Thêm vụ đưa người sang Trung Quốc trái phép ở Thanh Hóa

(VOV) -Nhiều người dân nghèo không có việc làm là đối tượng mà những tên “cò” lao động hướng tới.

Theo thống kê của Công an huyện Quảng Xương (Thanh Hóa), đến nay trên địa bàn toàn huyện đã có 945 người sang Trung Quốc làm thuê thông qua các nhóm môi giới.

Mới đây nhất, Công an huyện Quảng Xương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Đỗ Văn Sáu (SN 1969, ở xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương) về hành vi tổ chức đưa người sang nước ngoài trái phép.

Từng đi làm lao động tại Trung Quốc nên Sáu đã câu kết với một số đối tượng người Việt khác tại Trung Quốc để lôi kéo, dụ dỗ lao động tại địa phương sang nước ngoài bằng con đường tiểu ngạch.

Đối tượng Đỗ Văn Sáu

Thực hiện hành vi, Sáu đã về các xã ven biển như Quảng Chính, Quảng Thạch của huyện Quảng Xương và một số người tại huyện vùng núi Như Xuân.

Khi gặp những người không có công ăn việc làm ổn định, Sáu ra lời rằng đi không mất tiền mà lương lại cao, công việc nhẹ nhàng. Vì thế, nhiều người đã tin hắn rồi theo Sáu đến Móng Cái (Quảng Ninh) để đi sâu vào nội địa Trung Quốc.

Chi phí cho mỗi người đi từ nhà ra Móng Cái là 5 triệu/người (chi phí tiền xe và ăn uống). Khi gom xong người, Sáu thuê xe đưa 8 người đi thì bị lực lượng công an bắt giữ tại Thị trấn Quảng Xương.

Cũng trong tháng 3/2013, Công an huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Thị Tuyết (SN 1970, trú tại xã Quảng Thạch, huyện Quảng Xương) về hành vi tổ chức đưa người đi nước ngoài trái phép.

Cũng với hình thức trên, Tuyết đã gom được 53 người lao động rồi thuê xe khách chở đi từ Quảng Xương ra Móng Cái (Quảng Ninh) để đưa trái phép số người này vào Trung Quốc làm thuê.

Khi xe đi đến thị trấn Quảng Xương thì bị Công an huyện Quảng Xương phát hiện và bắt giữ.

Theo số liệu tổng hợp, một số xã tại Quảng Xương có người lao động sang Trung Quốc qua các “cò” lao động như: xã Quảng Nham gần 200 người, Quảng Chính 150 người, Quảng Thạch 95 người.

Trong đó có rất ít trong số này trở về địa phương, còn lại 90% người đang lao động ở Trung Quốc thuộc các lĩnh vực khai thác hầm mỏ, đánh bắt cá, xưởng sản xuất gỗ, đồ nhựa.

Phần lớn số lao động trên không thực hiện đúng những quy định về khai báo tạm vắng, không có hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu theo quy định của pháp luật của nước sở tại.

Việc người lao động đi như vậy luôn thường trực những nguy hiểm từ vấn nạn trộm cướp, trấn lột, tai nạn lao động luôn thường trực. Đối với chị em phụ nữ dễ trở thành mục tiêu cho bọn buôn người nhòm ngó, đưa vào các ổ chứa mại dâm.

Để ngăn chặn tình trạng trên, Công an huyện Quảng Xương đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, các ngành có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, đồng thời cảnh báo về những rủi ro trong quá trình lao động trái phép ở nước ngoài./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bắt giam đối tượng đưa 53 người sang Trung Quốc
Bắt giam đối tượng đưa 53 người sang Trung Quốc

(VOV) - Đang trên đường đưa 53 người bằng xe ô tô đi nước ngoài trái phép để làm thuê thì bị công an bắt.

Bắt giam đối tượng đưa 53 người sang Trung Quốc

Bắt giam đối tượng đưa 53 người sang Trung Quốc

(VOV) - Đang trên đường đưa 53 người bằng xe ô tô đi nước ngoài trái phép để làm thuê thì bị công an bắt.

Xóa đường dây đưa người sang Trung Quốc bán nội tạng
Xóa đường dây đưa người sang Trung Quốc bán nội tạng

Nạn nhân bị đưa qua Trung Quốc bán thận với giá từ 40 - 50 triệu đồng mỗi trái thận.

Xóa đường dây đưa người sang Trung Quốc bán nội tạng

Xóa đường dây đưa người sang Trung Quốc bán nội tạng

Nạn nhân bị đưa qua Trung Quốc bán thận với giá từ 40 - 50 triệu đồng mỗi trái thận.