Thư thính giả, độc giả từ 1/3- 6/3

Bạn Vũ Quốc Thắng (Hòa Thọ, Hòa Vang, Đà Nẵng) viết: “Tôi rất thích nghe hát chèo, đặc biệt là các bài hát về người mẹ. Tôi nghe nói các từ chỉ người mẹ trong nhiều ngôn ngữ đều khởi đầu bằng vần “M”, có đúng không?”

Bạn Thắng thân mến! Đây là một câu hỏi rất lý thú. Qua tìm hiểu và tham khảo các ý kiến, chúng tôi cũng nhận thấy rằng có sự trùng hợp kỳ lạ ở phụ âm đầu của các từ chỉ người mẹ trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới.

Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, trong 29 ngôn ngữ ở Việt Nam và trên thế giới, có 49 từ chỉ người mẹ khởi đầu bằng vần “M”. Ở Việt Nam có Mế (dân tộc Mường), Mẻ (Tày), Mi (Gia Rai), Mê (Ba Na), Mé (Chăm)… Trong một số ngôn ngữ châu Á, ta cũng bắt gặp sự tương tự, như: Mê, Mam đa (Thái Lan), Mệ, Man đa (Lào), Mẫu, Ma (Trung Quốc)… Ở các ngôn ngữ Ấn, Âu: Mere, Ma man (Pháp), Mat, Mamma (Nga), Mutter (Đức), Mêter (Hy Lạp)…

Đặc biệt, trong tiếng Việt và tiếng Anh, mỗi ngôn ngữ đều có 6-8 từ chỉ người mẹ mang âm đằng “M”. Tiếng Việt có: Mẹ, Má, Mạ, Mệ, Mợ, Me (Má là mượn tiếng Quảng Đông, còn Me là mượn gốc Pháp). Tiếng Anh có: Mother, Mom, Momma, Mamma, Mum, Mummy, Mama, Mammy.

Thật là sự trùng hợp lý thú phải không bạn? Hy vọng vài ví dụ nhỏ thỏa mãn yêu cầu của bạn. Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 đang đến gần, xin kính chúc mẹ, vợ, bạn gái, em gái bạn và tất cả Phụ nữ trên hành tinh chúng ta luôn Trẻ trung, Xinh đẹp và Hạnh phúc! Chúng ta cùng hướng về ngày này để tôn vinh “một nửa thế giới”.

Phản hồi sau bài viết: Mão Điền - Bắc Ninh: 7,2 người có một người đạt trình độ ĐH, CĐ (bạn Duy Nuôi (duynuoi999@...) viết: “Em là sinh viên nông nghiệp, sinh ra và lớn lên ở Nghệ An. Em đã từng đến Mão Điền và có rất nhiều người bạn ở đây. Thật tuyệt vời vì em đã được làm quen với những người bạn thân thiện, cởi mở và vui tính. Trưởng thành từ vùng quê nông thôn, đa số làm nông nghiệp, nhưng hầu hết các bạn trẻ Mão Điền đều có kết quả học tập tốt. Em xin cảm ơn và rất tự hào về những người bạn Mão Điền”.

Bạn Duy Nuôi thân mến! Không chỉ có Mão Điền (Bắc Ninh), ở Việt Nam còn có nhiều vùng đất nổi tiếng với truyền thống hiếu học như vùng đất học Hương Sơn (Hà Tĩnh), Hoằng Hóa (Thanh Hóa), đất học Quảng Ninh, Sơn Tây…; và rất nhiều gia đình, dòng họ hiếu học, như: dòng họ Đào (ở Phú Nham, Phù Ninh, Phú Thọ), dòng họ Bùi (Vĩnh Phúc), dòng họ Lê (Phong Cốc, Yên Hưng, Quảng Ninh)… Và ngay quê hương Nghệ An của bạn cũng nổi tiếng là vùng đất học với rất nhiều danh nhân, kẻ sĩ đã được lưu danh lịch sử, trong đó không thể không nói đến Danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh.

Kể ra như vậy để một lần nữa khẳng định: Hiếu học vốn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Khi bạn có những người bạn hiếu học nghĩa là bạn đang có những người bạn tốt. Chúc tình bạn giữa các bạn mãi bền vững và sẽ cùng giúp nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Học tiếng Việt trên VOV

** Bạn Nguyễn Thị Thu Hoài (nguyenthithuhoai1983@...) viết: “Kính chào Tòa soạn. Tôi có một cháu gái đang sống ở Hàn Quốc. Sauk hi nghe chương trình phát thanh của Đài tôi thấy rất bổ ích và đã giới thiệu cho ba mẹ cháu gái tôi để giúp cháu học tiếng Việt. Tiếc là tôi đã cố gắng tìm kiếm nhưng không tìm được địa chỉ mua 2 cuốn sách “Quê Việt” và “Tiếng Việt vui”. Vậy tôi kính mong Tòa soạn giới thiệu cho tôi địa chỉ mua 2 bộ sách này. Tôi xin chân thành cảm ơn”.

Cũng liên quan vấn đề này, bạn Trương (pttruong1969@...) hỏi: “Tôi rất thích nghe chương trình dạy tiếng Việt của Đài. Tuy nhiên, tôi muốn có cuốn sách giáo khoa của chương trình thì liên hệ như thế nào? Xin nhờ Đài chỉ giúp. Xin cảm ơn”

Bạn Trương và bạn Thu Hoài thân mến! Những năm gần đây, hoạt động hỗ trợ dạy tiếng Việt được triển khai khá rộng rãi. Đề án "Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài", do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Ngoại giao - Uỷ ban về Người Việt Nam ở nước ngoài thực hiện, đón nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của dư luận.  Năm 2008, Đề án đã cho dạy thử nghiệm hai bộ sách “Tiếng Việt vui” và “Quê Việt”, chương trình được phát trên sóng của VTV, VOV, và hiện đang xây dựng chương trình dạy tiếng Việt trên mạng Internet. Bởi chương trình mới triển khai được thời gian ngắn và đang trong giai đoạn thử nghiệm nên số lượng sách vẫn còn có hạn và chưa phổ biến rộng rãi.

Dự kiến từ nay đến cuối năm, công tác hỗ trợ dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài sẽ được triển khai rộng rãi hơn. Hy vọng lúc đó sẽ có nhiều sách bán ra thị trường. Trước mắt, để tìm mua được bộ sách này, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài (32 Bà Triệu, Hà Nội – ĐT: (84-4) 38240401) hoặc Nhà Xuất bản Thế giới (46 Trần Hưng Đạo, Hà Nội – ĐT:  (84-4) 8253841 ). Chúc các bạn thành công!

Ý kiến bạn đọc

** Bạn Nguyễn Thị Minh Sao (nguyenminhsao@...) viết: “Tôi là một thính giả thường xuyên của Nhà Đài. Trong chương trình tham gia cuộc thi “Hợp tác Việt Nam – EU” trên chương trình Thời sự quốc tế ngày 8/11/2008 chủ đề “Hiệp ước Lisbon”, tôi là một trong những khán giả may mắn đã trúng giải cuộc thi. Tuy nhiên, đến tận bây giờ tôi vẫn chưa nhận được giải thưởng của chương trình. Vậy rất mong quý Đài có thể hồi âm cho tôi trong thời gian sớm nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn!”.

Bạn Minh Sao thân mến! Chúng tôi đã chuyển thắc mắc của bạn tới Phòng Thời sự quốc tế - Hệ VOV1 và Ban Thư ký, Đài Tiếng nói Việt Nam. Tin rằng trong thời gian sớm nhất bạn sẽ nhận được giải. Xin chúc mừng thành công của bạn!

** Bạn Trần Văn Việt (tvviet@...) email: “Tôi là Trần Văn Việt. Tháng 10/2009 tôi sang Nhật học chương trình Tiến sĩ tại Trường Tokyo University of Marine Science and Technology. Tôi rất muốn có một vài địa chỉ của các bạn sinh viên Việt Nam đang học tập tại Nhật để liên hệ, làm quen, chương trình có thể giúp tôi không?”

Bạn Việt thân mến! Hiện ở Nhật Bản có khoảng gần 3.000 sinh viên Việt Nam đang học tập. Trong quá trình hoạt động của mình, các bạn sinh viên Việt Nam tại Nhật đã thành lập Hội sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản - Vysa (năm 2001). Đây là một tổ chức xã hội độc lập, phi lợi nhuận, và hiện là tổ chức duy nhất đại diện cho thanh niên và sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản được Chính phủ Việt Nam công nhận. Bạn có thể tìm hiểu thông tin và làm quen với các du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản thông qua diễn đàn của Vysa tại địa chỉ: http://vysa.jp/index.php?option=com_fireboard&Itemid=27

** Bạn Hồ Minh (kingduongvuong@...) email: “Tôi được biết VOVTV đã ra đời được gần 1 năm và đã có những thành tựu đáng chú ý cũng như nhận được rất nhiều sự quan tâm từ dư luận. Xin được hỏi liệu trong năm 2009 VOVTV có kế hoạch tuyển nhân sự hay không?”.

Bạn thân mến! Cảm ơn bạn đã quan tâm đến chương trình phát sóng mới của Đài Tiếng nói Việt Nam. Về kế hoạch tuyển nhân sự, chúng tôi sẽ thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng khi có nhu cầu.

** Bạn Xuân Linh (park_chon_ung2002@...) hỏi: “Hiện nay em đang có nhu cầu học một khóa ngắn hạn về viết báo. Em muốn hỏi VOV một số địa chỉ đào tạo ngắn hạn về viết báo ở Hà Nội. Em xin cảm ơn và mong sớm nhận được hồi âm”.

Bạn thân mến!

Bạn có thể liên hệ với Khoa Phát thanh- truyền hình của Học viện Báo chí tuyên truyền ở địa chỉ 36 - Xuân Thuỷ - Cầu Giấy - HN. ĐT: 04.37548359. Khoa thường xuyên mở các lớp học nghề báo vào buổi tối thứ 2,4,6; học trong 2 tháng. Sau khóa học được cấp chứng chỉ của Học viện.

Các năm trước, Khoa Báo chí (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp cùng Hãng tin Vĩ An liên tục tổ chức các khoá đào tạo báo chí ngắn hạn. Để biết chi tiết thông tin tuyển sinh năm nay, bạn liên hệ về địa chỉ: Văn phòng Khoa Báo chí, Trường ĐHKHXH&NV, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội; Hoặc, Văn phòng Hãng tin Vĩ An, P912 cầu thang 5, CT5 toà nhà Mĩ Đình, Từ Liêm, Hà Nội. ĐT: 04-2193925/04-7855164 (xin 88). Hotline: 0904048090.

** Bạn Bùi Thanh Liêm (thanhliem_872000) email: “Em nghe chương trình đọc truyện đêm khuya và rất thích bản nhạc sau khi kết thúc chương trình. Mong những người làm chương trình đọc truyện đêm khuya tìm giúp em tên bản nhạc đó. Em rất cảm ơn chương trình”.

Bạn vui lòng trở lại chuyên mục Hộp thư thính giả, độc giả của chúng tôi vào tuần sau để được đón nghe và biết tên bản nhạc mình yêu thích nhé.

** Phản hồi sau bài viết Vua diệt chuột, bạn Bảo Trâm (bao-tram@...) email hỏi số điện thoại của ông Trần Quang Thiều.

Bạn Trâm thân mến!

Bạn có thể liên lạc với ông Thiều về địa chỉ nhà riêng: đội 9, thôn Bình Vọng, xã Văn Bình, huyện Thường Tín (Hà Nội), điện thoại: 04. 33761161 – 090 4436594.

** Các bạn: Hoàng Tùng (chiconghoang@...), Linh (botnuoc68@...), Hồng Ngọc (em_gai_sanh_dieu_810@...), Thu Hương (thuhuongt9@...), Thế Anh (andy_nhoc@...), Khanh (noinhovn2001@...), Hoàng Huy (luonghuytdkt@...), Hoàng Tùng (chiconghoang@...), mẹ bé Ti (taoxanh1984200@...),  Thùy Dương (dung_mdd@...), Quốc Thể (quocthe.huyhoa@...) email thắc mắc liên quan đến một số bệnh da liễu, phụ khoa, nam khoa và chăm sóc trẻ sơ sinh.

Chúng tôi sẽ chuyển nội dung email của các bạn tới bác sĩ chuyên khoa. Các bạn vui lòng theo dõi trong chuyên mục Phòng mạch online của VOVNews.

Trong tuần, chúng tôi cũng nhận được thư góp ý và tin, bài của các bạn có hòm thư email: pasenkin@..., c3vt_12c6_sanglt_08@..., ailienntt@..., phucnguyen10@..., back_streetboymeyou@..., ptkn212868@..., lieulamhanhan@..., trantruong333@..., raincolourless@..., tuhanganh@..., vanchuongk15@..., songtu0106@..., huydonghong12@..., sannaxu@..., duca_thu@..., axnviet@..., l_cauba_g@..., nguyen@..., quangvinh46@...)

Xin cảm ơn sự quan tâm theo dõi và hợp tác của các bạn.

Chúc các bạn ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ, hạnh phúc!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên