Việt Nam ngừng nhập toàn bộ hoa quả và rau từ Australia

Việt Nam đã không cấp phép nhập khẩu cho hoa quả và rau Australia từ thời điểm bước sang năm 2015 với lý do lo ngại ruồi giấm.

Theo trang ABC của Australia, nhà chức trách Việt Nam đã thực hiện việc cấm nhập khẩu hoa quả từ nước này kể từ ngày 1/1/2015. Trang tin trên cho biết, Việt Nam đã không cấp phép nhập khẩu cho hoa quả và rau Australia từ thời điểm bước sang năm 2015 với lý do lo ngại ruồi giấm.

Hiện không một sản phẩm hoa quả và rau nào của Australia được giao dịch với Việt Nam. Năm 2014, xuất khẩu nông sản vườn của Australia sang Việt Nam đạt kim ngạch 40 triệu USD, trong đó riêng mặt hàng nho chiếm 32 triệu USD.

Theo bà Michelle Christoe, một quan chức Hiệp hội Các nhà xuất khẩu nông sản vườn Australia, nho sẽ là mặt hàng chịu tác động nặng nề nhất từ lệnh cấm nhập của Việt Nam. "Hiện chưa có thị trường thay thế nào có hướng đi thương mại rõ ràng cho các loại nho đen, nhất là loại Midnight Beauty", bà Christoe nói.

"Nếu bán ở thị trường trong nước, mức lợi nhuận sẽ không cao như xuất khẩu. Và ở thời điểm hiện tại, thị trường trong nước đang dư thừa nho", bà Christoe nói thêm.
ABC cho biết, Việt Nam đã bày tỏ quan ngại đặc biệt đối với loài ruồi giấm Địa Trung Hải. Loại ruổi này có mặt nhiều ở khu vực miền Tây Australia hơn là ở các bang miền Đông.

Tuy nhiên, nhiều người trong ngành nông sản vườn của Australia cho rằng, lý do thực sự khiến Việt Nam ra quyết định dừng nhập khẩu hoa quả từ nước này là do Việt Nam không hài lòng với khoảng thời gian dài mà Australia cân nhắc liệu có cho phép nhập khẩu nông sản vườn từ Việt Nam hay không.

"Việt Nam muốn xuất khẩu quả vải sang Australia từ năm 2003. Nhưng tới tận đầu tháng 12 vừa rồi, Australia mới xem xét hệ thống quản lý của họ để xác định xem có phù hợp với các điều kiện của Australia hay không", bà Christoe cho hay.

Theo bà Christoe, quy trình đánh giá rủi ro nhập khẩu của Australia (IRA) lẽ ra cần phải được đẩy nhanh hơn để tránh tình trạng hoa quả của nước này bị Việt Nam cấm nhập, nhưng cũng không vì thế mà Australia có thể lơ là vấn đề kiểm dịch.

Ông Simon Boughey, Giám đốc điều hành công ty Cherry Growers Australia, cũng kêu gọi đẩy nhanh việc rà soát quy định đối với nhập khẩu hoa quả. "Australia là một nơi đôi khi rất khó để các nước khác đưa hoa quả vào. Nên tôi nghĩ rằng chúng ta cần xem xét lại toàn bộ hệ thống", ông Boughey nói.

Theo ông Boughey, các nhà nông sản vườn Australia "rất, rất muốn" hợp tác với Bộ Nông nghiệp nước này để giải quyết vấn đề với Việt Nam và nối lại hoạt động xuất khẩu sang Việt Nam sớm nhất có thể. Tuy nhiên, ông Boughey không đưa ra khoảng thời gian dự báo có thể đạt được mục tiêu này.

Trong một tuyên bố, phát ngôn viên Bộ Nông nghiệp Australia nói cơ quan này "đang làm việc với Chính phủ Việt Nam để cung cấp thêm thông tin về quản lý và kiểm soát ruồi giấm ở Australia".

"Các quan chức Australia đang gặp gỡ thường xuyên nhất có thể với phía Việt Nam để giảm thiểu sự gián đoạn thương mại và tìm cách giải quyết sớm những quan ngại của Việt Nam", phát ngôn viên này cho biết. "Chúng tôi đánh giá cao quan hệ thương mại Việt Nam và cam kết cung cấp cho Việt Nam những sản phẩm đáp ứng quy định về nhập khẩu của Việt Nam"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhập khẩu hoa quả chất lượng cao tăng mạnh
Nhập khẩu hoa quả chất lượng cao tăng mạnh

VOV.VN - Hoa quả nhập khẩu từ các thị trường có chất lượng cao đạt gần 42% trong 7 tháng đầu năm.

Nhập khẩu hoa quả chất lượng cao tăng mạnh

Nhập khẩu hoa quả chất lượng cao tăng mạnh

VOV.VN - Hoa quả nhập khẩu từ các thị trường có chất lượng cao đạt gần 42% trong 7 tháng đầu năm.

Tăng cường kiểm tra chất lượng trái cây nhập khẩu
Tăng cường kiểm tra chất lượng trái cây nhập khẩu

Sẽ tăng cường kiểm tra, lấy mẫu đột xuất các loại trái cây nhập khẩu, nhất là các sản phẩm nho, táo, lê, dưa vàng, cam quýt nhập vào các tỉnh biên giới phía Bắc.

Tăng cường kiểm tra chất lượng trái cây nhập khẩu

Tăng cường kiểm tra chất lượng trái cây nhập khẩu

Sẽ tăng cường kiểm tra, lấy mẫu đột xuất các loại trái cây nhập khẩu, nhất là các sản phẩm nho, táo, lê, dưa vàng, cam quýt nhập vào các tỉnh biên giới phía Bắc.