Cách nào tăng xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, Hàn Quốc?

VOV.VN-Theo Bộ Công Thương, dùng các biện pháp phi thuế quan là giải pháp quan trọng.

Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho biết: Nhật Bản và Hàn Quốc luôn là hai thị trường xuất khẩu quan trọng và còn nhiều tiềm năng của Việt Nam.

Phải vượt qua rào cản phi thuế

Trong tương lai, để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản sang hai thị trường này, ngoài vấn đề giảm và tiến tới loại bỏ thuế quan, theo Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương, cần quan tâm phát hiện và loại bỏ hoặc tìm cách vượt qua những rào cản phi thuế của các nước này đối với hàng xuất khẩu của ta.

Tôm là một mặt hàng có ưu thế của Việt Nam vào hai thị trường này (Ảnh: báo Hải quan)

Theo định nghĩa của Nhóm chuyên gia Hỗ trợ liên ngành của Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNCTAD), “các biện pháp phi thuế quan là các biện pháp chính sách không phải là thuế quan thông thường và có khả năng tạo ra tác động về mặt kinh tế đối với thương mại quốc tế, làm thay đổi khối lượng giao dịch thương mại hoặc làm thay đổi giá cả hoặc cả hai”.

Khác với các biện pháp thuế quan thông thường, các biện pháp phi thuế quan khó có thể lượng hóa được bằng các con số cụ thể và thường gắn với các mục đích về an ninh, y tế, xã hội... Vì vậy, nó thường đa dạng hơn, khó xác định hơn, khó lượng hóa được tác động đến thương mại quốc tế, khó đấu tranh để yêu cầu nước áp dụng phải dỡ bỏ.

Đáng chú ý là liên quan đến mặt hàng nông, thủy sản, các nước thường áp dụng các biện pháp vệ sinh kiểm dịch và an toàn thực phẩm. Chẳng hạn, hiện Nhật Bản đang siết chặt kiểm soát về chất lượng một số mặt hàng thuộc nhóm nông thủy sản của Việt Nam. Cụ thể: đối với hàng trái cây, do cách thức bảo quản để tránh côn trùng xâm nhập của Việt Nam vẫn chưa đảm bảo yêu cầu và hiện rất ít trái cây của Việt Nam nhận được giấy chứng nhận nhập khẩu của cơ quan chức năng Nhật Bản; đối với tôm đông lạnh: do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản quyết định áp dụng chế độ kiểm tra 100% về chỉ tiêu Ethoxyquin đối với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam; theo đó giới hạn tối đa là 0,01 ppm.

Các quy định chặt chẽ về kiểm dịch động thực vật của Hàn Quốc vẫn là rào cản lớn khiến việc xuất khẩu hàng nông sản đặc biệt là trái cây tươi và thịt gia súc, gia cầm của Việt Nam. Cụ thể như các yêu cầu về nuôi trồng, kiểm tra chứng nhận và các biện pháp xử lý tại chỗ; thủ tục đánh giá rủi ro cũng được thực hiện quá dài (sau 5 năm Chính phủ Hàn Quốc hoàn tất quy trình đánh giá rủi ro và cho phép nhập khẩu thanh long từ Việt Nam); hay tiến hành kiểm tra ethoxyquin trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam với mức giới hạn để kiểm tra là 0,01 ppm bằng với mức của Nhật Bản đang áp dụng.

Nhiều cơ hội cho hàng Việt đến Hàn Quốc, Nhật Bản

Trong 3 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang hai thị trường này đều đạt mức tăng trưởng hai con số. Cụ thể, xuất khẩu trung bình sang Nhật Bản trên 27%/năm, sang Hàn Quốc trên 40%/năm. Riêng năm 2012, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 13,1 tỷ USD, tăng 21,2%; và sang Hàn Quốc đạt 5,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011.

Đối với Nhật Bản, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ ngày 01/10/2009 đã đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ hợp tác kinh tế hai nước. Đây là Hiệp định thương mại tự do song phương đầu tiên của Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO. Còn với Hàn Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc đều đã tham gia Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) với nhiều ưu đãi về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ cho cả hai bên.

Hiệp định VJEPA và Hiệp định AKFTA được triển khai đồng bộ là một trong những nhân tố tích cực giúp cải thiện trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam - Hàn Quốc, trong đó cả xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với hai nước này đều tăng.

Việc giảm thuế mạnh mẽ các mặt hàng nông thủy sản của Nhật Bản đã mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam cơ hội xuất khẩu vào thị trường Nhật. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này đã được cải thiện đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản năm 2012 đạt trên 285 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với năm 2009.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản liên tục tăng trong những năm gần đây nhưng đa số các mặt hàng của Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản: gỗ và sản phẩm gỗ chiếm khoảng 3%, cao su khoảng 1,6%, rau quả chỉ chiếm khoảng 1%...

Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng là nước nhập khẩu đáng kể các mặt hàng nông thủy sản từ các nước trên thế giới. Tuy nhiên, thị phần nhập khẩu từ Việt Nam chỉ ở mức dưới 5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Hản Quốc. Điều này cho thấy, Việt Nam còn có nhiều cơ hội tăng thị phần tại Nhật Bản và Hàn Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát huy thế mạnh xuất khẩu nông sản: Cách nào?
Phát huy thế mạnh xuất khẩu nông sản: Cách nào?

(VOV)-Cần giảm xuất khẩu nông sản thô, tăng hàng chế biến sâu, tăng liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, chuẩn hóa chất lượng sản phẩm.

Phát huy thế mạnh xuất khẩu nông sản: Cách nào?

Phát huy thế mạnh xuất khẩu nông sản: Cách nào?

(VOV)-Cần giảm xuất khẩu nông sản thô, tăng hàng chế biến sâu, tăng liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, chuẩn hóa chất lượng sản phẩm.

Nhiều thành tích xuất khẩu có được mà không phải xúc tiến
Nhiều thành tích xuất khẩu có được mà không phải xúc tiến

VOV.VN-“Đơn cử, Samsung, Itel đã xuất khẩu không ít, nhưng đâu cần lắm đến công tác xúc tiến của chúng ta”.

Nhiều thành tích xuất khẩu có được mà không phải xúc tiến

Nhiều thành tích xuất khẩu có được mà không phải xúc tiến

VOV.VN-“Đơn cử, Samsung, Itel đã xuất khẩu không ít, nhưng đâu cần lắm đến công tác xúc tiến của chúng ta”.

Xuất khẩu nông sản tiếp tục giảm mạnh
Xuất khẩu nông sản tiếp tục giảm mạnh

Trong 9 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của cả nước giảm 12%.

Xuất khẩu nông sản tiếp tục giảm mạnh

Xuất khẩu nông sản tiếp tục giảm mạnh

Trong 9 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của cả nước giảm 12%.

Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trên 10% năm 2014
Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trên 10% năm 2014

VOV.VN-Cùng với mục tiêu này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng còn cho biết, năm 2014, mục tiêu nhập siêu tối đa 6%.

Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trên 10% năm 2014

Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trên 10% năm 2014

VOV.VN-Cùng với mục tiêu này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng còn cho biết, năm 2014, mục tiêu nhập siêu tối đa 6%.

Thủ tướng chỉ đạo mở rộng thị trường xuất khẩu
Thủ tướng chỉ đạo mở rộng thị trường xuất khẩu

VOV.VN - Thủ tướng cũng chỉ đạo vận động thu hút mạnh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn ODA phục vụ phát triển kinh tế.

Thủ tướng chỉ đạo mở rộng thị trường xuất khẩu

Thủ tướng chỉ đạo mở rộng thị trường xuất khẩu

VOV.VN - Thủ tướng cũng chỉ đạo vận động thu hút mạnh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn ODA phục vụ phát triển kinh tế.

Xuất khẩu sang Italy cả năm sẽ đạt 2,2 tỷ USD
Xuất khẩu sang Italy cả năm sẽ đạt 2,2 tỷ USD

VOV.VN -Năm 2013, tổng kim ngạch hai chiều đạt 3,3 tỷ USD. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 3,5 tỷ USD vào năm 2014.

Xuất khẩu sang Italy cả năm sẽ đạt 2,2 tỷ USD

Xuất khẩu sang Italy cả năm sẽ đạt 2,2 tỷ USD

VOV.VN -Năm 2013, tổng kim ngạch hai chiều đạt 3,3 tỷ USD. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 3,5 tỷ USD vào năm 2014.