“Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và tác động đến Việt Nam”

VOV.VN - Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và Trung Quốc nhưng cũng gặp không ít thách thức.

Chiều 2/8, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Sở Ngoại vụ Lạng Sơn phối hợp Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội ) tổ chức chương trình tọa đàm “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và tác động đến Việt Nam”. 

Tọa đàm thu hút đông đảo các Sở ban,ngành và doanh nghiệp trên địa bàn tham dự

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tác động lớn đến tình hình phát triển kinh tế thế giới và Việt Nam. Nhờ đó, Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ và Trung Quốc; hưởng lợi từ những chuỗi cung ứng khi các doanh nghiệp nước ngoài chuyển một phần sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Tuy nhiên cũng không ít thách thức đặt ra như: Sức ép nhập siêu từ Trung Quốc; gia tăng canh tranh thị trường nội địa; cạnh tranh xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc… Lạng Sơn có vị trí địa lý, kinh tế, chính trị khá đặc biệt trên tuyến Hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, đồng thời là cầu nối, cửa ngõ của Việt Nam và các nước ASEAN với thị trường Trung Quốc.

Thời gian qua, do tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc xin đầu tư vào tỉnh Lạng Sơn với nguồn vốn tương đối lớn; hoạt động thương mại tại tỉnh có nhiều thay đổi nhất là việc xuất khẩu nông sản giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung sẽ tiềm ẩn nguy cơ hàng hóa Trung Quốc “mượn đường, đi vòng” qua Việt Nam để gian lận xuất xứ, lẩn tránh thuế xuất khẩu sang Mỹ. Do vậy, chương trình tọa đàm sẽ giúp tỉnh Lạng Sơn có những chính sách, cơ chế phù hợp hơn trong việc phát triển kinh tế.

PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho rằng việc đầu tư nhìn chung là một tín hiệu tốt cho điều kiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Thế nhưng nếu chúng ta không có luật lệ chặt chẽ, không chọn lọc thì nhiều doanh nghiệp vào không tuân thủ luật pháp của Việt Nam, có thể gây trục trặc về mặt môi trường, về mặt xã hội. Đồng thời nó cũng tăng sức ép cạnh tranh lên những doanh nghiệp đang có sẵn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2019 được đánh giá tích cực
Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2019 được đánh giá tích cực

VOV.VN - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, quốc tế có đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2019.

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2019 được đánh giá tích cực

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2019 được đánh giá tích cực

VOV.VN - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, quốc tế có đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2019.

Trước áp lực giảm sút kinh tế, Trung Quốc ra sức kích thích tiêu dùng
Trước áp lực giảm sút kinh tế, Trung Quốc ra sức kích thích tiêu dùng

VOV.VN - Trung Quốc đang tập trung tạo việc làm và kích thích tiêu dùng trong nước nhằm đối phó với áp lực giảm sút kinh tế.

Trước áp lực giảm sút kinh tế, Trung Quốc ra sức kích thích tiêu dùng

Trước áp lực giảm sút kinh tế, Trung Quốc ra sức kích thích tiêu dùng

VOV.VN - Trung Quốc đang tập trung tạo việc làm và kích thích tiêu dùng trong nước nhằm đối phó với áp lực giảm sút kinh tế.

Trung, Mỹ sẽ tham vấn dày đặc nhằm chuẩn bị cho vòng đàm phán thứ 13
Trung, Mỹ sẽ tham vấn dày đặc nhằm chuẩn bị cho vòng đàm phán thứ 13

VOV.VN - Trung Quốc và Mỹ sẽ trao đổi dày đặc trong tháng này để chuẩn bị cho vòng đàm phán thứ 13 giữa hai nước tại Mỹ.

Trung, Mỹ sẽ tham vấn dày đặc nhằm chuẩn bị cho vòng đàm phán thứ 13

Trung, Mỹ sẽ tham vấn dày đặc nhằm chuẩn bị cho vòng đàm phán thứ 13

VOV.VN - Trung Quốc và Mỹ sẽ trao đổi dày đặc trong tháng này để chuẩn bị cho vòng đàm phán thứ 13 giữa hai nước tại Mỹ.