ĐBSCL chưa phát huy hết tiềm năng của vận tải thủy

VOV.VN - Nhiều ý kiến đề xuất cần cần rà soát, điều chỉnh lại các quy hoạch nhằm nâng cao hiệu quả của vận tải thủy nội địa trong vùng.

“Nâng cao hiệu quả vận tải thủy nội địa khu vực và kết nối các phương thức vận tải khu vực ĐBSCL” là nội dung trọng tâm của Hội nghị do Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức tại Cần Thơ vào sáng 21/7.

Theo Cục đường thủy nội địa Việt Nam, hiện nay khu vực ĐBSCL có trên 2.500 cảng, bến thủy nội địa; năng lực thông qua của các cảng từ 50.000 đến 2 triệu tấn/năm. Ngoài ra trong vùng còn có trên 100 bến nổi tạo thành mạng cảng, bến đáp ứng nhu cầu bốc dỡ hàng hóa cũng như đón trả khách trong khu vực.

Để hoạt động vận tải đường thủy nội địa phát triển, tại hội nghị lần này nhiều đại biểu đã tập trung thảo luận nhằm tìm ra phương hướng để khai thác có hiệu quả tuyến vận tải đường thủy nội địa trong toàn vùng và kết nối với các phương thức vận tải khác một cách tối ưu nhất.

Một số đại biểu cũng đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận tải đường thủy nội địa thì trước tiên cần rà soát điều chỉnh lại các quy hoạch về vận tải thủy nội địa của vùng kinh tế trọng điểm khu vực ĐBSCL.

Đặc biệt, trong quy hoạch cần gắn vấn đề liên kết các địa phương ở trong vùng nhằm phát huy cao nhất tiềm năng lợi thế của vùng; đồng thời ưu tiên các nguồn vốn để thực hiện các dự án đường thủy nội địa quan trọng.


Cần có hướng khai thác hiệu quả tuyến vận tải đường thủy ĐBSCL. (Ảnh: Internet)
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cho rằng, đường thủy nội địa là lợi thế lớn tại ĐBSCL nhưng lâu nay chưa được các địa phương, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đường thủy nội địa quan tâm đúng mức. Chính vì vậy cần phải có những giải pháp đồng bộ cả về trước mắt và lâu dài để tổ chức triển khai thực hiện. 

Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, việc hoàn thiện chiến lược quy hoạch, xây dựng thể chế chính sách và hoàn thiện các văn bản quy phạm phạm pháp luật để thúc đẩy vận tải thủy nội địa theo hướng tạo thuận lợi tốt nhất cho người dân cho doanh nghiệp, tăng năng suất vận tải, giảm cước phí vận tải thúc đẩy thị trường đường thủy nội địa phát triển.

“Cần đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa đường thủy nội địa với các loại hình vận tải khác, trong đó tập trung tiến hành làm trước những việc tốn ít chi phí. Hiện này đang có nhiều vấn đề đơn giản và không cần nhiều tiền, chỉ cần thay đổi về quy định về thể chế chính sách sẽ có thể thúc đẩy vận tải thủy nội địa phát triển”, Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Petrolimex thành lập Tổng công ty Vận tải thủy
Petrolimex thành lập Tổng công ty Vận tải thủy

(VOV) -Đây là Tổng công ty chuyên ngành đầu tiên được thành lập theo tiến trình tái cấu trúc Petrolimex

Petrolimex thành lập Tổng công ty Vận tải thủy

Petrolimex thành lập Tổng công ty Vận tải thủy

(VOV) -Đây là Tổng công ty chuyên ngành đầu tiên được thành lập theo tiến trình tái cấu trúc Petrolimex

Lệ phí vận tải thủy qua biên giới với Campuchia
Lệ phí vận tải thủy qua biên giới với Campuchia

VOV.VN -Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư quy định mức thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí cấp phép vận tải thủy qua biên giới với Campuchia

Lệ phí vận tải thủy qua biên giới với Campuchia

Lệ phí vận tải thủy qua biên giới với Campuchia

VOV.VN -Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư quy định mức thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí cấp phép vận tải thủy qua biên giới với Campuchia

Phê duyệt phương án cổ phần Tổng công ty Vận tải thủy
Phê duyệt phương án cổ phần Tổng công ty Vận tải thủy

Theo phương án cổ phần hóa, tổng số cổ phần phát hành lần đầu là 32.773.700 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng.

Phê duyệt phương án cổ phần Tổng công ty Vận tải thủy

Phê duyệt phương án cổ phần Tổng công ty Vận tải thủy

Theo phương án cổ phần hóa, tổng số cổ phần phát hành lần đầu là 32.773.700 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng.