Tăng trưởng xuất khẩu dệt may có thể chỉ đạt 8-9% trong năm nay

VOV.VN - Từ nay đến cuối năm, doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn do đơn hàng ngày một giảm đi, thời gian giao hàng ngắn...

Từ nay đến cuối năm, xuất khẩu dệt may vẫn phải chịu tác động từ nhiều yếu tố như: sự cạnh tranh từ các nước phát triển mạnh về dệt may, giá cả đầu vào tăng, đơn hàng giảm...  Hiệp hội dệt may dự báo, tăng trưởng xuất khẩu của ngành năm nay chỉ khoảng 8-9%.

(Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, trong 8 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của ngành có sự tăng trưởng khá tốt, đạt 19,8 tỉ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất ngành, chiếm 51% thị phần, tiếp đó là EU, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Ngoài yếu tố thị trường, xuất khẩu dệt may thời gian qua cũng có một số yếu tố thuận lợi khác, đó là EU đã quyết định chấp nhận quy tắc cộng dồn xuất xứ đối với nguyên liệu sản xuất hàng may mặc cho Việt Nam.

Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, doanh nghiệp dệt may sẽ gặp nhiều khó khăn do đơn hàng ngày một giảm đi, thời gian giao hàng ngắn. Đặc biệt, dệt may Việt Nam đang chịu sức ép về giá do ngành dệt may một số nước như Bangladesh, Myanma, Campuchia… đang phát triển rất mạnh nhờ được hưởng cơ chế ưu đãi từ Mỹ, EU... Chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ và việc điều chỉnh tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ khiến các quốc gia cạnh tranh xuất khẩu với Việt Nam tiếp tục phá giá đồng nội tệ, giảm thuế để hỗ trợ xuất khẩu.

Ngoài ra, chi phí nhân công, lưu kho, vận chuyển,  nguồn nhân lực chất lượng cao thiếu hụt, khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế, sẽ tạo sức ép lớn cho doanh nghiệp dệt may trong nước.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết, dệt may trong những tháng cuối năm sẽ không có nhiều đột biến. Dự báo, tăng trưởng xuất khẩu của toàn ngành năm nay cũng chỉ ở mức 8-9%: 
Theo ông Dường, nếu doanh nghiệp muốn cạnh tranh được và giữ được hàng để các đơn hàng không chuyển sang thị trường Ấn Độ, Bangladesh thì tất cả các doanh nghiệp đều phải cạnh tranh cả về giá nữa, giá cả phải giữ nguyên, thậm chí phải giảm đi.

Để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu theo kế hoạch đề ra, Bộ Công Thương đề nghị ngành dệt may tích cực triển khai hoạt động đưa hàng Việt ra nước ngoài thông qua thực hiện Đề án "Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020"; kết nối cung- cầu với hệ thống siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài hiện diện tại Việt Nam; tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, nhất là hoạt động giới thiệu sản phẩm và kết nối giao thương; Tổ chức các chương trình sử dụng sản phẩm của nhau, hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nội địa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngành dệt may nâng cao năng lực nội tại, hướng tới giá trị cốt lõi
Ngành dệt may nâng cao năng lực nội tại, hướng tới giá trị cốt lõi

VOV.VN -Ngành dệt may đang dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, với tỷ trọng 16%.

Ngành dệt may nâng cao năng lực nội tại, hướng tới giá trị cốt lõi

Ngành dệt may nâng cao năng lực nội tại, hướng tới giá trị cốt lõi

VOV.VN -Ngành dệt may đang dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, với tỷ trọng 16%.

Xuất khẩu dệt may và giày dép mang về 15 tỷ USD trong 5 tháng
Xuất khẩu dệt may và giày dép mang về 15 tỷ USD trong 5 tháng

VOV.VN -5 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu dệt may đạt 9,39 tỷ USD, xuất khẩu giày dép đạt 5,65 tỷ USD. 

Xuất khẩu dệt may và giày dép mang về 15 tỷ USD trong 5 tháng

Xuất khẩu dệt may và giày dép mang về 15 tỷ USD trong 5 tháng

VOV.VN -5 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu dệt may đạt 9,39 tỷ USD, xuất khẩu giày dép đạt 5,65 tỷ USD. 

Đề xuất bán hết hơn 2.600 tỷ đồng vốn Nhà nước tại Tập đoàn Dệt may
Đề xuất bán hết hơn 2.600 tỷ đồng vốn Nhà nước tại Tập đoàn Dệt may

6 bộ ngành Trung ương vừa được Văn phòng Chính phủ gửi công văn lấy ý kiến về đề xuất của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).

Đề xuất bán hết hơn 2.600 tỷ đồng vốn Nhà nước tại Tập đoàn Dệt may

Đề xuất bán hết hơn 2.600 tỷ đồng vốn Nhà nước tại Tập đoàn Dệt may

6 bộ ngành Trung ương vừa được Văn phòng Chính phủ gửi công văn lấy ý kiến về đề xuất của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).

Doanh nghiệp dệt may muốn Chính phủ giảm thuế sợi về 0%
Doanh nghiệp dệt may muốn Chính phủ giảm thuế sợi về 0%

VITAS đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Công Thương bỏ quy định tăng mức thuế nhập khẩu từ 0% lên 2% đối với xơ polyester...

Doanh nghiệp dệt may muốn Chính phủ giảm thuế sợi về 0%

Doanh nghiệp dệt may muốn Chính phủ giảm thuế sợi về 0%

VITAS đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Công Thương bỏ quy định tăng mức thuế nhập khẩu từ 0% lên 2% đối với xơ polyester...

Ngành dệt may bình chân với cách mạng 4.0
Ngành dệt may bình chân với cách mạng 4.0

VOV.VN - Ngành dệt may sẽ chịu nhiều tác động của cuộc cách mạng 4.0. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc chưa mấy quan tâm tới vấn đề này.

Ngành dệt may bình chân với cách mạng 4.0

Ngành dệt may bình chân với cách mạng 4.0

VOV.VN - Ngành dệt may sẽ chịu nhiều tác động của cuộc cách mạng 4.0. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc chưa mấy quan tâm tới vấn đề này.

Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Dệt may Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu
Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Dệt may Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu

VOV.VN - Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ vừa làm việc với Tập đoàn Dệt may Việt Nam, truyền đạt 6 nội dung Thủ tướng giao Vinatex cần quan tâm..

Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Dệt may Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu

Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Dệt may Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu

VOV.VN - Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ vừa làm việc với Tập đoàn Dệt may Việt Nam, truyền đạt 6 nội dung Thủ tướng giao Vinatex cần quan tâm..