Bộ Tài chính: Có thể sẽ không tăng lương theo lộ trình

VOV.VN -Đây là một trong những phương án mà Bộ Tài chính tính đến do việc cân đối thu-chi ngân sách quá căng thẳng.

Liên quan đến đề xuất giảm lương tối thiểu của Bộ Tài chính mới đây đã bị Chính phủ “bác”,  tại họp báo chiều nay (10/10), Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai khẳng định: “Trong điều kiện thu ngân sách khó khăn, để đảm bảo cân đối ngân sách, Bộ Tài chính sẽ tính toán nhiều phương án, có thể có phương án đề xuất không tăng lương”.

Theo Thứ trưởng Mai, các phương án được đề xuất đều được đưa ra trong trong quá tình tìm các giải pháp tốt nhất và báo cáo chính thức được trình Chính phủ tại phiên họp tháng 9 vẫn đảm bảo lương tối thiểu là 1.150 triệu đồng/tháng.

Về tình hình thu ngân sách 9 tháng năm 2013, bà Mai cho hay, mới đạt mức 66,6% dự toán, rất thấp so với mức khoảng 80% cùng kỳ những năm trước. Trong khi đó, chi ngân sách tiếp tục cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Khả năng thu ngân sách không đạt dự toán Quốc hội giao.

Tuy nhiên, trước câu hỏi về dự toán số hụt thu của cả năm, Thứ trưởng Mai nói: “Cụ thể số hụt thu và giải phấp cân đối vẫn còn đang được tính toán giữa các cấp có liên quan và sẽ trình Quốc hội trong kỳ họp tới”.

Tổng hợp từ Bộ Tài chính cho thấy, tổng thu cân đối NSNN tháng 9 ước đạt 52.800 tỷ đồng, tăng khoảng 2.700 tỷ đồng so với mức thực hiện tháng 8. Lũy kế đến hết tháng 9/2013, tổng thu NSNN ước đạt 543.835 tỷ đồng, bằng 66,6% dự toán, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2012.

Trong đó, thu nội địa ước đạt 64,7% dự toán, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2012. Ước tính chỉ có 6/14 khoản thu đảm bảo tiến độ theo dự toán (từ 75% dự toán trở lên), nhưng là các khoản thu nhỏ. 8/14 khoản thu còn lại tiến độ thu đạt thấp hơn so với yêu cầu.

Các khoản thu đạt tiến độ thấp là thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước, thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh. Hầu hết các sắc thuế chủ yếu đều đạt thấp so dự toán. Cụ thể, thu từ thuế giá trị gia tăng chỉ đạt 65,5%, thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ đạt 57,9%, thu từ thuế thu nhập cá nhân chỉ đạt 67,2%, thu từ thuế bảo vệ môi trường chỉ đạt 60%.

Đến hết tháng 9/2013, ước tính có 23 địa phương thu đạt yêu cầu tiến độ dự toán, chủ yếu là các địa phương có số thu nhỏ. 40 địa phương còn lại tiến độ thu chưa đạt yêu cầu, trong đó có các địa phương trọng điểm thu như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. 57 địa phương thu bằng hoặc tăng với cùng kỳ năm 2012, tuy nhiên mức tăng không lớn. 6 địa phương còn lại thu thấp hơn cùng kỳ.

Thu từ dầu thô ước đạt 84,1% dự toán, trên cơ sở giá dầu bình quân 9 tháng đạt trên 111 USD/thùng, tăng 21 USD/thùng so với giá xây dựng dự toán, sản lượng thanh toán ước đạt 11,16 triệu tấn, bằng 79% kế hoạch.  

Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 67,4% dự toán. Sau khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ, thu cân đối ngân sách ước đạt 61,9% dự toán. Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng đầu năm ước tăng trưởng 15,% so với cùng kỳ, song thu ngân sách từ lĩnh vực này vẫn đạt thấp chủ yếu do kim ngạch xuất nhập khẩu của một số mặt hàng có giá trị lớn, thuế suất cao giảm mạnh.

Về số chi ngân sách, Thứ trưởng Mai cho biết, tổng chi NSNN 9 tháng đầu năm ước đạt 70% dự toán, tương ứng mức tuyệt đối là 684.590 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 70,8% dự toán, giải ngân vốn đầu tư XDCB vốn NSNN đạt khoảng 70,4% dự toán,  vốn trái phiếu Chính phủ đạt khoảng 74,6% kế hoạch.

Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,  quản lý hành chính, bao gồm chi thực hiện cải cách tiền lương ước đạt 71,8% dự toán, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2012.

Thứ trưởng Mai cho biết, trong 9 tháng, công tác tổ chức điều hành NSNN đã được triển khai tích cực, chủ động. Trong điều kiện thu khó khăn, song NSNN luôn đảm bảo nguồn đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi theo dự toán, đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện chính sách tăng lương cơ sở từ 1.050.000 đồng/tháng lên 1.150.000 đồng/tháng từ 1/7/2013 và bổ sung kinh phí cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo quốc phòng, an ninh... Bên cạnh đó, thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã xuất cấp trên 47 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ cho nhân dân ở những vùng bị thiếu đói, giáp hạt; góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng kiểm tra lương doanh nghiệp nhà nước
Tổng kiểm tra lương doanh nghiệp nhà nước

VOV.VN - Các kiểm tra thuộc khoảng thời gian từ năm 2010-2012, và báo cáo tổng hợp lên Thủ tướng trước ngày 31/12/2013.

Tổng kiểm tra lương doanh nghiệp nhà nước

Tổng kiểm tra lương doanh nghiệp nhà nước

VOV.VN - Các kiểm tra thuộc khoảng thời gian từ năm 2010-2012, và báo cáo tổng hợp lên Thủ tướng trước ngày 31/12/2013.

Trong lúc khó khăn cắt giảm lương là không nên
Trong lúc khó khăn cắt giảm lương là không nên

VOV.VN -Giảm lương thì chỉ giải quyết được một phần nhỏ cho ngân sách nhưng hệ lụy với xã hội lại rất lớn.

Trong lúc khó khăn cắt giảm lương là không nên

Trong lúc khó khăn cắt giảm lương là không nên

VOV.VN -Giảm lương thì chỉ giải quyết được một phần nhỏ cho ngân sách nhưng hệ lụy với xã hội lại rất lớn.

Thanh tra toàn diện 4 doanh nghiệp “lương khủng”
Thanh tra toàn diện 4 doanh nghiệp “lương khủng”

UBND TPHCM đã chính thức chỉ đạo Thanh tra thành phố tổ chức thanh tra toàn diện 4 doanh nghiệp công ích trong vụ “lương khủng” vừa qua

Thanh tra toàn diện 4 doanh nghiệp “lương khủng”

Thanh tra toàn diện 4 doanh nghiệp “lương khủng”

UBND TPHCM đã chính thức chỉ đạo Thanh tra thành phố tổ chức thanh tra toàn diện 4 doanh nghiệp công ích trong vụ “lương khủng” vừa qua

Lương không thể tăng quá cao
Lương không thể tăng quá cao

VOV.VN -Ai cũng muốn tăng lương cao cho người lao động, nhưng nếu lương tăng quá cao thì DN sẽ không còn sức cạnh tranh.

Lương không thể tăng quá cao

Lương không thể tăng quá cao

VOV.VN -Ai cũng muốn tăng lương cao cho người lao động, nhưng nếu lương tăng quá cao thì DN sẽ không còn sức cạnh tranh.