngãi, ngụ quận 9, TP HCM), Lữ Minh Tâm (sinh năm 1990, em ruột của Trí), Lê Minh Tuấn (sinh năm 1992, quê Bình Định, ngụ TP HCM), Trần Tư Dũng (sinh năm 1961, quê Tiền Giang, ngụ huyện Hóc Môn, TP HCM), Hồ Thị Thanh Vy (sinh năm 1987, ngụ Bến Tre), Lưu Thành Tâm (sinh năm 1962, quê Vĩnh Long, ngụ quận Tân Phú, TP HCM), Vũ Phong Lưu (sinh năm 1995, chú của Tâm), Tạ Xuân Thủy (sinh năm 1990, ngụ quận 9, TP HCM), Nguyễn Anh Tuấn (sinh năm 1984, quê Hà Tĩnh, ngụ Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai). Trong đó, đối tượng Lê Tấn Cường được xác định vai trò chủ mưu.

Vào đầu năm 2015, các trinh sát của C45 phát hiện nhiều trang web có nội dung quảng cáo công khai dịch vụ làm bằng cấp, chứng chỉ. Cụ thể, các nội dung các tin rao thường là Cung cấp chứng chỉ Bộ Giáo dục- Đào tạo do các trường Đại học từ Bắc vào Nam giá 800.000-1,5 triệu đồng/cái; bằng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Trung học phổ thông các loại giá 5-7 triệu đồng/cái; TOEIC IIG quốc tế cấp giá 5-7 triệu đồng/cái; chứng chỉ Anh văn châu Âu A2, B1, B2, C1, C2 giá 5-7 triệu đồng/cái.

Đánh giá đây là một đường dây làm bằng giả quy mô cực lớn, “cung cấp” toàn quốc, Phòng 4-C45 đã báo cáo lãnh đạo Tổng Cục Cảnh sát và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội để xác lập chuyên án đấu tranh vào tháng 2/2016. Qua điều tra, theo dõi, trinh sát nhận thấy các đối tượng này rao bán bằng cấp công khai, nhưng các thủ đoạn tiếp nhận thông tin; giao nhận tiền, bằng rất tinh vi, bí mật. Khách hàng có nhu cầu liên hệ với số điện thoại đăng trên trang web, rồi gửi thông tin cho các đối tượng qua hòm thư điện tử. Sau đó, các đối tượng này sẽ giao “hàng” tại các địa điểm bất kỳ trên đường phố. Đối với khách hàng trên địa bàn TP HCM, các đối tượng giao bằng mới nhận tiền. Các khách hàng ở các tỉnh thành khác chuyển tiền qua tài khoản rồi các đối tượng này chuyển bằng qua đường bưu điện.

Sau quá trình dài theo dõi, nhận thấy thời cơ đã chín muồi, ban chuyên án quyết định cất lưới. Vào sáng 13/4, hàng chục trinh sát của C45 phối hợp với các cục nghiệp vụ của Bộ Công an, Công an TP HCM, Công an tỉnh Đồng Nai, Công an tỉnh Bến Tre đồng loạt ập vào tám địa điểm. Tại khu vực chung cư C6 Khu Công nghệ cao, quận 9, TP HCM, công an bắt giữ Lữ Minh Trí, Lê Minh Tuấn, Lữ Minh Tâm. Khám xét nơi này, Công an thu giữ hàng chục máy in màu, máy scan, laptop, hàng trăm bằng thành phẩm và hàng nghìn phôi bằng, con dấu...

Qua điều tra, công an xác định Lê Tấn Cường là kẻ cầm đầu đường dây. Bước đầu, Cường khai nhận mình là người trực tiếp đặt mua các phôi bằng từ Trung Quốc, sau đó giao cho các đối tượng sản xuất.

Cường trực tiếp nhận đặt hàng từ các đối tượng môi giới, rồi chuyển thông tin cho nhóm sản xuất, có “trụ sở” ở chung cư C6 Khu Công nghệ cao, quận 9, TP HCM.

Tốt nghiệp khoa Công nghệ Thông tin - Đại học Công nghiệp TP HCM, Cường là người có chuyên môn rất tốt về công nghệ thông tin. Bằng công việc kinh doanh bằng cấp giả, đến nay Cường cũng mua cho mình được một căn nhà, mua xe hơi.

Cường thuê Lữ Minh Trí, Lê Minh Tuấn, Lữ Minh Tâm, Trần Tư Dũng làm công việc sản xuất. Các đối tượng này đều là người có trình độ cử nhân, hiểu biết về công nghệ thông tin. Đường dây này hoạt động từ 2 năm nay, trung bình mỗi ngày đường dây này sản xuất 20 bằng cấp, chứng chỉ; thu lợi bất chính hơn 100 triệu đồng/tháng. Các đối tượng còn lại được xác định đóng vai trò môi giới.

Đại úy Lường Tiến Quân, Phó Trưởng Phòng 4 (C45) cho biết đường dây này làm giả mọi loại bằng cấp mà khách hàng có nhu cầu, chỉ cần khách hàng gửi thông tin và mẫu bằng. Số lượng khách hàng đặt hàng cũng rất lớn, lên tới hàng chục lượt đặt hàng mỗi ngày. Không chỉ làm bằng, các đối tượng còn “bao” luôn làm công chứng những bằng cấp giả cho khách hàng.

Theo Đại úy Lường Tiến Quân, bằng giả của đường dây này giống 99% bằng thật, không thể phân biệt bằng mắt thường. Muốn phân biệt phải xác minh bằng hồ sơ gốc và giám định của Bộ Công an. Qua kiểm tra, Công an phát hiện có các bằng dược sỹ được làm giả.

Hiện vụ việc đang được C45 mở rộng điều tra, truy xét các đối tượng có liên quan, đồng thời tiếp tục xác minh, truy tìm “nơi đến” của những chiếc bằng giả này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch UBND thị xã Đồng Xoài, Bình Phước sử dụng bằng giả
Chủ tịch UBND thị xã Đồng Xoài, Bình Phước sử dụng bằng giả

VOV.VN - Kết quả xác minh của Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Thái Bình khẳng định tên ông Lâm không có trong danh sách học sinh đỗ tốt nghiệp PTTH năm 1977

Chủ tịch UBND thị xã Đồng Xoài, Bình Phước sử dụng bằng giả

Chủ tịch UBND thị xã Đồng Xoài, Bình Phước sử dụng bằng giả

VOV.VN - Kết quả xác minh của Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Thái Bình khẳng định tên ông Lâm không có trong danh sách học sinh đỗ tốt nghiệp PTTH năm 1977

Phát hiện 20 người dùng bằng giả thi tuyển viên chức ở Quảng Ngãi
Phát hiện 20 người dùng bằng giả thi tuyển viên chức ở Quảng Ngãi

VOV.VN - Công an tỉnh Quảng Ngãi đã tiếp nhận thông tin, điều tra nhiều trường hợp sử dụng các loại văn bằng, chứng chỉ giả để thi tuyển viên chức.

Phát hiện 20 người dùng bằng giả thi tuyển viên chức ở Quảng Ngãi

Phát hiện 20 người dùng bằng giả thi tuyển viên chức ở Quảng Ngãi

VOV.VN - Công an tỉnh Quảng Ngãi đã tiếp nhận thông tin, điều tra nhiều trường hợp sử dụng các loại văn bằng, chứng chỉ giả để thi tuyển viên chức.

Bắt một giảng viên tiếp tay làm bằng giả
Bắt một giảng viên tiếp tay làm bằng giả

Khi các sinh viên đến nộp bằng THPT, phòng đào tạo của trường phát hiện bằng giả. Người làm giả số bằng này lại chính là giảng viên của trường.

Bắt một giảng viên tiếp tay làm bằng giả

Bắt một giảng viên tiếp tay làm bằng giả

Khi các sinh viên đến nộp bằng THPT, phòng đào tạo của trường phát hiện bằng giả. Người làm giả số bằng này lại chính là giảng viên của trường.

"Rủ nhau" vào tù vì làm bằng giả
"Rủ nhau" vào tù vì làm bằng giả

VOV.VN - 4 bị cáo ở thành phố Cần Thơ bị phạt tù vì tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

"Rủ nhau" vào tù vì làm bằng giả

"Rủ nhau" vào tù vì làm bằng giả

VOV.VN - 4 bị cáo ở thành phố Cần Thơ bị phạt tù vì tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.