Đề xuất tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

VOV.VN - Thực hiện Chỉ thị số 14 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến hết năm 2023, đã có gần 188.000 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với tổng giá trị nợ gốc và lãi được cơ cấu hơn 183.000 tỷ đồng. Khi được giãn, hoãn nợ, không chỉ giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực tài chính, mà còn giúp tăng cơ hội tiếp cận vốn. Bởi nếu bị chuyển sang nhóm nợ xấu, doanh nghiệp sẽ khó có thể vay thêm vốn cho sản xuất kinh doanh.

“Đây là một chính sách trực tiếp hỗ trợ cho cả doanh nghiệp, cả ngân hàng khi những khoản nợ về lãi, về gốc mà chưa trả được thì có thể kéo dài thêm thời gian để giúp cho doanh nghiệp khắc phục được khó khăn”, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận định.

Cùng với chính sách giảm lãi suất, việc giãn, hoãn nợ sẽ phần nào giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn, giúp tạo vòng quay sản xuất kinh doanh liên tục. Chậm trả nợ cũng sẽ giúp doanh nghiệp và người dân có thêm cơ hội vượt qua khó khăn. Giãn, hoãn nợ tức là khoản nợ vẫn còn, chỉ là chưa thu và doanh nghiệp vẫn có cơ hội được vay các khoản vay mới. Tuy nhiên, để đề phòng khả năng gia tăng nợ xấu, ngân hàng phải giảm mục tiêu lợi nhuận. Vì với các khoản nợ được giãn, hoãn, các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng.

“Các tổ chức tín dụng cũng rất chủ động trong năm vừa qua, có nơi đã trích 70-75%, có nơi trích luôn 100%. Trong bối cảnh tiềm lực tài chính có phần tốt hơn, các ngân hàng đã chủ động trích lập rủi ro”, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho biết.

Như vậy, theo đề xuất của NHNN, thay vì kết thúc vào giữa năm nay như dự kiến, những khoản nợ của doanh nghiệp, người đi vay có thể được tiếp tục kéo giãn đến hết năm. Việc gia hạn Thông tư 02 được kỳ vọng sẽ tạo thêm điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gần 283.000 tỷ đồng trái phiếu sắp đáo hạn: Doanh nghiệp nhọc nhằn xin giãn nợ
Gần 283.000 tỷ đồng trái phiếu sắp đáo hạn: Doanh nghiệp nhọc nhằn xin giãn nợ

VOV.VN - Từ đầu năm 2023, nhiều doanh nghiệp phải "khất nợ" trái phiếu đến hạn thanh toán trong bối cảnh giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp của cả năm lên tới 272.853 tỷ đồng.

Gần 283.000 tỷ đồng trái phiếu sắp đáo hạn: Doanh nghiệp nhọc nhằn xin giãn nợ

Gần 283.000 tỷ đồng trái phiếu sắp đáo hạn: Doanh nghiệp nhọc nhằn xin giãn nợ

VOV.VN - Từ đầu năm 2023, nhiều doanh nghiệp phải "khất nợ" trái phiếu đến hạn thanh toán trong bối cảnh giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp của cả năm lên tới 272.853 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước chủ động ứng phó với áp lực tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước chủ động ứng phó với áp lực tỷ giá

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp thị trường để ổn định tỷ giá cũng như tăng cung cho thị trường vàng thông qua đấu thầu vàng miếng.

Ngân hàng Nhà nước chủ động ứng phó với áp lực tỷ giá

Ngân hàng Nhà nước chủ động ứng phó với áp lực tỷ giá

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp thị trường để ổn định tỷ giá cũng như tăng cung cho thị trường vàng thông qua đấu thầu vàng miếng.

Ngân hàng thương mại tìm hướng tăng trưởng tín dụng, cung vốn cho nền kinh tế
Ngân hàng thương mại tìm hướng tăng trưởng tín dụng, cung vốn cho nền kinh tế

VOV.VN - Các tổ chức tín dụng hướng tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng  theo chủ trương của Chính phủ.

Ngân hàng thương mại tìm hướng tăng trưởng tín dụng, cung vốn cho nền kinh tế

Ngân hàng thương mại tìm hướng tăng trưởng tín dụng, cung vốn cho nền kinh tế

VOV.VN - Các tổ chức tín dụng hướng tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng  theo chủ trương của Chính phủ.