Cái gốc cây của thị dân

VOV.VN - Cũng giống như vỉa hè, ở Hà Nội, đặc biệt khu phố cổ, nhà nào ở mặt phố mà có cái cây trước cửa thì đương nhiên họ coi mình có quyền sở hữu cái cây đó, đố ai mà động vào.

Ngoài cho bóng mát, điều hoà không khí thành phố đặc khói bụi ra thì cái gốc cây cũng khối tác dụng với thị dân. Chả thế mà bao nhiêu vụ tranh cãi, xung đột tranh giành giữa những người hàng xóm chỉ vì cái gốc cây nằm giữa ranh giới hai nhà.

Người ta có thể sử dụng gốc cây làm nơi treo bảng hiệu quảng cáo; Hay chỉ đơn giản là để treo đồ dùng gì đó; Hoặc làm nơi gắn khoá dây giữ xe máy, xe đạp cho gia chủ.

Nhưng phổ biến nhất vẫn là… làm bếp nấu nướng ngoài trời. Gốc cây càng to, càng quý.

Thế nên thỉnh thoảng lại có một cây cổ thụ trong phố chết rũ, bởi gốc rễ đã cháy đen, lụi dần sau hàng trăm ngày phải phục vụ gia chủ đặt bếp nấu nướng. Phố Bà Triệu có hàng xà cừ cổ thụ thường được những nhà mặt phố dùng làm bếp nấu nướng như vậy.

Có nhiều gốc cây, cứ tối đến là sáng rực, bởi cái nhà hàng nơi nó đứng người ta dùng đèn trang trí quấn vòng quanh gốc, treo cả lên cành cây, tối là bật lên thu hút khách hàng. Treo nhiều đèn, buộc nhiều đồ trang trí quá khiến những cái cây này cứ cọc dần, chả lớn nổi…

Các gốc cây cổ thụ ở một vài tuyến phố cũng là nơi yêu thích của các cô gái làng chơi đứng hành nghề. Có dạo đi trên phố Lê Duẩn, đoạn cổng công viên Thống Nhất, mỗi gốc cây là có một cô, thập thò, lấp ló dưới ánh đèn đường đỏ quạch. Sau thành phố ra quân dẹp, các cô lại chạy ra đứng ở mấy gốc cây trước cổng bệnh viện Việt – Xô…

Ở Bờ Hồ, ai cũng biết cây đa cổ thụ, rễ mọc um tùm cạnh đền Bà Kiệu, có ông làm nghề khắc bút nổi tiếng ngồi dưới gốc cây bao nhiêu năm. Ngày bé, có cái bút máy kim tinh, chỉ mong được bố đưa lên Bờ Hồ để nhờ ông thợ khắc cho hình cái tháp Rùa và tên mình lên thân bút. Về cứ mân mê nhìn ngắm cả ngày, quên cả học.

Nhớ ngày bé, được bố đưa đi cắt tóc. Hiệu cắt tóc của ông thợ là gốc cây xà cừ cổ thụ. Ông đóng chiếc gương bằng cái bảng bọn trẻ con mang đi học lủng lẳng trên thân cây, bộ dao kéo treo ở cái đinh bên cạnh, chiếc ghế gỗ cho khách ngồi có thể ngả lưng được để cạo râu.

Ngày ấy cạo râu, cạo tóc ông thợ vẫn dùng dao kiểu cổ điển, không phải loại thay lưỡi như bây giờ. Trước khi cạo là ông lại liếc vào miếng da trâu dài bằng sải tay treo cạnh cái gương. Mỗi lần ngồi cắt tóc nhìn ông liếc dao là hết hồn, nhưng không hãi bằng lúc ông đưa dao lên mặt cạo, chỉ sợ khẽ động đậy là cái lưỡi dao cắt cho một miếng…

Những anh thợ cắt tóc trên phố không đủ tiền thuê cửa hiệu bây giờ vẫn thường kiếm cho mình một gốc cây để hành nghề. Họ sống tốt nhờ dựa vào những gốc cây ấy.

Hà Nội cứ vào dịp cuối hè sang thu là mùa sấu. Phố Phan Đình Phùng với 3 hàng cây sấu cổ thụ khiến cả phố lúc nào cũng mát rượi. Cũng lạ, duy chỉ có cái phố này là có tận 3 hàng cây. Ban đầu có mấy anh rảnh việc trèo sấu hái quả về ăn, sau dân đi qua thấy nhiều hỏi mua, bèn bán lấy tiền. Từ ấy sinh ra cái nghề bán sấu.

Nhưng sấu ở đô thị quả không được sai, làm gì có nhiều mà vặt đem bán. Ấy thế là mấy anh nhanh trí đi thu gom ở nơi khác về, rồi trải tấm bạt dưới gốc sấu trên phố mà bán cho người qua lại. Người mua dần rồi cũng biết là chẳng phải sấu phố, nhưng cũng cứ tự lừa dối bản thân rồi mua về làm vui…

Hà Nội bây giờ đường phố người ta cho trồng thêm nhiều cây lạ, chứ không chỉ thuần mỗi cây xà cừ, cây sấu như ngày xưa. Phố phường đẹp hơn vì có nhiều cây, nhưng cũng có phố mở đường, người ta đem chặt bỏ hết. Tiếc xót ruột!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao nhiều người “né” cứu giúp người bị tai nạn trên đường?
Vì sao nhiều người “né” cứu giúp người bị tai nạn trên đường?

VOV.VN - Khi một bộ phận trong xã hội trở nên vô cảm, lại nhan nhản chuyện “làm ơn mắc oán” khiến nhiều người trở nên e ngại khi cứu giúp người bị nạn.

Vì sao nhiều người “né” cứu giúp người bị tai nạn trên đường?

Vì sao nhiều người “né” cứu giúp người bị tai nạn trên đường?

VOV.VN - Khi một bộ phận trong xã hội trở nên vô cảm, lại nhan nhản chuyện “làm ơn mắc oán” khiến nhiều người trở nên e ngại khi cứu giúp người bị nạn.

Sống dưới camera
Sống dưới camera

VOV.VN - Sự xuất hiện và phổ biến của những chiếc camera giám sát đã và đang thay đổi thói quen hành xử nơi công cộng của chúng ta. Song, không thể chỉ trông chờ những chiếc camera để làm thay vai trò "cảnh sát đạo đức".

Sống dưới camera

Sống dưới camera

VOV.VN - Sự xuất hiện và phổ biến của những chiếc camera giám sát đã và đang thay đổi thói quen hành xử nơi công cộng của chúng ta. Song, không thể chỉ trông chờ những chiếc camera để làm thay vai trò "cảnh sát đạo đức".

Miss Grand Vietnam 2022 đang thi hoa hậu hay diễn tấu hài?
Miss Grand Vietnam 2022 đang thi hoa hậu hay diễn tấu hài?

VOV.VN - Mặc dù biết đó là đặc sản của cuộc thi, format chương trình là như vậy, nhưng nghe màn hô kéo dài, gồng mình lên của các thí sinh Miss Grand Vietnam 2022 khi giới thiệu tên và quê quán khiến nhiều khán giả khó chịu và thấy rất “lố bịch”.

Miss Grand Vietnam 2022 đang thi hoa hậu hay diễn tấu hài?

Miss Grand Vietnam 2022 đang thi hoa hậu hay diễn tấu hài?

VOV.VN - Mặc dù biết đó là đặc sản của cuộc thi, format chương trình là như vậy, nhưng nghe màn hô kéo dài, gồng mình lên của các thí sinh Miss Grand Vietnam 2022 khi giới thiệu tên và quê quán khiến nhiều khán giả khó chịu và thấy rất “lố bịch”.