Thánh thót tiếng đàn bầu trên đất Trung Hoa

VOV.VN - Ngoài đàn bầu, trong nhà ông Phát còn có rất nhiều sách viết các bài dân ca Việt Nam bằng chữ Nôm.


Tại Trung Quốc có làng người Việt hay còn gọi là thôn dân tộc Kinh định cư đã 500 năm. Dân tộc Kinh ở đây đã được công nhận là 1 trong 56 dân tộc của Trung Quốc, nhưng họ vẫn giữ nếp sinh hoạt, văn hóa đặc trưng của người Việt.

Cúng cơm mới ở xứ người

Theo lời giới thiệu của Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi, chúng tôi đến thăm làng người Việt ở thị trấn Giang Bình, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc.

Tác giả phỏng vấn ông Tô Xuân Phát và cháu gái.

Vạn Vĩ là thôn đầu tiên chúng tôi đến. Trên đường vào thôn, chúng tôi gần như đồng loạt reo lên “Việt Nam, Việt Nam” khi bắt gặp một cô gái mặc áo dài Việt Nam, đội nón trắng đang đi trên đường. Cảnh vật bên đường khiến tôi có cảm tưởng mình đang ở một làng quê ven biển Việt Nam.

>> Xem thêm: Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam

Những tấm biển quảng cáo với hình ảnh cô gái đội nón, rồi trang phục của người dân hay thiết kế của những ngôi nhà ống 3 - 4 tầng đều mang đậm chất Việt Nam. Niềm xúc động trào dâng khi bắt gặp những hình ảnh thân thuộc nơi đất khách quê người.

Ông Tô Minh Phương, Bí thư chi bộ thôn Vạn Vĩ đưa chúng tôi vào đình làng, ngôi đình được xây cất theo lối kiến trúc Việt xưa giống như những đình làng ở đồng bằng Bắc bộ. Trong đình có nhiều người đang tế lễ. Chúng tôi đến đúng vào ngày 10/10 âm lịch, người dân đang làm lễ cúng cơm mới sau khi thu hoạch mùa màng (phong tục đã được duy trì từ nhiều đời).

Ông Tô Minh Phương, Bí thư chi bộ thôn Vạn Vĩ, trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV
Khi biết chúng tôi là đoàn nhà báo Việt Nam, tất cả đều nhiệt tình chào hỏi như người thân lâu ngày không gặp. Tôi bất ngờ khi thấy mọi người nói chuyện với nhau hoàn toàn bằng tiếng Việt, giọng giống như người dân quê ở miền biển Thái Bình, Hải Phòng. Ngồi trong đình vừa nhâm nhi chén rượu, vừa nói chuyện với các bậc cao niên, tôi có cảm giác giống như đang ăn cỗ ngày giỗ tổ ở quê.

Ông Phương cho biết, trong những năm gần đây, đời sống của bà con người Kinh nơi đây có nhiều thay đổi tích cực. Thôn Vạn Vĩ có hơn 5.000 nhân khẩu, là thôn có thu nhập khá nhất trong khu vực. Trước kia, mọi người chủ yếu đi biển đánh cá, nhưng bây giờ nhiều người đã chuyển sang làm nghề buôn bán ở khu vực cửa khẩu Đông Hưng - Móng Cái hoặc tập trung phát triển các ngành dịch vụ du lịch biển. Bãi biển ở Vạn Vĩ rất đẹp nên rất nhiều khách đến đây.

Ngoài việc giao tiếp hằng ngày bằng tiếng Việt, nhiều người còn biết đọc và viết chữ Nôm. Người Kinh ở Tam Đảo rất ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống của người Việt như trong nhà đều có bàn thờ gia tiên, trong các dịp tế lễ hay hội đình vẫn tổ chức hát chèo, hát quan họ, hát đối và những bài dân ca của Việt Nam, nhiều người còn biết chơi đàn bầu.

Gặp nghệ nhân đàn bầu

Chúng tôi đến thăm gia đình chị Hà Thị Xuân, người Việt Nam lấy chồng ở Vạn Vĩ. Chị Xuân quê ở Hoành Bồ, Quảng Ninh, chị sang đây lấy chồng từ những năm 90 của thế kỉ trước. Anh chị có 5 người con đã trưởng thành và thường sang thăm quê ngoại vào những dịp lễ, Tết. Chị Xuân cho biết, từ phong tục, tập quán cho đến sinh hoạt hằng ngày của người dân nơi đây hoàn toàn như người Việt Nam. Các cháu bé đi học thì nói tiếng Trung Quốc, còn khi ở nhà cũng giao tiếp bằng tiếng Việt.

Rời nhà chị Xuân, chúng tôi đến thăm nhà ông Tô Xuân Phát - người được phong là nghệ nhân chơi đàn bầu ở Trung Quốc. Ông Phát năm nay ngoài 70 tuổi, ông có 3 người con, 2 trai và 1 gái. Con cháu ông Phát chủ yếu làm thu mua hải sản và dịch vụ du lịch nên thu nhập khấm khá. 

Nhiều năm nay ông gìn giữ và truyền dạy cho con cháu người Việt nơi đây biết chơi đàn bầu và những bài hát dân ca. Người ở địa phương khác tìm đến theo học, ông cũng sẵn lòng truyền dạy. Ngoài đàn bầu, trong nhà ông Phát còn có rất nhiều sách viết các bài dân ca Việt Nam bằng chữ Nôm.

Nói chuyện với chúng tôi một lúc, ông gọi cháu gái là bé Tô Minh Giang, khoảng 6 - 7 tuổi, ra chơi đàn bầu cho chúng tôi nghe. Ban đầu bé Giang có vẻ e dè, nhưng được sự động viên của ông, bé chơi liền mấy bài dân ca Việt Nam. Ông Phát tự hào khoe với chúng tôi bức ảnh bé Giang chụp ảnh chung với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong dịp bé đến Bắc Kinh biểu diễn tiết mục đàn bầu cho ông Tập Cận Bình nghe.

Lúc chia tay, ông Tô Xuân Phát nắm chặt tay chúng tôi bịn rịn và hẹn nhất định ông sẽ đưa con cháu về Việt Nam để tìm về quê gốc, tìm về với nguồn cội./.

Ông Tô Xuân Phát dạy cháu chơi đàn
 
Cô gái thôn Vạn Vĩ trong ngày hội
 
Đình làng thôn Vạn Vĩ
 
Đình làng
 
Các gia đình dâng lễ cúng cơm gạo mới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người lao động Việt Nam tại Lào và chuyến xe ngày giáp Tết
Người lao động Việt Nam tại Lào và chuyến xe ngày giáp Tết

VOV.VN - Hàng nghìn lao động Việt Nam đang nhộn nhịp ra bến xe Vientiane (Lào) lên đường về quê nhà đón Tết cùng gia đình.

Người lao động Việt Nam tại Lào và chuyến xe ngày giáp Tết

Người lao động Việt Nam tại Lào và chuyến xe ngày giáp Tết

VOV.VN - Hàng nghìn lao động Việt Nam đang nhộn nhịp ra bến xe Vientiane (Lào) lên đường về quê nhà đón Tết cùng gia đình.

Tổng lãnh sự quán Việt Nam khánh thành trường học Việt kiều Campuchia
Tổng lãnh sự quán Việt Nam khánh thành trường học Việt kiều Campuchia

VOV.VN - Cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Campuchia đã khánh thành ngôi trường dành cho con em Việt kiều ở đây.

Tổng lãnh sự quán Việt Nam khánh thành trường học Việt kiều Campuchia

Tổng lãnh sự quán Việt Nam khánh thành trường học Việt kiều Campuchia

VOV.VN - Cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Campuchia đã khánh thành ngôi trường dành cho con em Việt kiều ở đây.

Tết cộng đồng của kiều bào Việt tại Vancouver (Canada)
Tết cộng đồng của kiều bào Việt tại Vancouver (Canada)

VOV.VN - Bà Terasa Wat, Bộ trưởng Thương mại quốc tế, đại diện cho Lãnh đạo bang British Columbia (Canada) đã phát biểu chúc Tết cộng đồng người Việt.

Tết cộng đồng của kiều bào Việt tại Vancouver (Canada)

Tết cộng đồng của kiều bào Việt tại Vancouver (Canada)

VOV.VN - Bà Terasa Wat, Bộ trưởng Thương mại quốc tế, đại diện cho Lãnh đạo bang British Columbia (Canada) đã phát biểu chúc Tết cộng đồng người Việt.

Gian nan gieo tiếng Việt ở nước ngoài
Gian nan gieo tiếng Việt ở nước ngoài

VOV.VN -Vấn đề của nhiều gia đình người Việt sống ở nước ngoài trên khắp thế giới hiện nay là các con rất ngại học tiếng Việt.

Gian nan gieo tiếng Việt ở nước ngoài

Gian nan gieo tiếng Việt ở nước ngoài

VOV.VN -Vấn đề của nhiều gia đình người Việt sống ở nước ngoài trên khắp thế giới hiện nay là các con rất ngại học tiếng Việt.

Người Việt tại Thái Lan cùng gói bánh chưng đón Tết
Người Việt tại Thái Lan cùng gói bánh chưng đón Tết

VOV.VN -Trong những ngày áp Tết, những người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Thái Lan lại hội tụ cùng nhau chuẩn bị đón Tết.

Người Việt tại Thái Lan cùng gói bánh chưng đón Tết

Người Việt tại Thái Lan cùng gói bánh chưng đón Tết

VOV.VN -Trong những ngày áp Tết, những người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Thái Lan lại hội tụ cùng nhau chuẩn bị đón Tết.

Người lao động Việt Nam ở Macau sum vầy đón Tết cổ truyền
Người lao động Việt Nam ở Macau sum vầy đón Tết cổ truyền

VOV.VN -Người trang trí mâm ngũ quả, bày bánh trái, cắm hoa, người gói bánh chưng, bánh tét. Không khí vui vẻ, ấm áp khiến gương mặt ai cũng rạng rỡ...

Người lao động Việt Nam ở Macau sum vầy đón Tết cổ truyền

Người lao động Việt Nam ở Macau sum vầy đón Tết cổ truyền

VOV.VN -Người trang trí mâm ngũ quả, bày bánh trái, cắm hoa, người gói bánh chưng, bánh tét. Không khí vui vẻ, ấm áp khiến gương mặt ai cũng rạng rỡ...