Sửa cầu Long Biên, cần có thêm phương án khác

VOV.VN - Chuyên gia giao thông cho rằng, cần thiết phải có thêm phương án lựa chọn khác với 3 phương án hiện tại.

Mới đây, với 3 phương án xây dựng cầu đường sắt và bảo tồn cầu Long Biên của Bộ GTVT đưa ra đã gây xôn xao dư luận. Nhiều ý kiến khác nhau của giới khoa học, nghiên cứu, giới sử học và văn hóa…đã được đưa ra với quan điểm chung cho rằng, các phương án do Bộ GTVT đưa ra là chưa hợp lý: Việc xây cầu đường sắt trùng với vị trí cầu cũ hiện nay sẽ tác động toàn diện đến cầu Long Biên, phá vỡ hình ảnh lịch sử và cổ kính của cây cầu di sản mang biểu tượng của Thủ đô.

Cần có thêm phương án lựa chọn

Về sự việc này, là chuyên gia trong ngành giao thông vận tải, TS. Trần Hữu Minh (Đại học GTVT) đã bày tỏ quan điểm cho rằng, xét trên bình diện tổng thể, khi đứng trước xu thế chung, yêu cầu phát triển và yêu cầu bảo tồn thường có mâu thuẫn với nhau. Mâu thuẫn này luôn là đòi hỏi bất cứ đô thị nào, quốc gia nào cũng đều phải giải quyết.


Không nhất thiết phải dỡ bỏ cầu Long Biên để làm mới cây cầu khác. (Ảnh: Hà Thành)

Ý kiến của TS. Minh chỉ rõ, đối với đô thị đang trong quá trình phát triển nhanh như Hà Nội, thành phố nên có một danh sách ưu tiên những công trình lịch sử văn hóa cần phải giữ lại bằng mọi giá. Bởi với những công trình thực sự quan trọng, là tinh hoa về văn hóa, cần phải bảo tồn và sẽ không bao giờ được tác động đến.

Bên cạnh đó, đối với những công trình có mức độ ưu tiên thấp hơn, thành phố sẽ cho phép có thể sửa chữa, thay đổi công năng, hoặc thậm chí phá bỏ nếu cần. Vì yêu cầu phát triển cũng đồng nghĩa với yêu cầu phải thay đổi. Nếu cái gì cũng giữ lại thì sẽ rất khó cho sự phát triển đi lên.

Cụ thể đối với các phương án của Bộ GTVT vừa đưa ra cho cầu Long Biên, theo TS. Minh sẽ là hợp lý trên phương diện chỉ là đề xuất mà không định hướng lựa chọn. Do đó, Bộ GTVT cũng nên đưa thêm những phương án khác như làm thêm một cây cầu mới, độc lập không có liên quan gì đến cầu Long Biên. Hơn nữa, dự án nào cũng là do người dân trả tiền nên cần có thêm phương án cho người dân tìm hiểu và lựa chọn.

“Với những dự án lớn như thế này, trước khi công bố phương án nên có các tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các nhà bảo tồn, các nhà khảo cổ, cùng các chuyên gia về giao thông. Hơn nữa cần phải có những cuộc hội thảo có tầm cỡ hoặc tổ chức hẳn những cuộc thi thiết kế mới cho cầu Long Biên”, TS. Minh nêu ý kiến.

Nguyên tắc lấy dân làm gốc và phát huy tính dân chủ trong nhân dân trong từng dự án là cũng là điều cần đặc biệt coi trọng. Theo vị Tiến sĩ này, các phương án đưa ra phải lấy được ý kiến người dân ở mức độ rộng khắp: Người dân phải được cung cấp đầu tiên là các phương án có thể, thứ hai là các thông tin chi tiết khi mà lựa chọn các phương án đó. Cụ thể là chi phí phải đầu tư những gì? Lợi ích của người dân, lợi ích của cộng đồng của xã hội ra sao?

Theo đó, khi mà có được một kênh giao thức hợp lý, người dân sẽ phản ứng và cho quan điểm rõ ràng, nhà quản lý trên cơ sở đó để quyết định phương án hợp lý nhất. Khi đã có được sự đồng thuận và ủng hộ, dự án sẽ dễ triển khai.

“Đối với những phương án có mức đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng tương đương khoảng gần nửa tỷ USD, đấy là số tiền rất lớn đối với một quốc gia như Việt Nam, GDP mới có 170 - 180 tỷ USD. Cho nên những phương án đưa ra cần phải được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Hơn nữa, cầu Long Biên là một công trình gắn bó với lịch sử Hà Nội nên rõ ràng phần bảo tồn nhất thiết phải được đặt ra”, TS. Minh chia sẻ.

Hà Nội vẫn cần thêm cầu

Theo quan điểm cá nhân của TS. Minh, trước nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống kinh tế xã hội trong xu thế hiện nay, quốc gia nào nhanh chân thì sẽ chiếm được ưu thế, quốc gia chậm chân thì sẽ bị lệ thuộc về kinh tế, ảnh hưởng về chính trị, đó là điều cần phải được cân nhắc.

Vì thế, việc phát triển đường sắt với những tuyến đường sắt nội đô, đường sắt hai làn, hai chiều cho những siêu đô thị như Hà Nội là cực kỳ cấp thiết nên Hà Nội nhất định sẽ phải làm.

Mặc dù vậy, TS. Minh cho rằng không nhất thiết phải dỡ bỏ cầu long biên để làm mới cây cầu khác trên vị trí đó. Nên giữ lại và sửa chữa cầu Long Biên, bởi lẽ cây cầu hiện nay vẫn đang có tác dụng giảm tải, với lượng xe đạp, xe máy lưu thông qua cầu rất lớn.

“Ở các đô thị trên thế giới như London (Anh), Paris (Pháp) người ta làm hàng chục cây cầu, đâu chỉ có mấy cái như Hà Nội. Thế nên việc giữ lại một cây cầu và làm thêm cầu nữa là điều tất yếu Hà Nội sẽ phải làm trong hiện tại và tương lai”, TS. Minh nói.

Góp ý kiến cho việc xây dựng và bảo tồn cầu Long Biên, PGS.TS Nguyễn Văn Thụ, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT cũng cho rằng, việc đầu tư xây mới hay bảo tồn, nâng cấp cầu Long Biên hiện nay đều là việc làm quan trọng và cấp thiết.

“Cầu Long Biên hiện tại cũng đã xuống cấp cần phải được sửa chữa lớn để đảm bảo an toàn cho việc lưu thông đồng thời bảo tồn giá trị di sản. Tuy nhiên nâng cấp bằng việc sửa chữa mới hoàn toàn cầu là việc không nên làm. Có chăng là nên xây cầu đường sắt khác theo phương tuyến khác phục vụ cho quy hoạch chung. Tuy nhiên để làm được sẽ cần nhiều tiền hơn, chỉ riêng việc duy tu bảo tồn cầu cũ giờ muốn làm cũng không thể không có tiền”. PGS.TS Nguyễn Văn Thụ trăn trở./.

“Có những di sản với giá trị đã kết tinh trong đó nếu hôm nay phá đi mai sau dù có thêm nhiều tiền chúng ta cũng không thể xây dựng lại được.

Chẳng hạn như ở Berlin (Đức), họ vẫn giữ lại cái nhà thờ thời kỳ quân đồng minh đánh chiếm, đánh bom… Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có những thứ buộc lòng vẫn phải phá đi”. 
TS. Trần Hữu Minh

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lập phương án di dời cầu Long Biên và xây cầu mới
Lập phương án di dời cầu Long Biên và xây cầu mới

Cả 3 phương án nêu ra có diện tích chiếm dụng đất của dự án khoảng hơn 60.000m2 và di dời hơn 600 nhà dân.

Lập phương án di dời cầu Long Biên và xây cầu mới

Lập phương án di dời cầu Long Biên và xây cầu mới

Cả 3 phương án nêu ra có diện tích chiếm dụng đất của dự án khoảng hơn 60.000m2 và di dời hơn 600 nhà dân.

"Cả 3 phương án đều hủy hoại cầu Long Biên"
"Cả 3 phương án đều hủy hoại cầu Long Biên"

VOV.VN - Cả 3 phương án Bộ GTVT đưa ra đều dẫn tới sự hủy hoại, làm tan biến cầu Long Biên - một cây cầu có giá trị lịch sử văn hóa.

"Cả 3 phương án đều hủy hoại cầu Long Biên"

"Cả 3 phương án đều hủy hoại cầu Long Biên"

VOV.VN - Cả 3 phương án Bộ GTVT đưa ra đều dẫn tới sự hủy hoại, làm tan biến cầu Long Biên - một cây cầu có giá trị lịch sử văn hóa.

Nếu Hà Nội không còn cầu Long Biên...
Nếu Hà Nội không còn cầu Long Biên...

VOV.VN - Ký ức không gian sẽ bị xoá trắng, lịch sử thành phố bị xé rách nhiều trang, sợi tơ duyên se hiện tại và quá khứ đứt toang...

Nếu Hà Nội không còn cầu Long Biên...

Nếu Hà Nội không còn cầu Long Biên...

VOV.VN - Ký ức không gian sẽ bị xoá trắng, lịch sử thành phố bị xé rách nhiều trang, sợi tơ duyên se hiện tại và quá khứ đứt toang...

Bảo tồn cầu Long Biên: Loanh quanh tính chuyện thiệt hơn
Bảo tồn cầu Long Biên: Loanh quanh tính chuyện thiệt hơn

VOV.VN - Nhà quản lý vẫn nói bảo tồn di sản phải hài hòa với phát triển nhưng trên thực tế lợi ích kinh tế vẫn được đặt lên hàng đầu.

Bảo tồn cầu Long Biên: Loanh quanh tính chuyện thiệt hơn

Bảo tồn cầu Long Biên: Loanh quanh tính chuyện thiệt hơn

VOV.VN - Nhà quản lý vẫn nói bảo tồn di sản phải hài hòa với phát triển nhưng trên thực tế lợi ích kinh tế vẫn được đặt lên hàng đầu.

Cầu Long Biên trĩu nặng dấu ấn thời gian
Cầu Long Biên trĩu nặng dấu ấn thời gian

VOV.VN - Long Biên còn được gọi là "cây cầu của những người nghèo" với hình ảnh lam lũ, tất bật của người lao động từ sáng sớm đến tối khuya.

Cầu Long Biên trĩu nặng dấu ấn thời gian

Cầu Long Biên trĩu nặng dấu ấn thời gian

VOV.VN - Long Biên còn được gọi là "cây cầu của những người nghèo" với hình ảnh lam lũ, tất bật của người lao động từ sáng sớm đến tối khuya.

Bao nhiêu đề án bảo tồn cầu Long Biên coi như bỏ đi?
Bao nhiêu đề án bảo tồn cầu Long Biên coi như bỏ đi?

VOV.VN - Ý kiến của PGS.TS.KTS Nguyễn Hồng Thục - Viện trưởng Viện nghiên cứu định cư về các phương án di dời cầu Long Biên của Bộ GTVT.

Bao nhiêu đề án bảo tồn cầu Long Biên coi như bỏ đi?

Bao nhiêu đề án bảo tồn cầu Long Biên coi như bỏ đi?

VOV.VN - Ý kiến của PGS.TS.KTS Nguyễn Hồng Thục - Viện trưởng Viện nghiên cứu định cư về các phương án di dời cầu Long Biên của Bộ GTVT.

Sửa cầu Long Biên phải bảo tồn tính lịch sử của cầu
Sửa cầu Long Biên phải bảo tồn tính lịch sử của cầu

VOV.VN -Kinh phí để sửa chữa một cây cầu là không khó nhưng quan trọng sửa chữa phải có tính bảo tồn gắn với lịch sử phát triển 

Sửa cầu Long Biên phải bảo tồn tính lịch sử của cầu

Sửa cầu Long Biên phải bảo tồn tính lịch sử của cầu

VOV.VN -Kinh phí để sửa chữa một cây cầu là không khó nhưng quan trọng sửa chữa phải có tính bảo tồn gắn với lịch sử phát triển 

Phương án nào cũng phải bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên
Phương án nào cũng phải bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên

VOV.VN - Bộ GTVT cần phải hiểu rõ giá trị cầu Long Biên trước khi đưa ra những quyết định mang tính sống còn với cây cầu đặc biệt này.

Phương án nào cũng phải bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên

Phương án nào cũng phải bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên

VOV.VN - Bộ GTVT cần phải hiểu rõ giá trị cầu Long Biên trước khi đưa ra những quyết định mang tính sống còn với cây cầu đặc biệt này.