Sóc Trăng nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do hạn mặn xâm nhập

VOV.VN - Hiện nay, công tác ứng phó hạn mặn xâm nhập đang được ngành chuyên môn và nông dân Sóc Trăng chủ động triển khai khẩn trương, nhằm giảm thiểu thiệt hại đến sản xuất trong mùa khô năm nay.

Hạn mặn xâm nhập đã gây ảnh hưởng và thiệt hại đến vùng sản xuất của người dân tỉnh Sóc Trăng. Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh này, đến nay đã có hơn 1.000 ha lúa bị ảnh hưởng do thiếu nước ngọt. Hiện nay công tác ứng phó đang được ngành chuyên môn và nông dân chủ động triển khai khẩn trương, nhằm giảm thiểu rủi ro thiệt hại đến sản xuất trong mùa khô năm nay.

Trong tháng 3 này, độ mặn tại các địa phương của huyện Cù Lao Dung, như xã An Thạnh 1, An Thạnh Tây, thị Trấn Cù Lao Dung, xã An Thạnh Đông, An Thạnh 2, Đại Ân 1 luôn thường trực ở mức trên 4.0g/l. Với việc độ mặn cao nên các cống, như cống An Trung (xã Anh Thạnh 1), cống Rạch Tráng (xã An Thạnh Đông) và cống Sáu Tùng, cống Sáu Thử 1 (xã Đại Ân 1) đều đã được đóng kín. Việc lấy nước ngọt vào là rất khó khăn.

Anh Ong Minh Thường - một nhà vườn ở thị trấn Cù Lao Dung cho biết, nhờ chủ động ứng phó ngay từ đầu nên 5ha vườn bưởi Năm Roi và Da Xanh của gia đình vẫn đang tươi tốt. Để bảo vệ cây trồng vượt qua giai đoạn hạn mặn này, ngoài trữ nước ngọt trong mương vườn, anh còn sử dụng mạch nước ngầm và ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm để tưới cho cây trồng trong giai đoạn hạn mặn gay gắt này. Bên cạnh đó anh sử dụng vôi để hạ phèn, cách làm này, giúp cây tránh bị ngộ độc vì nắng nóng kéo dài.

“Muốn giữ nguồn nước để tưới, nên mình chỉ tưới định kỳ. Ví dụ 2-3 ngày mình thấy cây lá xèo xèo mới phải tưới, khi cây ổn định mình sử dụng vôi rải”, anh Ong Minh Thường cho biết:

Qua tuyên truyền của ngành nông nghiệp về hạn mặn và tác động của mùa khô năm nay, anh Nguyễn Phước Thiện ở Xã Thới An Hội, huyện Kế Sách cũng đã gia cố các ao trong vườn để trữ nước ngọt. Ngoài ra, anh còn đầu tư hệ thống tưới phun để tiết kiệm nước, nhờ vậy mà vườn cây của anh vẫn phát triển tốt. “Tưới bằng cách này thì cứ 3-4 ngày mới phải tưới, vừa tiết kiệm được thời gian, lượng nước tưới được trữ trong mùa hạn sẽ dài hơn”, anh Thiện cho hay.

Ông Vũ Bá Quan, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Kế Sách cho biết thêm, hiện nay Kế Sách có khoảng 1.000ha áp dụng tưới tiết kiệm trong vườn cây, kể cả bình thường cũng tưới tiết kiệm không riêng chỉ ở giai đoạn hạn mặn. Đối với nước sinh hoạt cho người dân kể cả hạn mặn 2 đợt được xem là gay gắt nhất cũng luôn được đảm bảo phục vụ cho dân sinh.

Hiện nay, các cống đầu nguồn ở tỉnh Sóc Trăng độ mặn đang rất cao, việc lấy nước cho sản xuất gặp nhiều khó khăn. Ngành nông nghiệp cử cán bộ trực xuyên suốt tại các cống để giám sát độ mặn, khi thích hợp sẽ lấy nước vào. Bên cạnh đó, công tác thủy lợi nội đồng được thực hiện từ đầu năm, đặc biệt là khu vực phía Nam sông Hậu.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, vụ lúa Đông Xuân muộn toàn tỉnh xuống giống hơn 41.000 ha. Hiện đã có hơn 1.000 ha lúa bị ảnh hưởng do mặn xâm nhập sâu, khô hạn gây thiếu nước tưới kết hợp ngộ độc phèn, trong đó có gần 40 ha bị thiệt hại trên 70%. Những diện tích này tập trung chủ yếu ở huyện Long Phú và Trần Đề. Đây là diện tích nằm trong số 6.000 ha mà bà con xuống giống ngoài kế hoạch của ngành nông nghiệp.

Trước tình hình hạn, mặn xâm nhập gay gắt, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng đã kiểm tra thực tế để chỉ đạo hướng giải quyết, giúp giảm tối đa thiệt hại cho bà con. Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo, thời điểm nào thích hợp sẽ mở cống hoặc bơm nước vào. “Mỗi khi tiên hành công tác này, ngành chức năng lên nhóm Zalo thông báo để cho bà con chủ động lấy nước, nếu không lấy nước ngay, để lâu sẽ hết nước nên tỉnh đề cao công tác phối hợp giữa chính quyền với người dân”, ông Lâu cho biết.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phòng chống hạn mặn cao điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Phòng chống hạn mặn cao điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, mặn xâm nhập mùa khô năm nay cao hơn trung bình nhiều năm tại khu vực ĐBSCL. Dự báo tình trạng này còn tiếp tục gia tăng, đặc biệt trong tháng 4. Mặn xâm nhập mùa khô gia tăng ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân.

Phòng chống hạn mặn cao điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Phòng chống hạn mặn cao điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, mặn xâm nhập mùa khô năm nay cao hơn trung bình nhiều năm tại khu vực ĐBSCL. Dự báo tình trạng này còn tiếp tục gia tăng, đặc biệt trong tháng 4. Mặn xâm nhập mùa khô gia tăng ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân.

Hạn mặn sẽ còn tác động xấu đến Miền Tây, dự báo mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5
Hạn mặn sẽ còn tác động xấu đến Miền Tây, dự báo mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5

VOV.VN - Theo số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 đến sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm. Đợt mặn xâm nhập xuất hiện từ ngày 8- 13/3 với ranh mặn 4‰ lấn sâu vào các dòng sông từ 40-66 km, có nơi sâu hơn, riêng tại Bến Tre có nơi mặn xâm nhập còn sâu hơn ranh mặn sâu nhất năm 2016 – năm hạn mặn kỷ lục đã xảy ra ở ĐBSCL.

Hạn mặn sẽ còn tác động xấu đến Miền Tây, dự báo mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5

Hạn mặn sẽ còn tác động xấu đến Miền Tây, dự báo mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 5

VOV.VN - Theo số liệu của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 đến sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm. Đợt mặn xâm nhập xuất hiện từ ngày 8- 13/3 với ranh mặn 4‰ lấn sâu vào các dòng sông từ 40-66 km, có nơi sâu hơn, riêng tại Bến Tre có nơi mặn xâm nhập còn sâu hơn ranh mặn sâu nhất năm 2016 – năm hạn mặn kỷ lục đã xảy ra ở ĐBSCL.

Nông dân Tiền Giang quyết liệt "chiến đấu" với hạn mặn
Nông dân Tiền Giang quyết liệt "chiến đấu" với hạn mặn

VOV.VN - Hiện nay, tình hình khô hạn, xâm nhập mặn tại địa bàn tỉnh Tiền Giang bước vào đỉnh điểm. Tại nhiều khu vực đã bước vào giai đoạn cạn nguồn, thiếu nước ngọt. Chính quyền và bà con nông dân đang quyết liệt đắp đập, bơm nước vào “cấp cứu” cho cây trồng đang khô héo.

Nông dân Tiền Giang quyết liệt "chiến đấu" với hạn mặn

Nông dân Tiền Giang quyết liệt "chiến đấu" với hạn mặn

VOV.VN - Hiện nay, tình hình khô hạn, xâm nhập mặn tại địa bàn tỉnh Tiền Giang bước vào đỉnh điểm. Tại nhiều khu vực đã bước vào giai đoạn cạn nguồn, thiếu nước ngọt. Chính quyền và bà con nông dân đang quyết liệt đắp đập, bơm nước vào “cấp cứu” cho cây trồng đang khô héo.

ĐBSCL đang đối mặt với mùa hạn, mặn khốc liệt
ĐBSCL đang đối mặt với mùa hạn, mặn khốc liệt

VOV.VN - Sáng nay (27/3), tại Cần Thơ, Báo Tiền Phong phối hợp Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Sống chung với hạn, mặn vùng ĐBSCL”.

ĐBSCL đang đối mặt với mùa hạn, mặn khốc liệt

ĐBSCL đang đối mặt với mùa hạn, mặn khốc liệt

VOV.VN - Sáng nay (27/3), tại Cần Thơ, Báo Tiền Phong phối hợp Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Sống chung với hạn, mặn vùng ĐBSCL”.

Dự báo thiếu nước ngọt tại nhiều địa phương tại Hậu Giang do hạn, mặn xâm nhập
Dự báo thiếu nước ngọt tại nhiều địa phương tại Hậu Giang do hạn, mặn xâm nhập

VOV.VN - Dự báo của ngành chức năng tỉnh Hậu Giang, ngoài mặn xâm nhập từ triều biển Tây, từ nay đến cuối tháng 3 này, xâm nhập mặn theo triều Biển Đông trên sông Hậu cũng sẽ diễn biến phức tạp.

Dự báo thiếu nước ngọt tại nhiều địa phương tại Hậu Giang do hạn, mặn xâm nhập

Dự báo thiếu nước ngọt tại nhiều địa phương tại Hậu Giang do hạn, mặn xâm nhập

VOV.VN - Dự báo của ngành chức năng tỉnh Hậu Giang, ngoài mặn xâm nhập từ triều biển Tây, từ nay đến cuối tháng 3 này, xâm nhập mặn theo triều Biển Đông trên sông Hậu cũng sẽ diễn biến phức tạp.