Dệt may Việt Nam hưởng lợi trong khi kinh tế toàn cầu gặp khó

VOV.VN -Trong khi nền kinh tế toàn cầu gặp khó, người dân thắt chặt hầu bao, thì các nước xuất khẩu may mặc giá rẻ, trong đó có Việt Nam, lại được hưởng lợi.

Hãng tin Bloomberg cho hay, nền kinh tế Châu Á đang gặp nhiều vấn đề khó khăn khi tăng trưởng của Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới – đang giảm tốc, qua đó ảnh hưởng đến những nước láng giềng.

Hàng dệt may giá rẻ chiếm ưu thế

Bên cạnh đó, khi “sức khỏe” nền kinh tế toàn cầu suy yếu, nhu cầu suy giảm tại nhiều thị trường, đặc biệt đối với mặt hàng điện tử khiến xuất khẩu tại một số quốc gia châu Á gặp khó.

Tuy nhiên, một số thị trường mới nổi tại châu lục này như Bangladesh và Việt Nam lại có mức tăng trưởng xuất khẩu đáng kể, trong đó có ngành dệt may.

Hãng tin Bloomberg cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu của Bangladesh tháng 12/2015 đạt 3,2 tỷ USD, mức kỷ lục trong lịch sử. Hiện Bangladesh là nước đứng thứ 2 sau Trung Quốc về xuất khẩu quần áo giá rẻ. Thị trường chính của nước này là Mỹ và Châu Âu, vốn đang có dấu hiệu hồi phục sau khủng hoảng 2008.

Nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Bangladesh trong tháng 11/2015 đã tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Công ty H&M, một trong những khách hàng lớn nhất của Bangladesh cũng đang tăng trưởng tốt.

Còn tại Việt Nam, ngành dệt may đã hoàn thành mục tiêu đề ra là 27 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2015. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất, tiếp đến là EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Ngành dệt may Việt Nam đang kỳ vọng tăng kim ngạch khi vào TPP. (Ảnh minh họa: Internet)

Trong những năm gần đây, dệt may Việt Nam liên tục tăng trưởng mạnh, với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 21 tỷ USD năm 2013 lên 27 tỷ USD năm 2015, và hiện là một trong những nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới.

Theo phân tích, khả năng cạnh tranh và hội nhập của ngành dệt may Việt Nam đã phát triển mạnh, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật… và hướng tới một số thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, New Zealand, Ấn Độ, Nga...

Lợi thế cạnh tranh của dệt may Việt Nam

Vậy bí quyết của dệt may tại Việt Nam và Bangladesh là gì? Theo nhận định của Bloomberg, lợi thế cạnh tranh nằm trong mảng quần áo giá rẻ, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Chi phí nhân công cực thấp tại Bagnladesh đang thu hút nhiều doanh nghiệp dệt may đặt nhà máy tại đây. Tuy nhiên, điều kiện làm việc của các công nhân vẫn rất thấp và không đảm bảo an toàn.

Trong khi đó, Việt Nam đang trở thành địa điểm thu hút mới cho ngành may mặc giá rẻ như một lựa chọn thay thế Trung Quốc.

Mặc dù số liệu xuất khẩu năm 2015 của Bangladesh khá khả quan, nhưng khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), thị trường này sẽ thu hút nhiều hãng may mặc giá rẻ đến từ Mỹ và các quốc gia thành viên khác của TPP.

Khi tham gia TPP, nhiều dòng thuế đối với hàng xuất khẩu may mặc Việt Nam sẽ được dỡ bỏ hoặc giảm dần về mức 0%. Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành may mặc và da giày Việt Nam tăng khoảng 20%.

Bên cạnh đó, Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ. Ước tính, Việt Nam hiện có khoảng 2,5 triệu công nhân đang làm việc tại 6.000 nhà máy trên toàn quốc. Số lượng nhân công trong ngành dệt may Việt Nam chạm đỉnh vào năm 2015, trong khi ở quốc gia dệt may giá rẻ Bangladesh phải đến năm 2030 mới chạm đỉnh, theo Ngân hàng Thế giới (WB).

Kênh thông tin Newsasia (CNA) cũng cho hay, ngành dệt may đầy tiềm năng của Việt Nam chuẩn bị đón chờ làn sóng đầu tư mới từ nhiều nhà đầu tư lớn để “đi tắt đón đầu” cơ hội mới từ Hiệp định TPP.

Một số doanh nghiệp dệt may với quy mô lớn đã “rục rịch” đầu tư vào công nghệ sản xuất và phát triển nguồn nguyên liệu, trong đó có công ty Itochu và Toms Limited của Nhật Bản. Tập đoàn Dong-IL của Hàn Quốc đã đầu 52 triệu USD để xây dựng nhà máy sợi ở miền Nam, trong khi công ty Đài Loan Forever Glorious cũng công bố kế hoạch chi tới 50 triệu USD để xây dựng nhà máy dệt-nhuộm-may.

Hiện tại, doanh nghiệp dệt may trong nước vẫn chưa đủ mạnh về vốn nên đang chờ đợi dòng tiền từ các nhà đầu tư lớn từ ngoài nước để xây dựng nhà máy quy mô lớn và phát triển nguồn nguyên liệu ổn định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dệt may Việt Nam đã sẵn sàng đón đầu hội nhập TPP
Dệt may Việt Nam đã sẵn sàng đón đầu hội nhập TPP

VOV.VN - Để sẵn sàng tận dụng tốt những cơ hội mà TPP mang lại, các doanh nghiệp dệt may sẽ phải vượt qua không ít thách thức.

Dệt may Việt Nam đã sẵn sàng đón đầu hội nhập TPP

Dệt may Việt Nam đã sẵn sàng đón đầu hội nhập TPP

VOV.VN - Để sẵn sàng tận dụng tốt những cơ hội mà TPP mang lại, các doanh nghiệp dệt may sẽ phải vượt qua không ít thách thức.

Bài toán khó về xuất xứ nguyên liệu trong ngành dệt may
Bài toán khó về xuất xứ nguyên liệu trong ngành dệt may

VOV.VN - Để tháo gỡ khó khăn cho ngành dệt may về nguyên phụ liệu, ngoài nỗ lực của các doanh nghiệp dệt may, rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Bài toán khó về xuất xứ nguyên liệu trong ngành dệt may

Bài toán khó về xuất xứ nguyên liệu trong ngành dệt may

VOV.VN - Để tháo gỡ khó khăn cho ngành dệt may về nguyên phụ liệu, ngoài nỗ lực của các doanh nghiệp dệt may, rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Xuất khẩu dệt may sẽ đem về 27,5 tỷ USD năm nay
Xuất khẩu dệt may sẽ đem về 27,5 tỷ USD năm nay

VOV.VN - Dự kiến 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 27,5 tỷ USD, tăng 11,3% so với năm 2014.

Xuất khẩu dệt may sẽ đem về 27,5 tỷ USD năm nay

Xuất khẩu dệt may sẽ đem về 27,5 tỷ USD năm nay

VOV.VN - Dự kiến 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 27,5 tỷ USD, tăng 11,3% so với năm 2014.

Dệt may đối mặt với nhiều thách thức khi gia nhập TPP
Dệt may đối mặt với nhiều thách thức khi gia nhập TPP

VOV.VN -Doanh nghiệp dệt may lo lắng về nguồn nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu đang là rào cản cho việc hội nhập TPP.

Dệt may đối mặt với nhiều thách thức khi gia nhập TPP

Dệt may đối mặt với nhiều thách thức khi gia nhập TPP

VOV.VN -Doanh nghiệp dệt may lo lắng về nguồn nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu đang là rào cản cho việc hội nhập TPP.