Gần 36% trái phiếu bất động sản gặp khó khăn trong thanh toán nợ khi đáo hạn

VOV.VN - Theo Bộ Tài chính, khối lượng đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp năm 2024 có giảm so với năm 2023 nhưng vẫn ở mức cao; trong đó, tập trung vào các ngành rủi ro thanh toán như bất động sản, năng lượng tái tạo.

Trong Báo cáo gửi một số Bộ, ngành về việc lấy ý kiến với báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ năm 2023 và 2024, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ.

Theo Bộ Tài chính, khối lượng đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp năm 2024 sẽ giảm so với năm 2023 nhưng vẫn ở mức cao; trong đó, tập trung vào các ngành rủi ro thanh toán như bất động sản, năng lượng tái tạo. Dự kiến có khoảng 35.800 tỷ đồng (chiếm gần 36% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các doanh nghiệp bất động sản) có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.

Bộ Tài chính nhận định thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ có những thuận lợi hơn nhưng nhu cầu huy động vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ còn phụ thuộc vào khả năng cân đối vốn và nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng huy động vốn từ các kênh khác.

Tính đến thời điểm cuối năm 2023, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp khoảng 1 triệu tỉ đồng, do 432 doanh nghiệp phát hành. Trong số đó, tổng giá trị trái phiếu đáo hạn trong năm 2024 là 240.000 tỷ đồng, thấp hơn khối lượng đáo hạn năm 2023 là 261.600 tỷ đồng.

Cụ thể, các tổ chức tín dụng có dư nợ trái phiếu tính đến thời điểm cuối năm 2023 lớn nhất với 357.200 tỷ đồng (chiếm 35,4% tổng dư nợ toàn thị trường) của 28 tổ chức tín dụng phát hành, chủ yếu do nhà đầu tư tổ chức nắm giữ (97,2%). Khối lượng trái phiếu đáo hạn năm 2024 là 53.200 tỷ đồng do 16 trái phiếu doanh nghiệp phát hành, trong đó nhà đầu tư cá nhân chỉ nắm giữ khoảng 1,2%.

Bộ Tài chính nhận định, thị trường TPDN sẽ có những thuận lợi hơn nhưng nhu cầu huy động vốn từ phát hành TPDN riêng lẻ còn phụ thuộc vào khả năng cân đối vốn và nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng huy động vốn từ các kênh khác như: Tín dụng ngân hàng, chào bán trên thị trường chứng khoán hoặc phát hành TPDN ra công chúng và diễn biến kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước.

Tính đến thời điểm cuối năm 2023, dư nợ TPDN khoảng 1 triệu tỷ đồng, do 432 doanh nghiệp phát hành. Trong số đó, tổng giá trị trái phiếu đáo hạn trong năm 2024 là 240,1 nghìn tỷ đồng, thấp hơn khối lượng đáo hạn năm 2023 là 261,6 nghìn tỷ đồng.

Bộ Tài chính đánh giá, trái phiếu do tổ chức tín dụng (TCTD) phát hành về cơ bản rủi ro rất thấp, vì việc phát hành tuân thủ theo tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng do Ngân hành Nhà nước (NHNN) giám sát và các TCTD có trái phiếu đến hạn đều hoạt động có lãi; đồng thời hầu hết trái phiếu là do nhà đầu tư tổ chức nắm giữ.

Đối với trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản, dư nợ trái phiếu là 351.400 tỷ đồng (chiếm 34,8% tổng dư nợ) do 182 doanh nghiệp bất động sản phát hành, trong đó nhà đầu tư tổ chức nắm giữ 58,6%, nhà đầu tư cá nhân nắm giữ 41,4%.

Trong số này, trái phiếu có bảo đảm khoảng 285.200 tỷ đồng (81,2%), trái phiếu không có bảo đảm khoảng 66.200 tỷ đồng (18,8%); trong số trái phiếu không có bảo đảm thì nhà đầu tư cá nhân nắm giữ khoảng 74,7%. Khối lượng TPDN bất động sản đáo hạn năm 2024 là 99.600 tỷ đồng do 92 tổ chức phát hành. Trong đó, trái phiếu có bảo đảm khoảng 91.800 tỷ đồng (92,2%), trái phiếu không có bảo đảm khoảng 7.700 tỷ đồng (7,8%).

Bộ Tài chính dự kiến có khoảng 35.800 tỷ đồng (chiếm 35,9% khối lượng trái phiếu đáo hạn của các doanh nghiệp bất động sản) có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ADB: Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh tại các nền kinh tế ASEAN+3
ADB: Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh tại các nền kinh tế ASEAN+3

VOV.VN - ADB cho biết, lượng trái phiếu bền vững tại các nền kinh tế ASEAN+3 đạt 798,7 tỉ USD vào cuối năm 2023 và chiếm khoảng 20% tổng lượng trái phiếu bền vững toàn cầu.

ADB: Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh tại các nền kinh tế ASEAN+3

ADB: Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh tại các nền kinh tế ASEAN+3

VOV.VN - ADB cho biết, lượng trái phiếu bền vững tại các nền kinh tế ASEAN+3 đạt 798,7 tỉ USD vào cuối năm 2023 và chiếm khoảng 20% tổng lượng trái phiếu bền vững toàn cầu.

Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Thị trường trái phiếu năm 2024 sẽ trở lại mạnh mẽ”
Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Thị trường trái phiếu năm 2024 sẽ trở lại mạnh mẽ”

VOV.VN - Cùng với những giải pháp cụ thể, với sự hồi phục trở lại của nền kinh tế, thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2024 được kỳ vọng sẽ trở lại mạnh mẽ và phát triển cả về quy mô và chất lượng, tiếp tục khẳng định là kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế.

Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Thị trường trái phiếu năm 2024 sẽ trở lại mạnh mẽ”

Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Thị trường trái phiếu năm 2024 sẽ trở lại mạnh mẽ”

VOV.VN - Cùng với những giải pháp cụ thể, với sự hồi phục trở lại của nền kinh tế, thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2024 được kỳ vọng sẽ trở lại mạnh mẽ và phát triển cả về quy mô và chất lượng, tiếp tục khẳng định là kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2024: “Gạn đục, khơi trong”
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2024: “Gạn đục, khơi trong”

VOV.VN - Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vừa khép lại một năm khó quên: đóng băng trong nửa đầu năm và khởi sắc rõ rệt vào nửa cuối năm. Thị trường TPDN đã và đang phát triển lành mạnh hơn sau giai đoạn thanh lọc, dần chứng tỏ được vai trò tích cực của kênh dẫn vốn an toàn, minh bạch để nhà đầu tư quay trở lại thị trường.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2024: “Gạn đục, khơi trong”

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2024: “Gạn đục, khơi trong”

VOV.VN - Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) vừa khép lại một năm khó quên: đóng băng trong nửa đầu năm và khởi sắc rõ rệt vào nửa cuối năm. Thị trường TPDN đã và đang phát triển lành mạnh hơn sau giai đoạn thanh lọc, dần chứng tỏ được vai trò tích cực của kênh dẫn vốn an toàn, minh bạch để nhà đầu tư quay trở lại thị trường.