Ngành điện sẽ tính tiền điện theo giờ?

Cách tính giá điện sẽ chia ra theo ba mức thời gian cao điểm, thấp điểm và thời gian bình thường.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang tính đến việc tính tiền điện theo giờ (bình thường, cao điểm và thấp điểm) khi cung cấp điện sinh hoạt cho người dân.

Trước đây, ngành điện chỉ thực hiện việc tính tiền điện theo giờ với khách hàng sử dụng điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Và theo cách tính này, giá mỗi kWh điện của giờ cao điểm và giờ bình thường chênh nhau cả nghìn đồng; còn giá của giờ thấp điểm chỉ vào khoảng 60% so với giờ bình thường.

Để tính tiền điện theo giờ, ngành điện sẽ đưa ra nhiều mức giá bán điện khác nhau, vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày.

Theo đó, cách tính giờ cao điểm trong các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy trong tuần được tính như sau: Khoảng thời gian từ 9h30’ – 11h30’ và từ 17 giờ đến 20 giờ trong ngày là giờ cao điểm; từ 20 giờ hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau là giờ thấp điểm; các giờ không nằm trong khoảng thời gian giờ cao điểm và thấp điểm được tính là giờ bình thường.

Còn trong ngày Chủ nhật, ngành điện quy định không có khung giờ cao điểm trong việc tính tiền điện. Ngành điện chỉ tính theo giờ thấp điểm (từ 20 giờ hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau) vàgiờ bình thường từ 4 giờ đến 20 giờ hằng ngày.

Được biết, việc tính tiền điện theo giờ nhằm khuyến khích người dân sử dụng điện vào giờ thấp điểm, và hạn chế vào giờ cao điểm nhằm tránh quá tải, thiếu điện vào giờ cao điểm. Cách làm này được cho rằng sẽ đem lại lợi ích cho cả ngành điện và cho cả người dân.

Nguồn tin của Thời báo Kinh tế Sài gòn Online cho biết, hiện tập đoàn Điện lực Việt Nam đang hợp tác với một tập đoàn công nghệ thông tin và viễn thông để phát triển giải pháp tính tiền điện theo giờ cho người dân. Dự kiến, hai đơn vị này sẽ sớm đưa giải pháp này vào thử nghiệm tại một tỉnh hoặc thành phố; sau đó sẽ rút kinh nghiệm để sớm triển khai trên toàn quốc.

Được biết, để có thể làm theo cách trên, đồng hồ đo điện của người dân sẽ được gắn thêm một chiếc sim điện thoại. Chiếc sim đó sẽ được tích hợp sẵn phần mềm theo dõi thông tin khách hàng và chuyển về trung tâm dữ liệu phần mềm cơ sở dữ liệu khách hàng của ngành điện để xử lý và tính cước. Nguyên lý hoạt động và tính tiền của ngành điện sẽ tương tự như cách mà ngành viễn thông đang làm.

Và dự kiến, cùng với kế hoạch cung cấp điện với giá được tính theo giờ, ngành điện còn dự tính cung cấp điện trả tiền trước và trả sau cho người dân như với cách mà ngành viễn thông đang làm. Hiện tại, ngành điện chỉ có cách thu tiền theo cách trả sau.

Theo các chuyên gia ngành điện, việc tính tiền điện theo giờ cho người dân và tính tiền điện theo cách trả trước hay trả sau nói trên giờ mới được cung cấp tại Việt Nam nhưng đã được cung cấp ở một số quốc gia trên thế giới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

EVN phải phá sản để phát triển ngành điện?
EVN phải phá sản để phát triển ngành điện?

VOV.VN -TS.Trần Đình Cung khẳng định, ngành điện không thể có những tuyên bố như không tăng giá thì EVN sẽ phá sản và sụp đổ ngành điện...

EVN phải phá sản để phát triển ngành điện?

EVN phải phá sản để phát triển ngành điện?

VOV.VN -TS.Trần Đình Cung khẳng định, ngành điện không thể có những tuyên bố như không tăng giá thì EVN sẽ phá sản và sụp đổ ngành điện...

EVN phải trình phương án tăng giá điện
EVN phải trình phương án tăng giá điện

VOV.VN -Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án điều chỉnh giá điện vào cuối tháng 2/2015.

EVN phải trình phương án tăng giá điện

EVN phải trình phương án tăng giá điện

VOV.VN -Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án điều chỉnh giá điện vào cuối tháng 2/2015.

Vì sao EVN không minh bạch giá điện?
Vì sao EVN không minh bạch giá điện?

Bản thân EVN cũng muốn minh bạch giá điện nhưng do giá điện có đặc thù riêng, sản xuất và tiêu thụ đồng thời, số lượng hộ tiêu thụ lớn... ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN cho biết. 

Vì sao EVN không minh bạch giá điện?

Vì sao EVN không minh bạch giá điện?

Bản thân EVN cũng muốn minh bạch giá điện nhưng do giá điện có đặc thù riêng, sản xuất và tiêu thụ đồng thời, số lượng hộ tiêu thụ lớn... ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN cho biết. 

EVN đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu điện và có dự phòng
EVN đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu điện và có dự phòng

VOV.VN - Tháng 3/2015 sản lượng bình quân toàn hệ thống dự kiến ở mức 436 triệu kWh/ngày, công suất phụ tải lớn nhất khoảng 22.430 MW.

EVN đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu điện và có dự phòng

EVN đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu điện và có dự phòng

VOV.VN - Tháng 3/2015 sản lượng bình quân toàn hệ thống dự kiến ở mức 436 triệu kWh/ngày, công suất phụ tải lớn nhất khoảng 22.430 MW.

Tăng giá điện 7,5%: Doanh thu EVN tăng 13 nghìn tỷ đồng
Tăng giá điện 7,5%: Doanh thu EVN tăng 13 nghìn tỷ đồng

VOV.VN - Việc tăng giá điện đảm bảo EVN không bị lỗ và vẫn đảm bảo khả năng đạt tăng trưởng GDP 6,2%, kiểm soát lạm phát trong khoảng 5%.

Tăng giá điện 7,5%: Doanh thu EVN tăng 13 nghìn tỷ đồng

Tăng giá điện 7,5%: Doanh thu EVN tăng 13 nghìn tỷ đồng

VOV.VN - Việc tăng giá điện đảm bảo EVN không bị lỗ và vẫn đảm bảo khả năng đạt tăng trưởng GDP 6,2%, kiểm soát lạm phát trong khoảng 5%.