Vào TPP: Thuế giảm sâu, nhiều hàng Việt thêm rộng cửa xuất ngoại

VOV.VN -Nhiều hàng Việt như dệt may, da giày, đồ gỗ, nông sản có khả năng mở rộng thị trường, gia tăng xuất khẩu do thuế suất giảm sâu. 

Tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lớn về thương mại, đầu tư… song cũng đứng trước nhiều thách thức, buộc phải nâng cao cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cải cách mạnh hơn về môi trường đầu tư kinh doanh. Nhận định này được đưa ra tại Hội thảo “Đàm phán hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các lợi ích và thách thức mới cho doanh nghiệp” tổ chức chiều nay (16/8), tại Hà Nội.


TS Võ Trí Thành phát biểu tại hội thảo

Đàm phán Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một đàm phán thương mại tự do giữa 12 nước thành viên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Theo các chuyên gia kinh tế, riêng về thương mại, khi Hiệp định này có hiệu lực, 90% dòng thuế sẽ được giảm về 0%. Đàm phán Đối tác Xuyên Thái Bình Dương gồm nhiều đối tác quan trọng của Việt Nam như: Mỹ, Nhật Bản, Australia... Nhiều mặt hàng như dệt may, da giày, đồ gỗ, nông sản của Việt Nam có khả năng mở rộng thị trường, gia tăng xuất khẩu do thuế suất giảm sâu.

Chẳng hạn, hiện nay ngành dệt may xuất khẩu vào Mỹ với mức thuế suất trung bình 17%, cao nhất 32%, thì khi thuế giảm xuống 0%, kim ngạch xuất khẩu có thể tăng mạnh.

Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương là một trong những đàm phán thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, bao gồm không chỉ các vấn đề về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà còn cả những vấn đề phi thương mại.

Theo ông Thành, “Hiệp định TPP chất lượng rất cao, bên cạnh những vấn đề truyền thống như thương mại, dịch vụ, đầu tư, có rất nhiều vấn đề liên quan đến chính sách sau đường biên giới như: doanh nghiệp nhà nước, mua sắm công, quyền sở hữu trí tuệ. Vậy nên đòi hỏi của nó rất cao, nhưng rất nhất quán với những quá trình cải tổ, cải cách của chúng ta hiện nay. Bởi vì bản chất của hiệp định này là môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, minh bạch. Và cải cách của Việt Nam cũng phải vậy.”

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, để tận dụng được các cơ hội từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương mang lại, Việt Nam cần vượt qua được những thách thức lớn trong thực thi cam kết. Theo đó, khi tham gia vào một “sân chơi” rộng lớn như TPP cũng đồng nghĩa với việc mở cửa mạnh hơn, nên cạnh tranh cũng gay gắt hơn. Ngay cả với những ngành hàng được xem là có lợi thế khi gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương cũng có thể vấp phải không ít rào cản.

Chẳng hạn, để được hưởng thuế suất 0%, ngành dệt may Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc xuất xứ, từ sợi phải nhập từ các nước thành viên Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Với thủy sản, thuế suất không còn là rào cản chính nhưng các biện pháp kiểm dịch lại nghiêm ngặt hơn. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm; giảm phụ thuộc nhập khẩu nguyên liệu, nhất là từ ngoài khối TPP.

Ngoài ra, theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, “Nhà nước ta cần tạo ra một môi trường về thể chế kinh tế, môi trường kinh doanh mà ở đó các doanh nghiệp có thể phát huy được sáng tạo của mình một cách cao nhất. Tôi tin rằng với hệ thống pháp luật kinh tế tương đối hoàn thiện tạo một môi trường để cho doanh nghiệp có thể tiếp cận thuận lợi hơn trong việc thực hiện TPP. Trong đó chuyển ngành công nghiệp từ gia công sang sản xuất, tái cấu trúc lại nền nông nghiệp….để tạo ra một thị trường, điều kiện cho doanh nghiệp trong nước mà nâng tỉ lệ nội địa hóa lên để tham gia vào TPP.”

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là hiệp định thương mại tự do khu vực rất lớn, bao trùm gần 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu. Hiện, 12 nước thành viên TPP vẫn đang tiếp tục đàm phán, để có thể hoàn tất vào cuối năm nay hoặc sang năm 2015. Các chuyên gia khuyến cáo, các ngành hàng, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nắm bắt thông tin, những cam kết cụ thể liên quan đến ngành hàng, sản phẩm của mình, từ đó có chiến lược để nâng cao sức cạnh tranh, tận dụng được các cơ hội, lợi ích từ hiệp định này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TPP không tác động tích cực tới mọi doanh nghiệp Việt
TPP không tác động tích cực tới mọi doanh nghiệp Việt

VOV.VN -DN Việt đang còn thiếu thông tin về TPP, và cần có những thay đổi trong quản lý, kết nối… để tăng năng lực cạnh tranh.

TPP không tác động tích cực tới mọi doanh nghiệp Việt

TPP không tác động tích cực tới mọi doanh nghiệp Việt

VOV.VN -DN Việt đang còn thiếu thông tin về TPP, và cần có những thay đổi trong quản lý, kết nối… để tăng năng lực cạnh tranh.

Bất đồng Mỹ - Nhật Bản cản trở đàm phán TPP
Bất đồng Mỹ - Nhật Bản cản trở đàm phán TPP

VOV.VN - Bất đồng giữa hai nền kinh tế lớn nhất này đã là một trở ngại lớn cho việc kết thúc đàm phàn và đi đến thoả thuận cuối cùng.

Bất đồng Mỹ - Nhật Bản cản trở đàm phán TPP

Bất đồng Mỹ - Nhật Bản cản trở đàm phán TPP

VOV.VN - Bất đồng giữa hai nền kinh tế lớn nhất này đã là một trở ngại lớn cho việc kết thúc đàm phàn và đi đến thoả thuận cuối cùng.

Giới chuyên gia hoài nghi về triển vọng tiến tới ký kết TPP
Giới chuyên gia hoài nghi về triển vọng tiến tới ký kết TPP

Nguyên nhân giải thích cho sự chậm trễ trong việc hoàn thành TPP là thành phần tham gia đàm phán quá đa dạng.

Giới chuyên gia hoài nghi về triển vọng tiến tới ký kết TPP

Giới chuyên gia hoài nghi về triển vọng tiến tới ký kết TPP

Nguyên nhân giải thích cho sự chậm trễ trong việc hoàn thành TPP là thành phần tham gia đàm phán quá đa dạng.

Mỹ - Nhật Bản nối lại đàm phán nhằm thu hẹp bất đồng về TPP
Mỹ - Nhật Bản nối lại đàm phán nhằm thu hẹp bất đồng về TPP

VOV.VN - Hai nền kinh tế lớn nhất trong khuôn khổ TPP, sẽ thảo luận về biểu thuế đối với các nông phẩm trọng yếu, đặc biệt là thịt bò và thịt lợn.

Mỹ - Nhật Bản nối lại đàm phán nhằm thu hẹp bất đồng về TPP

Mỹ - Nhật Bản nối lại đàm phán nhằm thu hẹp bất đồng về TPP

VOV.VN - Hai nền kinh tế lớn nhất trong khuôn khổ TPP, sẽ thảo luận về biểu thuế đối với các nông phẩm trọng yếu, đặc biệt là thịt bò và thịt lợn.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng các nước đàm phán TPP
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng các nước đàm phán TPP

VOV.VN -Đoàn Việt Nam do ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, dẫn đầu.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng các nước đàm phán TPP

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng các nước đàm phán TPP

VOV.VN -Đoàn Việt Nam do ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, dẫn đầu.

Nhật Bản, Mỹ cần thỏa hiệp trong đàm phán TPP
Nhật Bản, Mỹ cần thỏa hiệp trong đàm phán TPP

VOV.VN - Chỉ có như vậy Mỹ và Nhật Bản mới có thể hoàn tất một hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương vào cuối năm nay.

Nhật Bản, Mỹ cần thỏa hiệp trong đàm phán TPP

Nhật Bản, Mỹ cần thỏa hiệp trong đàm phán TPP

VOV.VN - Chỉ có như vậy Mỹ và Nhật Bản mới có thể hoàn tất một hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương vào cuối năm nay.

Mỹ - Nhật Bản nối lại đàm phán về TPP
Mỹ - Nhật Bản nối lại đàm phán về TPP

VOV.VN - Một số quan chức Nhật Bản cho rằng, khác biệt vẫn rất lớn, nên các cuộc đối thoại này sẽ khó đạt được bước đột phá. 

Mỹ - Nhật Bản nối lại đàm phán về TPP

Mỹ - Nhật Bản nối lại đàm phán về TPP

VOV.VN - Một số quan chức Nhật Bản cho rằng, khác biệt vẫn rất lớn, nên các cuộc đối thoại này sẽ khó đạt được bước đột phá. 

Khó đạt được thỏa thuận TPP trong năm nay
Khó đạt được thỏa thuận TPP trong năm nay

VOV.VN - 12 nước tham gia đàm phán cần phải đạt được sự nhất trí trước khi diễn ra các cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ vào tháng 11 tới.

Khó đạt được thỏa thuận TPP trong năm nay

Khó đạt được thỏa thuận TPP trong năm nay

VOV.VN - 12 nước tham gia đàm phán cần phải đạt được sự nhất trí trước khi diễn ra các cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ vào tháng 11 tới.

Tham gia TPP cần lộ trình giảm thuế một số mặt hàng nhạy cảm
Tham gia TPP cần lộ trình giảm thuế một số mặt hàng nhạy cảm

Thuế nhập khẩu bình quân của Việt Nam hiện nay là 13% do vậy cần có lộ trình để dần xóa bỏ để trở về mức 0%.

Tham gia TPP cần lộ trình giảm thuế một số mặt hàng nhạy cảm

Tham gia TPP cần lộ trình giảm thuế một số mặt hàng nhạy cảm

Thuế nhập khẩu bình quân của Việt Nam hiện nay là 13% do vậy cần có lộ trình để dần xóa bỏ để trở về mức 0%.

Bất đồng vòng 12 đàm phán TPP
Bất đồng vòng 12 đàm phán TPP

Đã có những khác biệt cơ bản liên quan đến các vấn đề sở hữu trí tuệ, các công ty quốc doanh hay môi trường… trong vòng đàm phán này.

Bất đồng vòng 12 đàm phán TPP

Bất đồng vòng 12 đàm phán TPP

Đã có những khác biệt cơ bản liên quan đến các vấn đề sở hữu trí tuệ, các công ty quốc doanh hay môi trường… trong vòng đàm phán này.

Đàm phán TPP Mỹ - Nhật Bản dậm chân tại chỗ
Đàm phán TPP Mỹ - Nhật Bản dậm chân tại chỗ

VOV.VN - Giới chức Mỹ và Nhật Bản sẽ tiếp tục đàm phán về nội dung này trong các cuộc đàm phán song phương tới.

Đàm phán TPP Mỹ - Nhật Bản dậm chân tại chỗ

Đàm phán TPP Mỹ - Nhật Bản dậm chân tại chỗ

VOV.VN - Giới chức Mỹ và Nhật Bản sẽ tiếp tục đàm phán về nội dung này trong các cuộc đàm phán song phương tới.