Trung Quốc tuyên bố kiên trì chính sách tiền tệ “tương đối ổn định”

VOV.VN - Chính sách tiền tệ của Trung Quốc cơ bản ổn định nhưng sẽ “linh hoạt” khi tình hình có thay đổi lớn.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc - Chu Tiểu Xuyên phát biểu tại cuộc họp báo bên lề kỳ họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc ngày 12/3 cho biết: “Trung Quốc sẽ kiên trì chính sách tiền tệ cơ bản ổn định, nhưng trong trường hợp tình hình có thay đổi lớn thì chính sách này có thể linh hoạt”.

Tuyên bố trên của người đứng đầu ngành ngân hàng Trung Quốc thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế về khả năng nước này sẽ tiếp tục phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) nhằm kích thích tăng trưởng khi kinh tế nước này đang trên đà giảm tốc.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc - Chu Tiểu Xuyên khẳng định, Trung Quốc sẽ kiên trì chính sách tiền tệ “tương đối ổn định”
Thống đốc Chu Tiểu Xuyên khẳng định, Trung Quốc sẽ kiên trì chính sách tiền tệ “tương đối ổn định”, nếu trên thế giới không xuất hiện sự kiện tài chính kinh tế bất thường thì không cần thiết phải áp dụng biện pháp kích thích mạnh để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, người đứng đầu ngành ngân hàng Trung Quốc cũng để ngỏ khả năng “ngoại lệ” khi cho biết nếu tình hình Trung Quốc và quốc tế có “thay đổi lớn”, thì chính sách tiền tệ của nước này sẽ được áp dụng “linh hoạt” nhằm ứng phó với các nguy cơ.

“Vấn đề quan tâm nhất là chính sách tiền tệ. Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ ổn định, nhưng phải chú ý tính linh hoạt vừa phải của chính sách này, phải đảm bảo sự linh hoạt của chính sách tiền tệ trong giới hạn hợp lý”, Thống đốc Chu Tiểu Xuyên nói.

Tuyên bố trên của ông Chu Tiểu Xuyên được đưa ra trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc ngày càng giảm tốc, xuất khẩu sụt giảm mạnh khiến cộng đồng quốc tế lo ngại nước này sẽ tiếp tục phá giá đồng NDT để kích thích xuất khẩu, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Năm 2016, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6,5% - 7% và duy trì tăng trưởng trên 6,5% cho cả giai đoạn từ 2016 - 2020. Tuy nhiên, thời gian qua, hàng loạt chỉ số cho thấy kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều khó khăn: Tăng trưởng kinh tế năm 2015 chỉ đạt 6,9%, mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua, dự trữ ngoại hối sụt giảm, xuất khẩu giảm mạnh trong nhiều tháng liên tiếp, riêng tháng 1 và 2/2016 giảm 13,1%...

Trong năm 2015, Trung Quốc liên tục phá giá đồng NDT nhưng xuất khẩu vẫn giảm mạnh, thị trường tài chính có nhiều biến động, thị trường chứng khoán liên tục lao dốc. Chính sách tài chính không ổn định mà Trung Quốc áp dụng thời gian qua cũng đã tác động mạnh đến thị trường tài chính và chứng khoán toàn cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Diễn biến kinh tế Trung Quốc gây “bão” trên thị trường thế giới
Diễn biến kinh tế Trung Quốc gây “bão” trên thị trường thế giới

VOV.VN - Những biến động của nền kinh tế Trung Quốc đang tác động mạnh đến hàng loạt các thị trường chứng khoán, tiền tệ quy mô toàn cầu.

Diễn biến kinh tế Trung Quốc gây “bão” trên thị trường thế giới

Diễn biến kinh tế Trung Quốc gây “bão” trên thị trường thế giới

VOV.VN - Những biến động của nền kinh tế Trung Quốc đang tác động mạnh đến hàng loạt các thị trường chứng khoán, tiền tệ quy mô toàn cầu.

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng 1
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng 1

VOV.VN - Chỉ số Nhà quản trị mua hàng của lĩnh vực sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 1 chỉ đạt 49,4 so với 49,7 của tháng trước.

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng 1

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục thu hẹp trong tháng 1

VOV.VN - Chỉ số Nhà quản trị mua hàng của lĩnh vực sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 1 chỉ đạt 49,4 so với 49,7 của tháng trước.

Kinh tế Trung Quốc có nguy cơ “hạ cánh cứng”?
Kinh tế Trung Quốc có nguy cơ “hạ cánh cứng”?

VOV.VN - Thuật ngữ “hạ cánh cứng” được hiểu là nền kinh tế của một nước chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp và sau đó suy thoái.

Kinh tế Trung Quốc có nguy cơ “hạ cánh cứng”?

Kinh tế Trung Quốc có nguy cơ “hạ cánh cứng”?

VOV.VN - Thuật ngữ “hạ cánh cứng” được hiểu là nền kinh tế của một nước chuyển từ tăng trưởng cao sang tăng trưởng thấp và sau đó suy thoái.