Làm giàu từ nghề trồng hoa phong lan trên đất “thép“

VOV.VN - Với nghề trồng hoa phong lan, bà Nguyễn Thị Bảy đã giúp đỡ nhiều người nghèo có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

Đến huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh hỏi bà “Bảy hoa lan” dường như ai cũng biết. Ngoài việc làm giàu cho bản thân và gia đình, với nghề trồng hoa phong lan, người phụ nữ hơn 60 tuổi này còn giúp đỡ nhiều người nghèo có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

Đến nhà bà Nguyễn Thị Bảy ở ấp 3, xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi, mọi người như lạc vào rừng hoa với những sắc đỏ, vàng, trắng, tím... Ngôi biệt thự rộng hơn 300 m2 với kiến trúc và tiện nghi hiện đại cùng số vốn hiện có khoảng 5 tỷ đồng là thành quả của 15 năm gắn bó với nghề trồng hoa phong lan của người phụ nữ hơn 60 tuổi này.

Chồng làm công chức ở huyện Củ Chi với đồng lương ít ỏi, bà Bảy đã phải làm rất nhiều nghề để cùng chồng nuôi 2  con ăn học và phát triển kinh tế gia đình. Năm 2000, sau khi đã trải qua nhiều công việc như: buôn bán nhỏ, nuôi bò, làm rau câu, trồng rau… bà Nguyễn Thị Bảy quyết định đầu tư trồng hoa phong lan.

Bà Bảy chia sẻ: “Khi bắt tay vào trồng hoa lan mới thấy được những khó khăn của nghề này. Trồng phong lan cần nhiều vốn và đòi hỏi kỹ thuật cao, mà gia đình lúc đó lại rất khó khăn”. Để có được thành công như ngày hôm nay, ít ai biết rằng, với nghề trồng phong lan, gia đình bà đã trải qua không ít thăng trầm, có lúc đã rơi vào cảnh nợ nần đến cả tỷ đồng.

Tuy nhiên, với ý chí của người phụ nữ vùng đất “thép” Củ Chi anh hùng, bà Bảy đã không bỏ cuộc, mà quyết tâm bám trụ với nghề, vừa làm, vừa học hỏi để tạo ra những giống phong lan quý, phù hợp với điều kiện thời tiết và đất đai nơi đây.

Tại thời điểm đó, dù sản xuất lúa nước ở huyện Củ Chi kém hiệu quả, nhưng không mấy người dám chuyển đổi sang trồng các loại cây khác. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường thành phố, bà Bảy đã vay vốn của người thân và Ngân hàng để làm nhà lưới và đầu tư mua các giống hoa phong lan từ Thái Lan và Đà Lạt về trồng. Hiện nay, trên diện tích gần 1 ha, bà Bảy đã trồng hơn 30.000 gốc phong lan. Năm qua, gia đình bà đã có thu nhập hơn 500 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Bảy cho biết: “Cây Mokara cắt cành như thế này vừa bán được bông vừa ghép cây vào châu tết rất đẹp. Ngoài ra, tôi cũng bán được nhiều cây giống nên hiệu quả kinh tế cao”.

Bằng ý chí tự học hỏi, bà Nguyễn Thị Bảy đã nhân giống thành công các loại phong lan Mokara và Denbrodium cắt cành cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Bà cũng là người đi đầu trong việc áp dụng kỹ thuật tưới tự động cho cây phong lan.

Với tinh thần tương thân tương ái, bà “Bảy hoa lan” còn giúp đỡ nhiều hộ khác về vốn và hướng dẫn cho bà con trong xã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Làm nhà lưới, chọn giống, bón phân và cách chăm sóc hoa phong lan.

Sự thành công của bà Bảy trở thành động lực để hơn 30 hộ dân ở xã Tân Thạnh Tây mạnh dạn đầu tư trồng phong lan với quy mô từ vài trăm mét vuông đến 2-3 ha. Với giá cả như hiện nay, người trồng phong lan ở địa phương này có lãi từ 100 đến 200 triệu đồng/sào trong 1 năm.

Ông Võ Văn Phong, người dân ấp 2A, xã Tân Thạnh Tây nói: “Nghề trồng lan vào những ngày Tết rất là vui vì người ta đến mua nhiều. Người trồng lan có thu nhập khá nên cuộc sống cũng đỡ vất vả. Nếu muốn nghề này phát triển, chúng ta phải thành lập hợp tác xã mua bán. Phải có người tâm huyết đứng ra để tìm đầu ra cho sản phẩm. Nếu không có tâm huyết và không tìm được đầu ra thì nghề trồng hoa sẽ gặp rất nhiều khó khăn”.

Hiện nay, nhiều sinh viên các trường đại học và người trồng phong lan trên khắp cả nước đã tìm đến bà Bảy để tìm hiểu và học tập kinh nghiệm của người “Kỹ sư nông dân” này.

Những đóng góp của bà Nguyễn Thị Bảy cho quê hương đã được thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận và tôn vinh với danh hiệu “Nông dân điển hình tiên tiến” 5 năm liền (2005-2010). Ông Trần Trường Sơn, Phó Chủ tịch Hội nông dân thành phố Hồ Chí Minh nói: “Tình làng nghĩa nghĩa xóm trong phong trào nông dân giỏi đã thể hiện qua những hành động cụ thể. Những nông dân giàu giúp đỡ nông dân nghèo đã tô đậm them tính nhân văn, cái tình nghĩa của người nông dân trong cuộc sống ở nông thôn”.

Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 190 ha hoa phong lan. Nghề trồng hoa phong lan đang mang lại cuộc sống ấm no cho hơn 300 hộ dân nơi đây.

Để có những vườn phong lan đầy màu sắc ấy, những người nông dân như bà Nguyễn Thị Bảy đã phải đổ rất nhiều mồ hôi, công sức và trí tuệ. Sự hăng say lao động và dám nghĩ dám làm của người nông dân ở vùng đất “thép thành đồng” này đang góp phần xây dựng quê hương Củ Chi ngày càng giàu đẹp hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giàu lên nhờ sản xuất rau an toàn
Giàu lên nhờ sản xuất rau an toàn

VOV.VN -Dự án trồng rau sạch do JICA và Bộ NN&PTNN tài trợ đã mang lại lợi ích rõ rệt cho người nông dân và người tiêu dùng.

Giàu lên nhờ sản xuất rau an toàn

Giàu lên nhờ sản xuất rau an toàn

VOV.VN -Dự án trồng rau sạch do JICA và Bộ NN&PTNN tài trợ đã mang lại lợi ích rõ rệt cho người nông dân và người tiêu dùng.

Người trồng hoa Tết thấp thỏm lo chuyện thời tiết, giá cả
Người trồng hoa Tết thấp thỏm lo chuyện thời tiết, giá cả

VOV.VN -Đầu tư hàng trăm triệu trồng hoa mùa Tết Ất Mùi, nhiều nông dân TP HCM bắt đầu lo thời tiết không thuận, hàng nơi khác tràn về, áp lực giá giảm...

Người trồng hoa Tết thấp thỏm lo chuyện thời tiết, giá cả

Người trồng hoa Tết thấp thỏm lo chuyện thời tiết, giá cả

VOV.VN -Đầu tư hàng trăm triệu trồng hoa mùa Tết Ất Mùi, nhiều nông dân TP HCM bắt đầu lo thời tiết không thuận, hàng nơi khác tràn về, áp lực giá giảm...

“Hái ra tiền” nhờ dịch vụ chăm sóc cây cảnh Tết
“Hái ra tiền” nhờ dịch vụ chăm sóc cây cảnh Tết

Nhiều nghệ nhân, nhà vườn hái ra tiền nhờ dịch vụ độc đáo này.

“Hái ra tiền” nhờ dịch vụ chăm sóc cây cảnh Tết

“Hái ra tiền” nhờ dịch vụ chăm sóc cây cảnh Tết

Nhiều nghệ nhân, nhà vườn hái ra tiền nhờ dịch vụ độc đáo này.

Trồng hoa lan trong vườn nhãn cổ để phát triển du lịch
Trồng hoa lan trong vườn nhãn cổ để phát triển du lịch

VOV.VN - Mô hình này đang hứa hẹn mở ra hướng đi mới cho nông dân ở các xã vùng ven biển Thành phố Bạc Liêu.

Trồng hoa lan trong vườn nhãn cổ để phát triển du lịch

Trồng hoa lan trong vườn nhãn cổ để phát triển du lịch

VOV.VN - Mô hình này đang hứa hẹn mở ra hướng đi mới cho nông dân ở các xã vùng ven biển Thành phố Bạc Liêu.