Vừa sản xuất, kinh doanh vừa đảm bảo an toàn mùa dịch

VOV.VN - Vừa chống dịch vừa sản xuất kinh doanh, không chỉ giúp các DN trụ vững trong bối cảnh khó khăn mà còn giữ đà tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Tuyên Quang.

Ưu tiên phòng, chống dịch Covid-19 và linh hoạt trong điều hành phương án vừa sản xuất kinh doanh, bảo đảm an toàn dịch bệnh là những giải pháp đang được nhiều doanh nghiệp (DN) và các ngành trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thực hiện.

Do chủ động triển khai các quy định về phòng chống dịch, nên hơn 800 công nhân của Công ty CP Giấy An Hòa vẫn đảm bảo có việc làm, thu nhập ổn định. DN này còn tăng thêm 2 bậc lương cơ bản cho cán bộ, công nhân để giúp họ yên tâm gắn bó với DN. Đây thực sự là nguồn động viên thiết thực hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn, cùng DN ổn định sản xuất và có thêm nhiều đơn hàng xuất khẩu mới.

Ông Đinh Đức Cường, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Giấy An Hòa, tỉnh Tuyên Quang cho biết, đầu năm 2021 công ty đã tăng cho mỗi cán bộ, công nhân viên 2 bậc lương, tương đương với mức tiền từ 500.000 – 700.000 đồng. “Hiện tại mức lương của cán bộ, công nhân viên dao động từ 7 - 8 triệu đồng. Trong dịch, công ty luôn quan tâm đảm bảo đời sống việc làm cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên yên tâm công tác”, ông Cường chia sẻ.

Còn tại Công ty CP Chè Sông Lô, Tuyên Quang, bên cạnh việc tăng cường qua các biện pháp chống dịch đảm bảo an toàn cho người lao động, DN đã đầu tư nâng cấp các dây chuyền sản xuất chè đen, chè xanh xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Ấn Độ, Anh, Nga, Pakistan, Hà Lan, Trung Quốc.

Ông Vũ Đức Tráng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Chè Sông Lô, Tuyên Quang cho biết, những yêu cầu bắt buộc như 5K luôn được người lao động thực hiện nghiêm túc tại nhà máy. Do ý thức được việc phòng chống dịch sẽ đảm bảo sản xuất, ổn định đời sống, nên người lao động sau giờ làm việc khi về nhà cũng thực hiện rất nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch.

“Công ty luôn thực hiện nghiêm túc 2 nhiệm vụ, một là sản xuất kinh doanh, hai là phòng, chống dịch. Trong sản xuất kinh doanh, DN quán triệt đến tất cả cán bộ công nhân viên người lao động là phải thực hiện các quy định 5K của Bộ Y tế, công nhân phải đeo khẩu trang, trong sản xuất phải giãn cách, không tụ tập đảm bảo hoạt động bình thường”, ông Tráng nói.

Thực hiện “mục tiêu kép” bảo đảm phòng, chống dịch bệnh vừa sản xuất kinh doanh, không chỉ giúp các DN trụ vững trong bối cảnh khó khăn mà còn giữ đà tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Tuyên Quang. Từ đầu năm nay giá trị xuất khẩu hàng hóa của Tuyên Quang vẫn tăng trưởng dương lên tới 131% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Lộc Kim Liễn, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang cho biết, với tinh thần “Sống an toàn với dịch bệnh”, ngành Công Thương tỉnh đang tích cực hỗ trợ cùng DN tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa nhằm đạt mục tiêu giá trị xuất khẩu hàng hóa trên 136 triệu USD trong năm nay.

“Sở Công Thương cũng có nhiều giải pháp, đặc biệt là triển khai các Hiệp định thương mại tự do; thông tin đến các cơ sở DN có các mặt hàng xuất khẩu để các DN tìm kiếm thị trường mới so với thị trường truyền thống. Sở thường xuyên phối hợp với Vụ công tác của Bộ Công Thương chuyên về xuất nhập khẩu, thông tin cho các DN biết được những thị trường nào có thế mạnh đối với các mặt hàng của tỉnh Tuyên Quang cho DN lựa chọn, có định hướng sản xuất các mặt hàng phù hợp với thị trường mới”, ông Liễn thông tin.

Việc chủ động thực hiện biện pháp phòng dịch Covid-19 cho người lao động, cùng những phương án sản xuất kinh doanh phù hợp tại các DN tỉnh Tuyên Quang đã ngăn chặn được sự lây lan dịch bệnh trong các khu công nghiệp. Đồng thời, giúp các DN ổn định sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đạt mục tiêu kép của tỉnh Tuyên Quang. Cùng với đó, tăng cường triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021...; tiếp tục thực hiện quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội; thực hiện hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp chủ động để thích nghi với Covid-19
Doanh nghiệp chủ động để thích nghi với Covid-19

VOV.VN - Dù rất chủ động ứng phó với dịch Covid-19, nhưng tiềm lực và sức chống chịu của các DN có hạn đòi hỏi phải có sự vào cuộc của địa phương và cơ quan quản lý nhà nước.

Doanh nghiệp chủ động để thích nghi với Covid-19

Doanh nghiệp chủ động để thích nghi với Covid-19

VOV.VN - Dù rất chủ động ứng phó với dịch Covid-19, nhưng tiềm lực và sức chống chịu của các DN có hạn đòi hỏi phải có sự vào cuộc của địa phương và cơ quan quản lý nhà nước.

Gần 10.000 công nhân, với hơn 15 doanh nghiệp tại Bắc Giang trở lại hoạt động
Gần 10.000 công nhân, với hơn 15 doanh nghiệp tại Bắc Giang trở lại hoạt động

VOV.VN - Dịch COVID-19 đang từng bước được kiểm soát và khống chế, theo đó, việc đảm bảo tuyệt đối an toàn chống dịch trong các doanh nghiệp khi tái hoạt động là vô cùng quan trọng với Bắc Giang.

Gần 10.000 công nhân, với hơn 15 doanh nghiệp tại Bắc Giang trở lại hoạt động

Gần 10.000 công nhân, với hơn 15 doanh nghiệp tại Bắc Giang trở lại hoạt động

VOV.VN - Dịch COVID-19 đang từng bước được kiểm soát và khống chế, theo đó, việc đảm bảo tuyệt đối an toàn chống dịch trong các doanh nghiệp khi tái hoạt động là vô cùng quan trọng với Bắc Giang.

Doanh nghiệp TP.HCM khốn khổ vì vận chuyển hàng hóa thời Covid-19
Doanh nghiệp TP.HCM khốn khổ vì vận chuyển hàng hóa thời Covid-19

VOV.VN - Hiện nay, để phòng chống dịch Covid-19, một số tỉnh ở phía Nam có quy định kiểm soát xe vận chuyển, lưu thông hàng hóa từ TP.HCM về địa phương nhưng mỗi nơi quy định một kiểu… Điều này đang gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp TP.HCM khốn khổ vì vận chuyển hàng hóa thời Covid-19

Doanh nghiệp TP.HCM khốn khổ vì vận chuyển hàng hóa thời Covid-19

VOV.VN - Hiện nay, để phòng chống dịch Covid-19, một số tỉnh ở phía Nam có quy định kiểm soát xe vận chuyển, lưu thông hàng hóa từ TP.HCM về địa phương nhưng mỗi nơi quy định một kiểu… Điều này đang gây khó khăn cho doanh nghiệp.