"Chủ tịch doanh nghiệp Nhà nước quyền hành không bằng ông Chi cục trưởng"

VOV.VN - Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu Sở Nội vụ Thành phố nghiên cứu cơ chế thuê người làm tổng giám đốc doanh nghiệp Nhà nước.

Chủ trương này lãnh đạo TPHCM được nhiều chuyên gia kinh tế ủng hộ, tuy nhiên thành phố cần phải tháo gỡ “vòng kim cô” về cơ chế thì mới thu hút được người tài về quản lý doanh nghiệp Nhà nước.

Vướng “vòng kim cô” cơ chế

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc thuê người quản lý doanh nghiệp Nhà nước sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thu hút được người giỏi về làm việc. Song điều này không đơn giản bởi cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước khá phức tạp.

Ông Huỳnh Văn Minh, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SaTra), người có hơn 25 làm lãnh đạo nhiều doanh nghiệp Nhà nước của TPHCM cho biết, doanh nghiệp Nhà nước chịu quá nhiều cơ chế kiểm tra, kiểm soát. Việc lớn, việc nhỏ điều phải xin ý kiến của cơ quan chủ quản và cơ quan chức năng. Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp Nhà nước quyền không bằng Chi cục trưởng Chi cục Quản lý tài chính doanh nghiệp nên việc gì liên quan đến vốn hay đầu tư… thì tổng giám đốc của doanh nghiệp Nhà nước phải xin phép qua rất nhiều khâu.

Chính vì vậy, nếu cùng kinh doanh ở lĩnh vực bán lẻ thì doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân trong 1 năm có thể xây dựng 3 cửa hàng nhưng doanh nghiệp Nhà nước chỉ xây được chỉ 1 cửa hàng do phải tốn gấp đôi thời gian xin phép và thủ tục. Tổng giám đốc doanh nghiệp Nhà nước nhưng không được quyền quyết định lương cho nhân viên, đến cả việc nhỏ nhất là bán 1 cái xe cũ nát cũng phải xin phép.

“Phải tạo quyền cho tổng giám đốc được quyền quyết định mức lương cho người người lao động, người quản lý mà họ sử dụng, lương tương ứng với mức hiệu quả mà họ mang lại cho công ty, như vậy mới tạo động lực làm việc, chứ ông tổng giám đốc mà ở dưới không có quyền thì cũng không được. Tôi nghĩ những quy định hiện nay phải thay đổi nhiều, thành phố không thể tự quyết được, vì “áo không mặc qua khỏi đầu”, phải có sự thống nhất cao của các bộ ngành, đồng ý giao quyền cho tổng giám đốc thì kiểm tra, kiểm soát ở mức độ nào đó thôi” - ông Huỳnh Văn Minh đề nghị.

Trao quyền, trách nhiệm cho doanh nghiệp

Chuyên gia kinh tế, TS. Trần Du Lịch cho rằng, để thực hiện cơ chế thuê người điều hành doanh nghiệp Nhà nước, TPHCM nên chọn một số quy định xin thí điểm tại một số doanh nghiệp Nhà nước. Cụ thể, như quy định về cơ chế vật chất, động lực cho người quản lý, quyền của hội đồng quản trị, quyền của tổng giám đốc, vai trò của chủ sở hữu vốn nhà nước, đặc biệt là quyền gắn với trách nhiệm như thế nào. Song song đó, khi thuê người cần có mục tiêu rõ ràng về kết quả, thời gian đạt những yêu cầu của doanh nghiệp.

“Ở đây, thành phố phải gỡ những nguyên nhân, cơ chế đối với doanh nghiệp nhà nước mà không tạo động lực và không làm rõ được trách nhiệm của giám đốc, tổng giám đốc, điều hành. Cơ chế động lực và trách nhiệm phải đi liền với nhau. Hiện nay, thực hiện như vậy có vướng mắc về quy định, triển khai luật, nghị định và các luật khác liên quan đến hoạt động doanh nghiệp nhà nước, chứ không phải chỉ có quản trị” - TS. Trần Du Lịch nói.

Còn theo TS Huỳnh Thanh Điền, giảng viên trường Đại học Nguyễn Tất Thành thì TPHCM nên sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, giao doanh nghiệp Nhà nước cho Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước quản lý. Việc giao doanh nghiệp Nhà nước về đầu mối này thì việc quản lý sẽ thuận lợi hơn, vì họ chuyên trách nên khi doanh nghiệp xin chủ trương đầu tư hay vấn đề gì liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp thì sẽ được giải quyết nhanh hơn. Thực tế cũng có tình trạng cơ quan quản lý Nhà nước cũng chưa muốn ‘buông” vai trò quản lý này, còn doanh nghiệp Nhà nước cũng không dám lên tiếng.

“Cơ quan quản lý Nhà nước chỉ cần mạnh dạn “buông” thì Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ quản lý dễ. Mình đừng đổi thừa cơ chế gì cả. Chính vì cơ quan chủ quản không biết cách quản lý doanh nghiệp nên gây khó cho doanh nghiệp. Mình đưa vào ủy ban quản lý vốn nhà nước thì họ làm được vì chuyên quản lý doanh nghiệp. Vấn đề đầu tư hay thanh lý tài sản… đều làm theo luật nếu mình gỡ được cái đó (PV: thay đổi cơ quan chủ quản) thì sẽ thoáng rất nhiều” - TS Huỳnh Thanh Điền nói.

Thuê người làm tổng giám đốc doanh nghiệp Nhà nước là chủ trương đúng nhưng muốn thực hiện được hiệu quả thì không phải đơn giản. Bởi, không chỉ cần có mỗi chính sách tốt để thu hút người giỏi về làm việc mà TPHCM cần phải tháo gỡ “vòng kim cô” trong cơ chế quản lý. Có như vậy mới tạo được sức bật mới cho doanh nghiệp Nhà nước phát triển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tháng 1, thu gần 2.100 tỷ đồng từ thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Tháng 1, thu gần 2.100 tỷ đồng từ thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

VOV.VN - Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 1/2021, đã thoái được tổng giá trị 240 tỷ đồng vốn nhà nước tại 8 đơn vị, thu về 2.099,6 tỷ đồng.

Tháng 1, thu gần 2.100 tỷ đồng từ thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Tháng 1, thu gần 2.100 tỷ đồng từ thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

VOV.VN - Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 1/2021, đã thoái được tổng giá trị 240 tỷ đồng vốn nhà nước tại 8 đơn vị, thu về 2.099,6 tỷ đồng.

Doanh nghiệp Nhà nước "sắp chết" lại được hà hơi, thổi ngạt?
Doanh nghiệp Nhà nước "sắp chết" lại được hà hơi, thổi ngạt?

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện bị giải thể, phá sản nhưng vẫn được hỗ trợ dưới nhiều hình thức để tiếp tục tồn tại.

Doanh nghiệp Nhà nước "sắp chết" lại được hà hơi, thổi ngạt?

Doanh nghiệp Nhà nước "sắp chết" lại được hà hơi, thổi ngạt?

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện bị giải thể, phá sản nhưng vẫn được hỗ trợ dưới nhiều hình thức để tiếp tục tồn tại.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoàn thành "mục tiêu kép 2020"
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoàn thành "mục tiêu kép 2020"

VOV.VN - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là một cơ quan chuyên trách, chuyên nghiệp thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng quản lý vốn tại doanh nghiệp.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoàn thành "mục tiêu kép 2020"

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoàn thành "mục tiêu kép 2020"

VOV.VN - Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là một cơ quan chuyên trách, chuyên nghiệp thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng quản lý vốn tại doanh nghiệp.