Để “hạt ngọc” đất chín rồng luôn tỏa sáng

VOV.VN - Hiện nay “Hạt ngọc” vẫn chưa phát huy hết giá trị của mình trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Hạt gạo với đầy đủ ý nghĩa về vật chất và tinh thần từ bao đời nay, luôn được người dân Việt ví von gọi là “Hạt Ngọc” để khẳng định một giá trị mang tính bền vững và hàm chứa sự tri ân.

Riêng vùng châu thổ Cửu Long - vùng đất Chín rồng,  nơi  vựa lúa của cả nước, nhiều năm qua, người dân nơi đây luôn một nắng hai sương làm ra “Hạt ngọc”; góp phần quyết định vào đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia và đưa nước ta trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo.


Một điểm bán gạo ở Cần Thơ
Điều đáng bàn là trong thành tích nổi bật ấy, “Hạt ngọc” đồng bằng vẫn chưa phát huy hết giá trị của mình trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế; hầu hết nông dân trong vùng cuộc sống còn bộn bề khó khăn.

Một chiến lược nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu cho lúa gạo ĐBSCL là một đòi hỏi trước mắt để khằng định vị thế  của “Hạt ngọc” đất Chín rồng trên trường quốc tế; góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.

Long đong hạt gạo Việt

Điều dễ nhận thấy nhất là kỳ tích mà nông dân ĐBSCL tạo lập trong sản xuất lúa gạo nhiều năm qua, đó là năng suất và sản lượng lúa gạo không ngừng tăng lên. Nếu như năm 1976 sản lượng lúa toàn vùng chỉ đạt 4,2 triệu tấn, đến năm 2014 sản lượng  đạt hơn 25 triệu tấn, tăng gấp hơn 6 lần; năng suất đạt gần 6 tấn/ha.

Từ đó đã đưa lượng gạo xuất khẩu gạo trong năm đạt 6,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 3 tỷ USD. 

Chính sách thu mua tạm trữ của Chính phủ triển khai giai đoạn đầu năm đã góp phần làm cho giá lúa tương đối ổn định, nhiều nơi nông dân đã đảm bảo có lãi 30%. Các mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, “cánh đồng lớn”, sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn” Vietgap”; kỹ thuật” 3 giảm, 3 tăng”, “5 phải một giảm” đang được hình thành là tiền đề cho sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL vươn lên khẳng định vị thế trong hội nhập.

Có được kết quả nổi bật này là sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và các các cấp, các ngành và sự nỗ lực không ngừng của bà con nông dân trong vùng. Từ hình thành các cơ chế chính sách cho sản xuất lúa đến việc hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, giao thông, kho tàng, bến bãi, đến đưa khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ…Sự cộng hưởng này đã góp phần làm cho “hạt ngọc”  đồng bằng từng bước toả sáng.

Tuy vậy, năm 2014, nông dân ĐBSCL luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách, khiến đời sống của bà con nông dân luôn gặp nhiều khó khăn, rủi ro. Sản xuất lúa gạo trong vùng đang bị cạnh tranh cả về gạo phẩm cấp thấp đến gạo phẩm cấp cao đến từ các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Hoa Kỳ…

Theo đánh giá của Việt nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) “gạo Việt Nam số lượng nhiều, chất lượng thấp, giá thành cao, hình ảnh xuất khẩu thấp, chưa hấp dẫn các nhà  nhập lhẩu và thu hút đầu tư”. Có thể thấy rất rõ điều này khi hiện nay bà con nông dân do tập quán canh tác nên việc sử dụng giống xác nhận chỉ đạt 30%, phần còn lại đa số là giống của vụ mùa trước để lại; tổn thất sau thu hoạch là hơn 30%; 70% lượng gạo xuất khẩu là phẩm cấp thấp (25% tấm).

Trong tiêu thụ hầu hết  nông dân bán lúa cho thương lái tại chân rộng; lượng lúa doanh nghiệp xuất khẩu thu mua trực tiếp từ nông dân là không đáng kế. Tỷ lệ hao hụt, chất lượng vì vậy giảm đáng kể.

Theo nhiều chuyên gia, hạt gạo hiện nay đang được cắn chia làm 8 phần với 8 nhà tham gia vào quá trình này (nhà mình, nhà vật tư, ngân hàng, nhà hàng xóm, nhà xuất khẩu, nhà an ninh lương thực, nhà chỉ số giá tiêu dùng tăng và nhà nước thực hiện chi phí ngoại giao trong xuất khẩu gạo).

Do vậy, giá thành hạt gạo Việt Nam luôn cao hơn nhiều lần so với Thái Lan và một số nước khác. Đó là chưa kể, hiện nay, gạo của chúng ta mới thuần túy là bảo đảm an ninh lương thực chưa cách chế biến ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như bột mỳ, lúa mạch…

Người tiêu dùng mới chỉ quen sử dụng gạo là lương thực hàng ngày, sâu hơn là chế biến gạo thành bánh, bún và một vài thành phẩm khác.

Định vị và xây dựng thương hiệu cho hạt  gạo Việt.

Lời giải cho bài toán nâng cao giá trị cho hạt gạo đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay và nhất là đối mặt với thử thách biến đổi khí hậu đang đặt ra cho các cấp, các ngành và mỗi nông hộ phải thực hiện một hệ thống các giải pháp căn cơ, đồng bộ và quyết liệt. Trong đó, khâu then chốt, đột phá là ứng dụng khoa học công nghệ vào đồng ruộng. Theo đó, cần thực hiện ngay chiến lược về giống lúa, vì đây là chía khoá mở ra cánh cửa của các cơ hội khác.

Muốn vậy, chúng ta phải lai tạo và chọn ra các giống lúa cho năng suất cao ổn định, phấm chất gạo tốt, kháng được sâu bệnh, nhất là nạn rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, đạo ôn; giống lúa chống chịu được các điều kiện khó khăn như khô hạn, ngập mặn và thích nghi được với điều kiện tiểu vùng sinh thái và biến đổi khí hậu  ở vùng ĐBSCL.

Trong đó các giống lúa đặc sản, lúa thơm, lúa  chất lượng cao được trồng theo hướng chuyên canh để hướng mạnh vào các thị trường đòi hỏi phẩm cấp gạo cao cấp. Khoa học công nghệ cũng cấn được chuyển giao và ứng dụng mạnh vào các khâu làm đất, giảm phân bón thuốc trừ sâu, giảm tốn thất sau thu hoạch, phơi sấy, xay xát, lau bóng,  và bảo quản, đóng gói …

Cùng với khoa học công nghệ là vấn đề tổ chức và liên kết trong sản xuất lúa gạo. Hiện nay, vùng ĐBSCL diện tích sản xuất lúa duy trì ở mức 4,2 triệu ha, với mỗi năm bình quân 2 vụ lúa, nhiều nơi được luân canh 3 vụ/năm.

Nhưng tính liên doanh liên kết theo chiều dọc từ nông hộ, thương lái đến doanh nghiệp còn lỏng lẻo, liên kết theo chiều ngang giữa nông hộ với nông hộ, giữa địa phương này với địa phương kia càng khó gắn bó.

Tình trạng trên cùng một khu vực nhưng trồng nhiều giống lúa, gieo sạ theo lịch thời vụ khác nhau cũng ảnh hưởng ít nhiều đến năng suất và chất lượng. Do vậy hình thức liên kết vùng với sự tham gia của “4 nhà” là đặc biệt quan trọng.

Theo đó các mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, cánh đồng lớn”, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Vietgap do tỉnh Đồng Tháp, các doanh nghiệp như Công ty Bảo vệ thực vật An Giang, Công ty cổ phần Gentraco (Cần Thơ) đang làm là những thành công điển hình cần  nhân rộng. Khi doanh nghiệp và nông dân cùng chủ động hợp tác xây dựng được nguồn nguyên liệu ổn định, có chất lượng cao sẽ giúp nông dân không chỉ được bao tiêu sản phẩm mà còn làm chủ động được thị trường tiêu thụ. Vấn đề ở đây là Nhà nước với vai trò quản lý nhà nước phải thúc đẩy nhanh quá trình liên kết giữa 4 nhà, trong đó phải tạo ra cơ chế để nông dân và doanh nghiệp tự thân trở nên gắn bó hữu cơ, theo xu hướng cộng sinh, cùng tồn tại. Bản thân các doanh nghiệp cũng nên chuyển đổi từ khái niệm “thu mua gạo”, sang “thu mua lúa”, hạn chế thu mua qua thương lái để tạo ra dòng sản phẩm gạo đạt theo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Một vấn đề lâu nay cũng được ít người bàn đến đó là cần đa dạng hóa sản phẩm từ gạo; gạo không chỉ là mặt hàng lương thực mà chế biến trở thành các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt, làm đẹp, chữa bệnh.

Một yếu tố khác để “ hạt ngọc” đồng bằng sông Cửu Long vươn xa, vai trò tìm kiếm và mở rộng thị trường là đặc biệt quan trọng. Trong đó doanh nghiệp là người quyết định và Nhà nước là “bà đỡ” nên tạo điều kiện để doanh nghiệp xúc tiến hợp tác, ký kết các hợp đồng tập trung,  quảng bá thương hiệu hạt gạo Việt.

Điều trăn trở lớn nhất là do tính rủi ro cao nên người nông dân những chủ thể làm ra “hạt ngọc” ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung luôn bị thiệt thòi, khó có thể làm giàu từ lúa gạo.

Nên nhà nước cần quan tâm thực hiện nhiều chính sách để đảm bảo cho nông dân yên tâm sản xuất, không bỏ đồng ruộng. Đó là các chính sách ưu đãi về tín dụng, trợ giá, miễn giảm học phí cho con em nông dân; xử lý nghiêm nạn vật tư, phân bón giả; xây dựng hệ thống thủy lợi, giao thông đồng bộ trên tinh thần xây dựng “tam nông” theo hướng hiện đại.

Hiện nay, yêu cầu đặt ra là trong bối cảnh hiện đại hóa hiện nay, sản xuất lúa gạo cần tri thức khoa học cao do vậy cùng với việc đào tạo nghề cho nông dân, chính sách thu hút các kỹ sư, cử nhân đang thất nghiệp về đồng ruộng cũng là một khía cạnh cần tính đến khi công nghiệp hóa sản xuất lúa gạo.

Một thực tế đang xảy ra ở ĐBSCL hiện nay, tuy là vựa lúa, vựa thủy sản của cả nước song ở các trường ĐH sinh viên học ngành nông nghiệp, thủy sản chỉ chiếm hơn 10%.

Điều này cho thấy ngay cả việc định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ của gia đình và toàn xã hội  cũng cần lưu ý. Thực tế đã có rất nhiều cử nhân, kỹ sư bỏ thành phố về quê nhờ có kiến thức đã làm giàu từ đồng đất quê mình.

Hạt gạo từ đất Chín rồng đã thấm đẫm các giá trị vật chất tinh thần của người dân nơi đây qua biết bao thế hệ. Những giá trị ấy đã cấu thành nên thương hiệu “Hạt ngọc Việt” để chúng ta có thể tự hào về một nền văn minh của dân tộc.

Vấn đề là để hạt ngọc nơi đất chín rồng tỏa sáng, mang lại các giá trị kinh tế thiết thực để người nông dân không phập phồng lo lắng mỗi khi mùa vụ đến; để gạo Việt không lẫn vào đâu trên thế giới, rất cần sự chung tay, góp sức của các cấp, các ngành, doanh nhân, doanh nghiệp và sự nỗ lực không ngừng của mỗi nông hộ. Tin rằng rồi đây “Hạt ngọc” từ đất châu thổ Cửu Long lại vươn lên tỏa sáng đem lại niềm vui ấm no cho người chăm bón, vun trồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tái cấu trúc ngành lúa gạo theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh
Tái cấu trúc ngành lúa gạo theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh

VOV.VN - Cần hình thành các vùng chuyên canh trồng lúa với một số mô hình mẫu tại vùng trọng điểm trồng lúa trên cả nước.

Tái cấu trúc ngành lúa gạo theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh

Tái cấu trúc ngành lúa gạo theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh

VOV.VN - Cần hình thành các vùng chuyên canh trồng lúa với một số mô hình mẫu tại vùng trọng điểm trồng lúa trên cả nước.

Lúa gạo Việt Nam cần chuyển biến mạnh để đem lại thu nhập cao
Lúa gạo Việt Nam cần chuyển biến mạnh để đem lại thu nhập cao

VOV.VN - Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát: Ngành lúa gạo hiện nay chiếm gần một nửa giá trị trong ngành.

Lúa gạo Việt Nam cần chuyển biến mạnh để đem lại thu nhập cao

Lúa gạo Việt Nam cần chuyển biến mạnh để đem lại thu nhập cao

VOV.VN - Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát: Ngành lúa gạo hiện nay chiếm gần một nửa giá trị trong ngành.

Xuất khẩu lúa gạo Việt Nam đứng trước nhiều sức ép
Xuất khẩu lúa gạo Việt Nam đứng trước nhiều sức ép

VOV.VN -Sản xuất lúa gạo trong nước với tỷ lệ cơ giới hóa thấp và mang tính chất nhỏ lẻ, giống lúa xuất khẩu chưa được kiểm soát.

Xuất khẩu lúa gạo Việt Nam đứng trước nhiều sức ép

Xuất khẩu lúa gạo Việt Nam đứng trước nhiều sức ép

VOV.VN -Sản xuất lúa gạo trong nước với tỷ lệ cơ giới hóa thấp và mang tính chất nhỏ lẻ, giống lúa xuất khẩu chưa được kiểm soát.

Lúa gạo Việt Nam được gọi là "ngọc", sao giá trị không cao?
Lúa gạo Việt Nam được gọi là "ngọc", sao giá trị không cao?

VOV.VN - Hiện Việt Nam chưa có thương hiệu mạnh nên giá trị gia tăng mang lại chưa cao.

Lúa gạo Việt Nam được gọi là "ngọc", sao giá trị không cao?

Lúa gạo Việt Nam được gọi là "ngọc", sao giá trị không cao?

VOV.VN - Hiện Việt Nam chưa có thương hiệu mạnh nên giá trị gia tăng mang lại chưa cao.

Ngân hàng cung ứng vốn phát triển vùng sản xuất lúa gạo của quốc gia
Ngân hàng cung ứng vốn phát triển vùng sản xuất lúa gạo của quốc gia

VOV.VN-HDBank đã ký kết hợp đồng hợp tác với Tổng công ty lương thực miền Nam - Vinafood 2, cung ứng nguồn vốn vay cho các thành phần tham gia sản xuất, kinh doanh lúa gạo

Ngân hàng cung ứng vốn phát triển vùng sản xuất lúa gạo của quốc gia

Ngân hàng cung ứng vốn phát triển vùng sản xuất lúa gạo của quốc gia

VOV.VN-HDBank đã ký kết hợp đồng hợp tác với Tổng công ty lương thực miền Nam - Vinafood 2, cung ứng nguồn vốn vay cho các thành phần tham gia sản xuất, kinh doanh lúa gạo