Phát triển giống lúa Nhật phải nhìn thấu đáo từ thị trường

VOV.VN - Hiện lúa Nhật vẫn được trồng tự phát, chưa có khuyến cáo từ ngành chức năng, trong khi đó, yếu tố thị trường và đầu ra cho sản phẩm vẫn còn bỏ ngỏ.

Trong thời gian gần đây, lúa Nhật đã có mặt và phát triển trên các cánh đồng ở ĐBSCL nói chung và Đồng Tháp nói riêng. Với diện tích gần 10.000 ha sản xuất, Đồng Tháp là tỉnh sản xuất tương đối nhiều giống lúa này trong khu vực. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là có nên phát triển giống lúa này song song với các giống lúa hiện có tại địa phương.

Tại huyện Tam Nông, nhiều hộ nông dân đang chuẩn bị sân làm mạ để trồng lúa Nhật vụ đông xuân 2015 – 2016. Khác với nhiều loại giống bản địa, lúa Nhật phát triển tốt khi cấy và cho năng suất cũng cao hơn các loại lúa khác. Trung bình mỗi hecta canh tác lúa Nhật, nông dân phải bỏ ra khoảng 30 triệu đồng, cao hơn từ 5 đến 7 triệu đồng so với các loại giống bản địa.

Năm nay, ghi nhận sự gia tăng đáng kể diện tích trồng lúa Nhật trên địa bàn huyện Tam Nông với tổng diện tích đạt trên 1800 ha, tăng gần 800 ha so với năm 2014. Nguyên nhân chính là do giống lúa này dễ trồng, năng suất cao và lợi nhuận cũng tăng hơn so với các loại giống hiện có tại địa phương.

Anh Huỳnh Đồng Bằng ngụ Xã Hòa Bình, huyện Tam Nông cho biết: “Mình làm lúa Nhật thì lúc nào cũng trúng hơn, sâu bệnh ít hơn lúa mình mà có chi phí hơi nặng. Đầu ra thì bán cũng dễ như lúa Việt Nam, mà bán giá cao hơn”.

Tại huyện Thanh Bình, cũng ghi nhận sự phát triển khá mạnh của loại lúa này với diện tích gieo sạ trong năm nay là trên 1400 ha, tăng gần 800 ha so với năm 2014. Để đáp ứng nhu cầu đó, các trung tâm sản xuất, tổ hợp tác chuyên sản xuất giống cũng đã bắt đầu manh nha sản xuất các loại giống này để cung cấp cho người nông dân. Tuy nhiên, ngay chính người sản xuất giống cũng đang tỏ ra băn khoăn về các loại giống lúa Nhật này.

Ông Nông Tấn Dí, Tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất lúa giống xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình cho biết, hiện nay bà con đang rầm rộ chuyển sang canh tác giống lúa Nhật.

Sản xuất lúa Nhật, nhưng người dân Đồng Tháp chưa nắm chắc đầu ra cho sản phẩm do mình sản xuất.

Xét về yếu tố thị trường, nhiều doanh nghiệp lớn trong xuất khẩu lương thực ở Đồng Tháp, trong đó có Doanh nghiệp Cỏ May cũng chưa tham gia vào sản xuất loại gạo này để xuất bán ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, nhìn từ quan hệ cung cầu thì đây lại là tính hiệu vui cho người nông dân. Khi họ đã nằm bắt được nhu cầu của thị trường, hay nói cách khác sản xuất theo nhu cầu thị trường về loại gạo này.

Theo ông Phạm Văn Bên, Chủ doanh nghiệp tư nhân Cỏ May, tái cơ cấu nông nghiệp có nghĩa là làm ra những sản phẩm nông nghiệp mà người ta cần. Do vậy, tổ chức canh tác lúa Nhật là một hướng đi đúng đắn.

Ở một góc độ khác, theo bà Tạ Thu Thủy, Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Phương Thanh, một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong xuất khẩu lương thực của tỉnh thì vấn đề phát triển gạo Nhật cũng như bất kì loại gạo mới nào cũng cần tuân thủ quy luật liên kết giữa doanh nghiệp với người nông dân. Doanh nghiệp đưa ra quy trình sản xuất và phải bao tiêu đầu ra. Nông dân phải tuân thủ quy trình và sản xuất theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Nếu chưa có doanh nghiệp bao tiêu thì sẽ kéo theo việc sản xuất không tuân theo quy trình và dĩ nhiên là không có đơn vị nào đứng ra tiêu thụ.

Bà Thủy cho rằng cần tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để định hướng phát triển giống lúa đáp ứng với yêu cầu của họ. Nếu mà nhu cầu của khách hàng Nhật cần sản phẩm lúa gạo thì nên bao tiêu trước cho nông dân, để nông dân có sự an tâm, tránh sự sản xuất đại trà rồi gây ra các thiệt hại như nông sản hay các ngành nghề khác vừa qua.

Thống kê cho thấy, ở Đồng Tháp, các địa phương có diện tích trồng lúa Nhật nhiều là huyện Thanh Bình, Tam Nông và Tân Hồng. Với trên 3500 ha sản xuất lúa Nhật trong vụ 3 của năm nay, theo các nhà chuyên môn thì con số này sẽ còn tiếp tục tăng trong vụ đông xuân 2015-2016 đang bắt đầu triển khai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Triển vọng giống lúa lai mới TH3-7
Triển vọng giống lúa lai mới TH3-7

VOV.VN -Giống lúa lai TH3-7 sinh trưởng và phát triển khá tốt, thời gian sinh trưởng 107 ngày, khả năng thâm canh cao, năng suất lúa bình quân hơn 82 tạ/ha.

Triển vọng giống lúa lai mới TH3-7

Triển vọng giống lúa lai mới TH3-7

VOV.VN -Giống lúa lai TH3-7 sinh trưởng và phát triển khá tốt, thời gian sinh trưởng 107 ngày, khả năng thâm canh cao, năng suất lúa bình quân hơn 82 tạ/ha.

Nông dân Trà Vinh bức xúc vì lúa giống chất lượng cao không nảy mầm
Nông dân Trà Vinh bức xúc vì lúa giống chất lượng cao không nảy mầm

VOV.VN - Nhìn bề ngoài, hạt lúa giống cũng có độ chắc, sáng bình thường nhưng sau khi ngâm ủ theo chỉ dẫn lúa nảy mầm chưa tới 20%.

Nông dân Trà Vinh bức xúc vì lúa giống chất lượng cao không nảy mầm

Nông dân Trà Vinh bức xúc vì lúa giống chất lượng cao không nảy mầm

VOV.VN - Nhìn bề ngoài, hạt lúa giống cũng có độ chắc, sáng bình thường nhưng sau khi ngâm ủ theo chỉ dẫn lúa nảy mầm chưa tới 20%.

Quảng Ngãi khuyến khích nông dân sử dụng giống lúa ngắn ngày
Quảng Ngãi khuyến khích nông dân sử dụng giống lúa ngắn ngày

VOV.VN - Vụ hè thu năm nay, tỉnh Quảng Ngãi có kế hoạch gieo sạ gần 33.000 ha lúa để hạn chế ảnh hưởng của tình trạng khô hạn.

Quảng Ngãi khuyến khích nông dân sử dụng giống lúa ngắn ngày

Quảng Ngãi khuyến khích nông dân sử dụng giống lúa ngắn ngày

VOV.VN - Vụ hè thu năm nay, tỉnh Quảng Ngãi có kế hoạch gieo sạ gần 33.000 ha lúa để hạn chế ảnh hưởng của tình trạng khô hạn.

Nhật rót hơn 3 triệu USD trồng lúa chất lượng cao tại Việt Nam
Nhật rót hơn 3 triệu USD trồng lúa chất lượng cao tại Việt Nam

VOV.VN -Tờ Nikkei Asian Review cho biết, tập đoàn Kitoku Shinryo của Nhật Bản sẽ đầu tư 3,36 triệu USD để phát triển giống lúa chất lượng cao tại Việt Nam.

Nhật rót hơn 3 triệu USD trồng lúa chất lượng cao tại Việt Nam

Nhật rót hơn 3 triệu USD trồng lúa chất lượng cao tại Việt Nam

VOV.VN -Tờ Nikkei Asian Review cho biết, tập đoàn Kitoku Shinryo của Nhật Bản sẽ đầu tư 3,36 triệu USD để phát triển giống lúa chất lượng cao tại Việt Nam.