Tăng bội chi ngân sách là chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm

VOV.VN - Bội chi Ngân sách Nhà nước năm 2013 bằng 6,6% GDP tăng cao hơn mức bội chi được Quốc hội cho phép ở mức 5,3%.

Tiếp tục Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, chiều 20/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn Quyết toán Ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2013.

Theo đó, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thừa ủy quyền của Chính phủ trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán thu, chi NSNN năm 2013 với mức tổng số thu cân đối NSNN là 1.084.064 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn năm 2012 chuyển sang năm 2013, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2012, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước).

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cũng trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán tổng chi cân đối Ngân sách Nhà nước 1.277.710 tỷ đồng (bao gồm cả chuyển nguồn từ năm 2013 sang năm 2014).

Như vậy, Quốc hội cũng sẽ xem xét phê chuẩn khoản bội chi Ngân sách Nhà nước 236.769 tỷ đồng, bằng 6,6% GDP (không bao gồm kết dư ngân sách địa phương 43.123 tỷ đồng).

Trước đó, tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 11/2012), Quốc hội khoá XIII đã có Nghị quyết số 32/2012/QH13 ngày 10/11/2012 quyết định nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2013 với tổng số thu 816.000 tỷ đồng, tổng số chi 978.000 tỷ đồng với mức bội chi 162.000 tỷ đồng, tương đương 4,8% GDP, sau được điều chỉnh là 195.500 tỷ đồng, tương đương 5,3% GDP theo Nghị quyết số 54/2013/QH13 ngày 12/11/2013 của Quốc hội.

Tuy nhiên, năm 2013, mức bội chi NSNN bằng 6,6% GDP, vẫn tăng cao hơn mức bội chi được Quốc hội cho phép 5,3%, do phải xử lý chi trả quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng (13.190 tỷ đồng) chưa có nguồn bù đắp từ năm 2010, 2011 và tăng chi từ vốn ngoài nước (29.422 tỷ đồng).

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2013 được triển khai thực hiện trong điều kiện tình hình chính trị - kinh tế thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, áp lực lạm phát và cơ cấu lại nền kinh tế lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh tuy đã có bước phục hồi, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, hàng tồn kho và nợ xấu còn lớn, một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp phải thu hẹp hoặc tạm dừng hoạt động...

Theo kết quả thẩm tra quyết toán NSNN năm 2013 của Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội do Chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày cho thấy, năm 2013, tình trạng chi tiêu sai chế độ vẫn còn ở một số đơn vị.

“Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị thu hồi khoản chi sai chế độ hàng trăm tỷ đồng, Kho bạc Nhà nước phát hiện nhiều món chi sai chế độ; việc triển khai nhiệm vụ chi ngân sách ở một số Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương còn chậm so với quy định, nhất là đối với các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông”, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển cho biết.

Cũng theo Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội, tính đến 31/12/2013, so với GDP thực tế, dư nợ Chính phủ bằng 42,6%, dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng 37,3%, nợ công bằng 54,5%; vẫn nằm trong giới hạn theo quy định của Quốc hội.

Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội nhận thấy, bội chi ngân sách năm 2013 đã vượt mức cho phép của Quốc hội, chủ yếu do tăng chi trả nợ quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng 13.190 tỷ đồng; Tăng do chi từ nguồn vốn ngoài nước 29.422 tỷ đồng, chủ yếu cho đầu tư (28.682 tỷ đồng) các dự án cần đẩy nhanh tiến độ như: Dự án Cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải, Cầu Nhật Tân… Việc tăng bội chi so với mức báo cáo Quốc hội thể hiện việc chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm.

Chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội cũng khẳng định: Quyết toán NSNN năm 2013 đã được cơ quan kiểm toán nhà nước kiểm toán, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp. Nhiều kiến nghị của kiểm toán nhà nước đã được các cơ quan của Chính phủ xem xét tiếp thu và thực hiện theo quy định của Luật NSNN.

“Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội đề nghị xem xét, trình Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2013”. Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch nước: Nhu cầu chi ngân sách rất lớn nhưng tiền thì có hạn
Chủ tịch nước: Nhu cầu chi ngân sách rất lớn nhưng tiền thì có hạn

VOV.VN - Tại phiên họp, Chủ tịch nước đánh giá các đề án chưa khắc phục được những hạn chế, bấp cập của cơ chế phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách hiện hành.

Chủ tịch nước: Nhu cầu chi ngân sách rất lớn nhưng tiền thì có hạn

Chủ tịch nước: Nhu cầu chi ngân sách rất lớn nhưng tiền thì có hạn

VOV.VN - Tại phiên họp, Chủ tịch nước đánh giá các đề án chưa khắc phục được những hạn chế, bấp cập của cơ chế phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách hiện hành.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cân đối ngân sách còn nhiều khó khăn
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cân đối ngân sách còn nhiều khó khăn

VOV.VN - Tổng thu Ngân sách Nhà nước tăng 10,3% so với dự toán song tổng chi năm 2014 cũng tăng 8% so với dự toán.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cân đối ngân sách còn nhiều khó khăn

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cân đối ngân sách còn nhiều khó khăn

VOV.VN - Tổng thu Ngân sách Nhà nước tăng 10,3% so với dự toán song tổng chi năm 2014 cũng tăng 8% so với dự toán.

"Minh bạch ngân sách, địa phương sẽ hết so bì"
"Minh bạch ngân sách, địa phương sẽ hết so bì"

VOV.VN -Theo đại biểu Trần Du Lịch, cái gì đưa ra Quốc hội thảo luận minh bạch thì mọi thứ tốt và ngân sách cần minh bạch nhất.

"Minh bạch ngân sách, địa phương sẽ hết so bì"

"Minh bạch ngân sách, địa phương sẽ hết so bì"

VOV.VN -Theo đại biểu Trần Du Lịch, cái gì đưa ra Quốc hội thảo luận minh bạch thì mọi thứ tốt và ngân sách cần minh bạch nhất.

Thanh tra Chính phủ:'Hà Nội có nhiều sai phạm trong quản lý ngân sách'
Thanh tra Chính phủ:'Hà Nội có nhiều sai phạm trong quản lý ngân sách'

VOV.VN - Kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều hạn chế, sai phạm trong quản lý ngân sách, tài chính, tài sản; trong đầu tư dự án…

Thanh tra Chính phủ:'Hà Nội có nhiều sai phạm trong quản lý ngân sách'

Thanh tra Chính phủ:'Hà Nội có nhiều sai phạm trong quản lý ngân sách'

VOV.VN - Kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều hạn chế, sai phạm trong quản lý ngân sách, tài chính, tài sản; trong đầu tư dự án…