Nhiều mô hình sinh kế mới tại Lai Châu hình thành từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân

VOV.VN - Từ nguồn vốn vay do tổ chức hội nông dân nhận ủy thác và vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều gia đình ở vùng cao Lai Châu đã có điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Từ đây, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mới, giúp bà con thoát nghèo, ổn định đời sống.

   

Gia đình anh Lý A Phử ở bản Hợp I, xã Dào San, huyện Phong Thổ (Lai Châu) do đông con và thiếu vốn làm ăn nên trước đây nhiều năm liền thuộc diện hộ nghèo. Sau nhiều năm loay hoay với các cây, con giống truyền thống, năm 2000, gia đình anh mạnh dạn vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội về nuôi hươu sinh sản. Từ nguồn vốn vay 100 triệu đồng, cộng với một ít vốn tự có, gia đình anh mua 10 con hươu giống, trong đó có 1 con hươu đực về nuôi và trở thành hộ đầu tiên trong xã nuôi hươu.

Anh Phử cho biết, sau gần 3 năm chăm sóc, hươu giống đã sinh được 5 hươu con, nâng số lượng đàn lên 15 con. Cùng với đó, gia đình cũng thu hoạch được 2 cặp nhung của hươu trưởng thành, bán được 10 triệu đồng. Thành công bước đầu này là động lực để gia đình tiếp tục kiên trì trong việc chăm sóc, nuôi hươu lấy nhung để bán và dần thoát nghèo, vươn lên khá giả như hiện nay.  

"Để phát triển mô hình nuôi hươu này, tổ chức Hội Nông dân cũng đã giúp hội viên làm sổ vay vốn bên ngân hàng chính sách. Để tăng thêm nguồn vốn đầu tư, vừa rồi gia đình tôi cũng đã vay thêm vốn 100 triệu của ngân hàng chính sách để phát triển đàn hươu của gia đình", anh Phử nói.

Năm 2022, gia đình anh Giàng A Cháy ở bản Thèn Pả, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu) cũng được tiếp cận nguồn vốn vay từ quỹ hỗ trợ nông dân. Với số vốn 50 triệu đồng ban đầu, gia đình anh đã đầu tư sửa sang chuồng trại và mua 1 con ngựa sinh sản về nuôi. Nhờ chịu khó chăm sóc, tiêm phòng dịch bệnh theo định kỳ, đến nay cũng đã cho kết quả khả quan.

"Năm 2022 gia đình tôi đã vay từ Quỹ khuyến nông được 50 triệu để mua con ngựa về chăm sóc cho nó sinh sản. Từ con ngựa mẹ, đến nay đã tăng thêm được 1 con ngựa con. Tôi sẽ tiếp tục chăm sóc cho nó sinh sản để tăng đàn, phát triển kinh tế gia đình", anh Cháy chia sẻ.

Là tổ chức hội được Ngân hàng chính sách xã hội ủy thác hỗ trợ nông dân vay vốn, cũng như tạo điều kiện để bà con nông dân vay vốn từ quỹ hỗ trợ, các cấp Hội nông dân ở Lai Châu đã phát huy tốt vai trò của mình. Sau khi cho vay hoặc đứng ra nhận ủy thác cho vay, các Hội Nông dân ở cơ sở còn cử cán bộ trực tiếp hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc, cũng như giám sát nguồn vốn để đảm bảo hiệu quả nguồn vốn vay.

Anh Phàn A Ếm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tả Lèng, huyện Tam Đường cho biết, toàn xã có 9 chi hội, với hơn 700 hội viên. Năm 2022, từ 1 tỷ đồng nguồn quỹ hỗ trợ nông dân, địa phương đã bố trí cho 20 hộ vay vốn để thực hiện các mô hình nuôi trâu thương phẩm và nuôi ngựa sinh sản. Hiệu quả của các mô hình này đã giúp bà con có thêm thu nhập, việc làm, từ đó thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo.

"Trong năm 2022, được sự quan tâm của tổ chức hội cấp trên, Hội Nông dân xã đã được giải ngân 2 dự án. Một dự án là nuôi trâu thương phẩm và một dự án là nuôi ngựa sinh sản. Hai dự án này hiện tại đang phát triển rất tốt", anh Ếm cho biết. 

Thống kê trong hơn 2 năm qua, hàng trăm hộ nghèo ở vùng cao Lai Châu đã được vay vốn từ nguồn vốn nhận ủy thác và Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp để phát triển kinh tế. Nhiều mô hình nông dân liên kết, hợp tác phát triển kinh tế cũng dần được hình thành. Từ đó, giúp bà con tăng thu nhập, cải thiện đời sống và từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dẫn lối giúp bà con La Hủ xóa nghèo
Người dẫn lối giúp bà con La Hủ xóa nghèo

VOV.VN - Sau nhiều năm cần mẫn, đến nay anh Pờ Lò Hừ ở xã biên giới Pa Ủ, huyện Mường Tè (Lai Châu) đã có trong tay tài sản hàng tỷ đồng, với đàn trâu bò hơn 100 con, hàng chục ha quế, sa nhân, thảo quả, sâm...

Người dẫn lối giúp bà con La Hủ xóa nghèo

Người dẫn lối giúp bà con La Hủ xóa nghèo

VOV.VN - Sau nhiều năm cần mẫn, đến nay anh Pờ Lò Hừ ở xã biên giới Pa Ủ, huyện Mường Tè (Lai Châu) đã có trong tay tài sản hàng tỷ đồng, với đàn trâu bò hơn 100 con, hàng chục ha quế, sa nhân, thảo quả, sâm...

Thanh niên dân tộc Kháng ở Sơn La thoát nghèo nhờ thay đổi tư duy
Thanh niên dân tộc Kháng ở Sơn La thoát nghèo nhờ thay đổi tư duy

VOV.VN - Ở xã vùng cao Mường Giôn thuộc huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, anh Lò Văn Quốc, dân tộc Kháng ở bản Mấc Líu là người tiên phong đi đầu trồng cây ăn quả trên đất dốc và chăn nuôi gia súc nhốt chuồng. Mô hình kinh tế của gia đình anh mang lại hiệu quả kinh tế, được nhiều bà con trong vùng học tập, làm theo, thoát nghèo vươn lên.

Thanh niên dân tộc Kháng ở Sơn La thoát nghèo nhờ thay đổi tư duy

Thanh niên dân tộc Kháng ở Sơn La thoát nghèo nhờ thay đổi tư duy

VOV.VN - Ở xã vùng cao Mường Giôn thuộc huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, anh Lò Văn Quốc, dân tộc Kháng ở bản Mấc Líu là người tiên phong đi đầu trồng cây ăn quả trên đất dốc và chăn nuôi gia súc nhốt chuồng. Mô hình kinh tế của gia đình anh mang lại hiệu quả kinh tế, được nhiều bà con trong vùng học tập, làm theo, thoát nghèo vươn lên.

Người dân An Giang thoát nghèo nhờ nghề bó chổi sậy
Người dân An Giang thoát nghèo nhờ nghề bó chổi sậy

VOV.VN - Trong khi nhiều nhà máy tại các khu công nghiệp giảm công suất, giảm lao động… nhưng đối với làng nghề bó chổi sậy ở xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang vẫn có thu nhập ổn định, giúp hàng trăm lao động phát triển kinh tế.

Người dân An Giang thoát nghèo nhờ nghề bó chổi sậy

Người dân An Giang thoát nghèo nhờ nghề bó chổi sậy

VOV.VN - Trong khi nhiều nhà máy tại các khu công nghiệp giảm công suất, giảm lao động… nhưng đối với làng nghề bó chổi sậy ở xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang vẫn có thu nhập ổn định, giúp hàng trăm lao động phát triển kinh tế.