Việt Nam cần có chính sách cụ thể cho công nghiệp phụ trợ

(VOV) -Ông Kyoshiro Ichikawa, Trưởng nhóm công tác sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản nêu khuyến nghị này sáng 12/4.

Hôm nay (12/4), tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo về cơ hội tài trợ của ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp hỗ trợ.

Theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, hiện tỷ lệ nội địa hóa ở Việt Nam chỉ đạt 22,4%; trong đó, công nghiệp hỗ trợ ngành xe máy được coi là phát triển nhất với tỷ lệ nội địa hóa khoảng 40-75%; ngành công nghiệp ô tô có tỷ lệ nội địa hóa thấp nhất, chỉ đạt 5-10%.

Nguyên nhân ngành công nghiệp hỗ trợ của nước ta trong thời gian qua chưa phát triển được là do các doanh nghiệp tham gia chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, thiếu vốn; trình độ quản lý và công nghệ còn thấp; nhân sự hoạt động trong ngành công nghiệp phụ trợ cũng còn thiếu và yếu...

Theo bà Trịnh Thị Hương, Phó Trưởng Phòng Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có việc hỗ trợ tiếp cận tài chính, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặc dù vậy, các chính sách này vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả.

“Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được với chính sách trợ giúp doanh nghiệp rất thấp, bởi hiện nay, hầu hết chính sách trợ giúp đều quy định chung cho đối tượng doanh nghiệp, chưa có những chính sách và chương trình tách riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, các chính sách và cơ chế ban hành còn chậm, còn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, nguồn lực dành cho hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thấp, các chính sách rất dàn trải, chồng chéo. Và một tồn tại nữa là hệ thống cơ quan triển khai thực hiện chính sách trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa từ trung ương đến địa phương còn thiếu và yếu”- bà Trịnh Thị Hương cho biết.

Theo các chuyên gia, hiện môi trường đầu tư, giá nhân công, mặt bằng rẻ... không còn là lợi thế của riêng Việt Nam trong thu hút đầu tư. Năng lực chính sách và sự cạnh tranh thương mại của Việt Nam vẫn chưa đạt được mức mà các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia... đang có. Vì vậy, rủi ro dòng vốn đầu tư nước ngoài chuyển dịch khỏi Việt Nam là không nhỏ và sự cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư nước ngoài với các nước lân cận ngày càng gay gắt, khó khăn hơn.

Ông Kyoshiro Ichikawa, Trưởng nhóm công tác sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản cho rằng, bên cạnh những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần có chính sách cụ thể để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như yêu cầu ngày càng khắt khe của nhà đầu tư nước ngoài.

Theo ông Kyoshiro Ichikawa, việc phục hồi và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường và có thể gây áp lực, tạo ra các ngành công nghiệp mới và chuyển đổi cơ cấu công nghiệp. Do vậy, Việt Nam cần tạo lập môi trường phát triển thuận lợi, bền vững cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp các doanh nghiệp đạt hiệu quả hoạt động cao nhất. Hỗ trợ về tài chính là yếu tố quan trọng nhất tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cần phát triển nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật cao và nên có sự phối hợp giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước để chuyển giao công nghệ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lời giải cho công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí
Lời giải cho công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Công nghệ chế tạo cơ khí nội địa về tổng thể vẫn là công nghệ chế tạo đơn giản, lạc hậu. Công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực chế tạo máy có một lỗ hổng rất lớn ở “chân móng”....

Lời giải cho công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Lời giải cho công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí

Công nghệ chế tạo cơ khí nội địa về tổng thể vẫn là công nghệ chế tạo đơn giản, lạc hậu. Công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực chế tạo máy có một lỗ hổng rất lớn ở “chân móng”....

Kết nối công nghiệp hỗ trợ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Kết nối công nghiệp hỗ trợ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

(VOV) - Đến nay đã có khoảng 500 doanh nghiệp cung ứng sản phẩm cho ngành sản xuất ô tô, xe máy, điện tử…

Kết nối công nghiệp hỗ trợ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Kết nối công nghiệp hỗ trợ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

(VOV) - Đến nay đã có khoảng 500 doanh nghiệp cung ứng sản phẩm cho ngành sản xuất ô tô, xe máy, điện tử…

Công nghiệp hỗ trợ trong nước có nguy cơ “mất sân”
Công nghiệp hỗ trợ trong nước có nguy cơ “mất sân”

Nhiều chuyên gia cảnh báo, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước nếu không vươn lên mạnh, có nguy cơ phải nhường sân chơi cho các doanh nghiệp trong khu vực.  

Công nghiệp hỗ trợ trong nước có nguy cơ “mất sân”

Công nghiệp hỗ trợ trong nước có nguy cơ “mất sân”

Nhiều chuyên gia cảnh báo, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước nếu không vươn lên mạnh, có nguy cơ phải nhường sân chơi cho các doanh nghiệp trong khu vực.  

Phát triển DN nhỏ và vừa lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
Phát triển DN nhỏ và vừa lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

(VOV) - Đề án hướng tới khoảng 2.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Phát triển DN nhỏ và vừa lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Phát triển DN nhỏ và vừa lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

(VOV) - Đề án hướng tới khoảng 2.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Kết nối công nghiệp hỗ trợ Hà Nội với các DN Nhật
Kết nối công nghiệp hỗ trợ Hà Nội với các DN Nhật

(VOV) - Doanh nghiệp hai nước nâng cấp các công nghệ và sản phẩm cụ thể đang có nhu cầu cao trên thị trường.

Kết nối công nghiệp hỗ trợ Hà Nội với các DN Nhật

Kết nối công nghiệp hỗ trợ Hà Nội với các DN Nhật

(VOV) - Doanh nghiệp hai nước nâng cấp các công nghệ và sản phẩm cụ thể đang có nhu cầu cao trên thị trường.

DNNN cần tham gia sản xuất công nghiệp hỗ trợ
DNNN cần tham gia sản xuất công nghiệp hỗ trợ

(VOV) -Đây là một trong nhiều giải pháp được Bộ Công thương nêu ra nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

DNNN cần tham gia sản xuất công nghiệp hỗ trợ

DNNN cần tham gia sản xuất công nghiệp hỗ trợ

(VOV) -Đây là một trong nhiều giải pháp được Bộ Công thương nêu ra nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.