Cơ hội vàng để đầu tư vào khu vực Tây Nguyên

VOV.VN-Tây Nguyên có thế mạnh về tiềm năng phát triển công nghiệp, du lịch, nông nghiệp, và hiện đang có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư.

Với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng khác biệt và lợi thế so với các khu vực khác, cho phép Tây Nguyên có khả năng phát triển kinh tế nhanh và bền vững, trong đó kinh tế nông nghiệp, nông thôn là mũi nhọn.

Nhiều lợi thế, nhưng vốn đầu tư vào Tây Nguyên còn thấp

Tây Nguyên có lợi thế phát triển các cây công nghiệp quan trọng như: Cà phê , hồ tiêu, cao su. Ngoài ra, đây cũng là vùng sản xuất rau, hoa công nghệ cao phục vụ xuất khẩu. Với vị trí là lưu vực của 3 con sông lớn là Sê San, Srêpôk và sông Đồng Nai), Tây Nguyên có tiềm năng lớn về thủy điện (chiếm 27% tổng tiềm năng kinh tế - kỹ thuật thủy điện của Việt Nam); có trữ lượng khá về các loại khoáng sản như: Bô-xít, quặng vàng, vật liệu xây dựng, đá quý, than bùn, than nâu và kim loại màu nặng. Tây Nguyên cũng rất giàu tiềm năng khai thác du lịch.


Cà phê là một trong các cây thế mạnh tại Tây Nguyên (Ảnh minh họa: KT)

Theo ông Trần Việt Hùng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các Bộ, ngành Trung ương cần phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên tạo cơ chế thông thoáng, có chính sách thu hút thỏa đáng cũng như tập trung đầu tư trọng điểm, có tính lan tỏa: “Hiện nay, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc là giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ban Chỉ đạo Tây Nguyên rà soát trở lại các chính sách đã có và tập trung vào các lĩnh vực mà Tây Nguyên có thế mạnh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến của các bộ, ngành, chính sách để thu hút đầu tư vào Tây Nguyên sẽ cụ thể như: du lịch, cây trồng (cà phê, cao su)... mà Tây Nguyên có thế mạnh”.

Tuy nhiên, hiện vốn đầu tư vào khu vực này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư của cả nước. Trong giai đoạn 2010-2013, tổng vốn đầu tư toàn vùng Tây Nguyên chỉ chiếm 4,7 – 5,1% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Tây Nguyên còn hạn chế cả về số dự án, số vốn và tập trung chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng. Tỷ trọng GDP của Tây Nguyên so với cả nước đạt khoảng 9%. Tỷ lệ hộ nghèo của vùng còn ở mức 10,1%, trong đó, chủ yếu hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. 

Hạ tầng chưa đồng bộ làm giảm lực hút vốn đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa đồng bộ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế tốc độ phát triển và giảm khả năng thu hút đầu tư vào khu vực này. Việc tăng cường gắn kết 4 nhà trong chuỗi sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp theo các mô hình liên kết sản xuất được áp dụng công nghệ cao là một trong nhưng lĩnh vực trọng tâm cần đầu tư trong năm nay.

Thời gian tới, các ngân hàng thương mại sẽ đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng vào Tây Nguyên, trong đó, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như: thủy điện, nhiệt điện, giao thông, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Ông Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Ngành ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư tín dụng vào các tỉnh Tây Nguyên, trong đó, ưu tiên đầu tư đối với sản phẩm thế mạnh của khu vực như cà phê, chè, cao su…. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ nông dân, nâng cao khả năng tiếp cận của khách hàng đối với vốn tín dụng ngân hàng; ưu tiên cho vay sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết, sản xuất quy mô công nghiệp, sản xuất ứng dụng công nghệ cao”.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời gian tới, các tỉnh Tây Nguyên cần tiếp tục cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Chính phủ, đổi mới cơ chế, chính sách nhằm tập trung cải thiện môi trường đầu tư, thu hút nguồn lực cả trong và ngoài nước hướng vào các lĩnh vực then chốt phù hợp với tiềm năng, lợi thế đã được xác định.

Ông Vũ Văn Tư, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết: tỉnh Lâm Đồng nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên rất mong muốn được kêu gọi các nhà đầu tư có tâm huyết, có tiềm lực, có năng lực đến đầu tư. Tỉnh Lâm Đồng có chính sách hỗ trợ về lãi suất sau đầu tư đối với 3 lĩnh vực (sản xuất nông nghiệp, công nghệ cao, sản xuất chế biến vật liệu xây dựng từ thiên nhiên và công nghiệp chế biến nông sản); hỗ trợ để phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp, mở rộng thị trường; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp...

Tiềm năng phát triển của vùng Tây Nguyên hiện còn rất lớn. Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ 3 diễn ra ngày 17/5 là cơ hội mới để đón nhận làn sóng đầu tư khai thác những tiềm năng “vàng” để Tây Nguyên phát triển kinh tế xã hội bền vững, đảm bảo an sinh xã hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nỗi lo gánh nặng thu phí trên đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên
Nỗi lo gánh nặng thu phí trên đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên

VOV.VN -Tổng chi phí của một doanh nghiệp vận tải cho các xe qua trạm, có thể ở mức 10 đến 15 triệu đồng mỗi ngày.

Nỗi lo gánh nặng thu phí trên đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên

Nỗi lo gánh nặng thu phí trên đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên

VOV.VN -Tổng chi phí của một doanh nghiệp vận tải cho các xe qua trạm, có thể ở mức 10 đến 15 triệu đồng mỗi ngày.

Ngân hàng rót hơn 15.000 tỷ đồng vào khu vực Tây Nguyên
Ngân hàng rót hơn 15.000 tỷ đồng vào khu vực Tây Nguyên

VOV.VN -​Năm 2015, các NHTM cam kết đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng vào Tây Nguyên để tập trung cho các lĩnh vực thủy điện, nhiệt điện, giao thông...

Ngân hàng rót hơn 15.000 tỷ đồng vào khu vực Tây Nguyên

Ngân hàng rót hơn 15.000 tỷ đồng vào khu vực Tây Nguyên

VOV.VN -​Năm 2015, các NHTM cam kết đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng vào Tây Nguyên để tập trung cho các lĩnh vực thủy điện, nhiệt điện, giao thông...

200 doanh nghiệp tham gia hội chợ công thương khu vực Tây Nguyên
200 doanh nghiệp tham gia hội chợ công thương khu vực Tây Nguyên

VOV.VN -Hội chợ là cầu nối hiệu quả, kênh xúc tiến thương mại quan trọng cho các địa phương, doanh nghiệp thúc đẩy hợp tác kinh doanh...

200 doanh nghiệp tham gia hội chợ công thương khu vực Tây Nguyên

200 doanh nghiệp tham gia hội chợ công thương khu vực Tây Nguyên

VOV.VN -Hội chợ là cầu nối hiệu quả, kênh xúc tiến thương mại quan trọng cho các địa phương, doanh nghiệp thúc đẩy hợp tác kinh doanh...