Xuất khẩu hàng chủ lực sụt giảm: Xem xét tái cơ cấu ngành sản xuất

VOV.VN - Cuộc cạnh tranh về thị trường đối với các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam đang đặt ra vấn đề tái cơ cấu ngành sản xuất.

Trước tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm, diễn biến thị trường có nhiều phức tạp, một số mặt hàng, sản phẩm của Việt Nam đang được coi là có thế mạnh trong xuất khẩu như nông, lâm, thủy sản, dầu thô, than đá…đã có sự sụt giảm sâu về giá cũng như lượng, tác động tiêu cực đến năng lực xuất khẩu của Việt Nam.

Cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Công Thương - ông Trần Tuấn Anh sẽ giúp tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như những giải pháp cho vấn đề này.

PV: Ông có thể cho biết về kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11 cũng như 11 tháng qua.

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Tháng 11/2015 đã chứng kiến nhiều nỗ lực chung của các doanh nghiệp cũng như các bộ ngành trong việc tiếp tục tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu nói riêng. Mức tăng trưởng xuất khẩu của tháng 11 cũng đã đạt được yêu cầu so với mục tiêu đề ra. Nhập khẩu cũng được kiểm soát rất tốt, dẫn đến mức nhập siêu của cả 11 tháng ở mức thấp.

Với những mặt hàng xuất khẩu có quy mô lớn như nông, lâm, thủy sản dù có sự sụt giảm, nhưng chúng ta cũng đã được chứng kiến tốc độ rất nhanh và mạnh của những nhóm mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo là những ngành hàng đang được tập trung ưu tiên phát triển, vừa để đóng góp vào mục tiêu kế hoặc cả năm cũng là thay đổi kết cấu các mặt hàng xuất khẩu theo hướng bền vững với việc nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng, giá trị của hàm lượng công nghệ và năng suất lao động có tính tích cực.

Thứ trưởng Bộ Công Thương - ông Trần Tuấn Anh trao đổi về tình hình xuất khẩu nông lâm thủy sản. (Ảnh: moit.gov.vn)
Trong những quý đầu năm 2015 việc xuất khẩu gặp khó khăn rất lớn làm kim ngạch xuất khẩu của nước ta bị ảnh hưởng rất nhiều cả về giá trị tuyệt đối cũng như tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, một số ngành hàng khác cũng đã phát triển và hỗ trợ cho kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt là sự bứt phá trong quý III và quý IV tốc tộ tăng trưởng đã được cải thiện thêm rất nhiều.

Nếu nhìn vào bức tranh xuất nhập khẩu của cả nước, qua các quý và qua các tháng đã có sự cải thiện cũng như những sự bứt phá mạnh mẽ của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản về dài hạn chắc chắn sẽ mất dần đi những lợi thế trong sản xuất cũng như kinh doanh.

PV: Theo ông thì vì đâu các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như nông, lâm, thủy sản có sự sụt giảm trong năm vừa qua?

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Năm 2014 chúng ta chứng kiến quá trình phát triển rất nhanh và mạnh của ngành nông nghiệp Việt Nam đặc biệt là các mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng trên 10%. Sang năm 2015, với sự giới hạn của các ngành sản xuất không có điều kiện để phát triển mạnh hơn nữa về số lượng, quy mô của các sản phẩm xuất khẩu trong ngành nông nghiệp. Chưa kể vào đó là áp lực cạnh tranh từ các quốc gia khác là vô cùng lớn trong năm 2015.

Trong quý I, quý II và quý III/2015, mặt hàng gạo xuất khẩu chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ các quốc gia xuất khẩu khác như Thái Lan, Ấn Độ và Myanmar và cả Campuchia. Với sự đa dạng của nguồn cung, chưa kể đến nỗ lực trong tiếp cận thị trường của các quốc gia này đã làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của chúng ta gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia thực hiện trợ giá cho mặt hàng gạo cũng đã khiến thị trường xuất khẩu gạo bị co hẹp rất mạnh.

Cũng trong năm 2015, nhiều vụ tranh chấp thương mại, điều tra và xử lý kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp trong nông sản, thủy sản đặc biệt đối với mặt hàng tôm, cá tra đã gây ra những khó khăn rất lớn trong việc phát triển thị trường đặc biệt tại các trọng điểm như Mỹ, EU…

PV: Vậy theo ông xuất khẩu của Việt Nam đang bộc lộ những điểm yếu cơ bản nào?

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Điểm yếu trong xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015 có liên quan đến xu thế bảo vệ mậu dịch của rất nhiều các thị trường lớn. Điều này đã dẫn đến các quốc gia tăng cường hơn rất nhiều các hàng rào kỹ thuật đối với các sản phẩm nhập khẩu liên quan đến lương thực, thực phẩm… gây khó khăn cho Việt Nam vốn là một quốc gia có thế mạnh trong nuôi trồng thủy sản nhưng chất lượng có phần chưa ổn định.

Ngoài ra, việc tranh chấp thương mại của các nước như các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp trong nông sản, thủy sản… gây khó khăn lớn cho việc phát triển thị trường ,đặc biệt tại các thị trường trọng điểm như EU, Mỹ.

Qua thực tế 2015, cuộc cạnh tranh về thị trường đối với các mặt hàng của Việt Nam kể cả những ngành hàng có thế mạnh có lợi thế so sánh đặt ra vấn đề tái cơ cấu ngành sản xuất trong đó có nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến.

Nếu chúng ta không tái cơ cấu lại, nâng cao năng lực cạnh tranh thì chúng ta sẽ thất bại. Nếu không phát triển bền vững thì cũng không cạnh tranh được tại các thị trường với những quy định nghiêm ngặt, ngày càng khó tính hơn đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nông sản.

PV: Bộ Công Thương sẽ có những giải pháp gì cho công tác xuất khẩu trong năm tới và những năm tiếp theo thưa ông?

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: Mục tiêu ưu tiên năm 2016 của Bộ Công Thương là tập trung khai thác cơ hội thị trường, đặc biệt từ các FTA mà Việt Nam đã tham gia, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, giúp hàng hóa của Việt Nam có năng lực cạnh tranh cao hơn và thâm nhập vào các thị trường tốt hơn.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận chính sách, kết nối chặt chẽ hơn giữa khu vực công và tư. Tổ chức thực hiện chiến lược quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp để đạt được mục tiêu của các chiến lược, tiếp tục ưu tiên một số ngành, sản phẩm tham gia hội nhập hiệu quả.

Tiếp tục căn cứ khuôn khổ mới trong hội nhập để cụ thể hóa chính sách, biện pháp trong các hoạt động phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, giải quyết tranh chấp thương mại.

Việt Nam sẽ hướng tới sự phát triển bền vững cho các ngành kinh tế. Vì vậy định hướng trước mắt cũng như lâu dài vẫn phải tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng và nâng cao hơn nữa hiệu quả trong sản xuất và thương mại, hướng đến việc phát tiển bền vững và một trong những nhu cầu quan trọng.

Do đó, việc thay đối cơ cấu của mặt hàng xuất khẩu theo hướng bền vững mang lại những giá trị gia tăng cao hơn cho những hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu là nhu cầu tất yếu. Điều này đã được khẳng định trong đề án bền vững xuất khẩu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu nông lâm thủy sản vì sao giảm mạnh?
Xuất khẩu nông lâm thủy sản vì sao giảm mạnh?

VOV.VN -Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản sụt giảm do nguồn cung của các nước xuất khẩu dồi dào, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản vì sao giảm mạnh?

Xuất khẩu nông lâm thủy sản vì sao giảm mạnh?

VOV.VN -Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản sụt giảm do nguồn cung của các nước xuất khẩu dồi dào, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt.

Xuất khẩu gỗ vào EU: Chớ coi nhẹ rủi ro nguồn nguyên liệu
Xuất khẩu gỗ vào EU: Chớ coi nhẹ rủi ro nguồn nguyên liệu

VOV.VN - Một số sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu vào EU chưa được khai báo về nguồn gốc, chủng loại gỗ là những rủi ro đáng phải được lưu tâm.

Xuất khẩu gỗ vào EU: Chớ coi nhẹ rủi ro nguồn nguyên liệu

Xuất khẩu gỗ vào EU: Chớ coi nhẹ rủi ro nguồn nguyên liệu

VOV.VN - Một số sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu vào EU chưa được khai báo về nguồn gốc, chủng loại gỗ là những rủi ro đáng phải được lưu tâm.

Xuất nhập khẩu năm 2015 liệu có đạt mục tiêu đề ra?
Xuất nhập khẩu năm 2015 liệu có đạt mục tiêu đề ra?

VOV.VN - Tăng trưởng xuất khẩu năm 2015 có thể ở mức xấp xỉ gần 10%, nhập siêu được kiểm soát trong khoảng 5% kim ngạch xuất khẩu.

Xuất nhập khẩu năm 2015 liệu có đạt mục tiêu đề ra?

Xuất nhập khẩu năm 2015 liệu có đạt mục tiêu đề ra?

VOV.VN - Tăng trưởng xuất khẩu năm 2015 có thể ở mức xấp xỉ gần 10%, nhập siêu được kiểm soát trong khoảng 5% kim ngạch xuất khẩu.