Chuyên gia nước ngoài chê website của Vietnam Airlines nghèo nàn

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng Vietnam Airlines là một thương hiệu lớn hàng đầu của Việt Nam nhưng website lại nghèo nàn đến mức khó tin.

Chia sẻ tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam lần thứ 9 tổ chức sáng 11/3 tại Hà Nội, một số chuyên gia đã thẳng thắn bộc lộ quan điểm khi truy cập vào website của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines.

Ông Samir Dixit, Giám đốc Vùng châu Á Thái Bình Dương của Công ty Brand Finance đã tỏ ra khá ngạc nhiên khi truy cập vào website của Vietnam Airlines - một trong những doanh nghiệp lớn hàng đầu của Việt Nam nhưng website lại được thiết kế “nghèo nàn” đến mức khó tin. Một website của doanh nghiệp lớn nhưng đặc biệt lại thiếu tính năng hỗ trợ khách hàng.

“Website của Vietnam Airlines là trang web dở nhất. Tôi truy cập vào nhưng chưa bao giờ được trang website này hỏi về các tiện ích dịch vụ sẽ hỗ trợ như thế nào. Tôi thấy thiếu các tương tác về tiện ích để hỗ trợ cho khách hàng khi truy cập vào website này. Chúng ta nói thương hiệu Quốc gia thì phải thể hiện sự cam kết và trách nhiệm với hách hàng nhưng Vietnam Airlines chưa thể hiện được điều đó”, ông Samix đánh giá.

Website của Vietnam Airlines được các chuyên gia nước ngoài đánh giá thiếu thân thiện.
Cùng với đó, một đồng nghiệp của ông Samix là ông Thierry Noeyell, chuyên gia thương hiệu, Cố vấn cấp cao của Chương trình Hợp tác kỹ thuật Vietrade và SECO cũng thừa nhận điều này. Ông Thierry Noeyell cho biết đã cảm thấy bị lúng túng một hồi mới tìm ra website chính thức của Vietnam Airlines.

“Tôi đi tìm trang website của VietnamAirlines nhưng thấy có tới vài trang nên tôi phải lần mò xem trang nào thân thiện nhất và có nhiều tính năng. Thực tế thì không chỉ VietnamAirlines mà nhiều trang website của 63 doanh nghiệp thương hiệu quốc gia Việt Nam đều có chất lượng không tốt cho lắm, vừa nghèo nàn và không có nhiều tính năng, thiếu sự tương tác”, ông Thierry nói.

Là 1 trong 63 doanh nghiệp được vinh danh trong Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, việc hiện diện ở nhiều nước và là cầu nối đưa khách quốc tế đến Việt Nam, Vietnam Airlines còn có ý nghĩa là hình ảnh đại diện cho thương hiệu quốc gia Việt Nam trên thị trường nước ngoài.

Trong khi đó, website là một trong những yếu tố quan trọng để quảng bá thương hiệu, giúp cho khách hàng tìm hiểu và tiếp cận những thông tin liên quan đến doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng để trang website trở thành một kênh thông tin thân thiện nhất và có nhiều tính năng tương tác hỗ trợ khách hàng nhiều nhất, có ý nghĩa rất quan trọng để tạo ấn tượng cho khách hàng.

“Nếu ta muốn quảng bá thương hiệu Quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm thì trang website là thứ đầu tiên phải chú ý”, ông Thierry nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

VNA cảnh báo hành khách mua phải vé máy bay giả
VNA cảnh báo hành khách mua phải vé máy bay giả

VOV.VN - Để tránh mua phải vé máy bay giả mạo, hành khách nên mua vé trực tiếp tại phòng vé, mua trên website của hãng hoặc qua các đại lý.

VNA cảnh báo hành khách mua phải vé máy bay giả

VNA cảnh báo hành khách mua phải vé máy bay giả

VOV.VN - Để tránh mua phải vé máy bay giả mạo, hành khách nên mua vé trực tiếp tại phòng vé, mua trên website của hãng hoặc qua các đại lý.

Xe băng chuyền đâm rách cánh máy bay: VNA phải bồi thường
Xe băng chuyền đâm rách cánh máy bay: VNA phải bồi thường

Công ty con của Vietnam Airlines sẽ có chi phí nằm trong gói bảo hiểm của cả Vietnam Airlines chịu trách nhiệm đền bù vụ đâm rách máy bay.

Xe băng chuyền đâm rách cánh máy bay: VNA phải bồi thường

Xe băng chuyền đâm rách cánh máy bay: VNA phải bồi thường

Công ty con của Vietnam Airlines sẽ có chi phí nằm trong gói bảo hiểm của cả Vietnam Airlines chịu trách nhiệm đền bù vụ đâm rách máy bay.

Phi công VNA mua đồ quên trả tiền vẫn bị Nhật tạm giữ
Phi công VNA mua đồ quên trả tiền vẫn bị Nhật tạm giữ

Cục Hàng không dẫn báo cáo của VNA cho biết các cơ quan chức năng của hãng đang tích cực phối hợp với nhà chức trách Nhật Bản để giải quyết vụ việc.

Phi công VNA mua đồ quên trả tiền vẫn bị Nhật tạm giữ

Phi công VNA mua đồ quên trả tiền vẫn bị Nhật tạm giữ

Cục Hàng không dẫn báo cáo của VNA cho biết các cơ quan chức năng của hãng đang tích cực phối hợp với nhà chức trách Nhật Bản để giải quyết vụ việc.