Những người nối “nhịp cầu” sám hối

VOV.VN - Đi tới một nửa sự thành công với nhiều người có thể là một thất bại. Nhưng với công việc của các quản giáo, có thể tạm coi đó là một thành công...

...Có những con người hàng ngày phải đi làm công việc “xin lỗi hộ”, để rồi điều mà họ nhận lại có thể là sự cảm thông hoặc cũng có thể là những lời sỉ vả đầy oán trách…

Chạm vào tận cùng nỗi đau…

Họ là những cán bộ quản giáo tại các trại giam chịu trách nhiệm “gửi lời xin lỗi” của phạm nhân đến gia đình người bị hại. Công việc nghe qua ai cũng nghĩ là đơn giản nhưng thực sự lại không hề “dễ nhằn”.

Bất cứ ai khi phạm phải sai lầm để nói ra lời xin lỗi đã là điều khó khăn. Nhưng những người đi làm công việc “xin lỗi hộ” thì sự khó khăn đó còn nhân lên gấp bội. Đó có thể là những chuyến đi bão táp, trèo đèo vượt suối để gặp gỡ thân nhân bị hại. Đó cũng có thể là những lần chạm mặt vào tận cùng nỗi đau, sự mất mát của những người mẹ, người vợ…

Thượng úy Trần Quốc Việt, Trưởng phân trại K2, trại giam Ninh Khánh là một trong những người làm công việc “bồ câu đưa thư” đến cho nhiều gia đình bị hại. Sau mỗi chuyến đi, những điều đọng lại trong cảm xúc của Thượng úy Việt luôn là những buồn, vui lẫn lộn.

“Vui là khi có gia đình bị hại hiểu rõ được công việc của mình, họ chia sẻ với mình còn buồn là khi gặp phải những sự từ chối, thậm chí là ác cảm từ phía thân nhân người bị hại” – Thượng úy Trần Quốc Việt tâm sự.

Thượng úy Trần Quốc Việt đã tận tay đưa nhiều lá thư đến với gia đình người bị hại

Mất mát về con người luôn là nỗi đau quá sức đối với bất cứ ai, chỉ có thời gian mới là phương thuốc hữu hiệu nhất để chữa lành vết thương lòng. Phạm nhân khi phạm tội, có thể cải tạo tốt, có thể ăn năn về tội lỗi của mình, nhưng đáng tiếc điều đó thân nhân người bị hại lại không hề hay biết hoặc họ cũng chẳng muốn biết. Chính vì thế khi đối mặt với gia đình bị hại, những người như Thượng úy Việt phải thêm một lần đối mặt với mất mát. Những vết thương nhói đau khi bị gợn lại…

Mới đây, Thượng úy Trần Quốc Việt đã tận tay đưa lá thư xin lỗi của phạm nhân Nguyễn Văn Thế (SN: 1976, trú tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) gửi về cho vợ mình là chị Lê Thị Thủy. Nguyễn Văn Thế đang chấp hành án phạt 17 năm tù tại trại giam Ninh Khánh với tội danh “giết người”. Càng đau đớn hơn khi nạn nhân trong vụ án chính là đứa con thơ mới tròn 4 tuổi của Thế.

Phạm nhân Nguyễn Văn Thế nhận được sự tha thứ của vợ khi gửi thư về nhà

Sau chầu rượu chúc Tết hàng xóm, Nguyễn Văn Thế lảo đảo về nhà và có lời qua tiếng lại với chị Thủy. Cơn nóng giận lên đến đỉnh điểm khi Thế nhẫn tâm cầm dao truy đuổi vợ. Cú đâm của Thế trượt qua người chị Thủy và vĩnh viễn cướp đi tính mạng của đứa con trai đang nằm trong tay mẹ.

Ngày trở lại căn nhà của mẹ con chị Thủy, nhìn vào gia cảnh của người phụ nữ đáng thương mà Thượng úy Việt không kìm nổi lòng. “Bất cứ ai chứng kiến cảnh người mẹ ôm đứa con gái vào lòng khóc nức nở, khi đọc lá thư của bố gửi về từ trại giam sẽ đều bị ám ảnh” – Thượng úy Việt tâm sự.

Phạm phải trọng tội giết người và đang thụ án tại trại giam Ninh Khánh, câu chuyện của phạm nhân Bùi Trần Long cũng để lại nhiều sự day dứt. Vì bênh bạn, Long đã ra tay cướp đi tính mạng của một người con trong gia đình.

“Thời gian chấp hành án trong trại, Long luôn bị dằn vặt bởi tội ác của mình. Phạm nhân này luôn khát khao được giãi bày nỗi lòng với thân nhân người bị hại. Lá thư của Long gửi về cho mẹ bị hại cũng đã được chấp nhận “một nửa””. – Thượng úy Trần Quốc Việt chia sẻ.

Khi tôi hỏi Thượng úy Việt, tại sao lại có chuyện chấp nhận “một nửa” lời xin lỗi? Thì phải đợi đến khi chứng kiến vế sau của câu chuyện mới có lời giải đáp rõ ràng.

Nỗi lòng người “xin lỗi hộ”…

Xin lỗi về việc làm sai trái là hành động tất yếu nhưng không phải ai cũng làm được việc này, và không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận lời xin lỗi. Có lẽ đó là nguyên nhân nhiều gia đình bị hại chỉ chấp nhận “một nửa” lời xin lỗi của phạm nhân.

Thiếu úy Trần Quốc Việt chia sẻ: “Đối với trường hợp của phạm nhân Nguyễn Văn Thế, bị hại là chính con ruột của anh ta nên khi gửi lá thư của Thế về nhà sẽ dễ nhận được sự cảm thông từ gia đình. Nhận được lá thư của Thế, chị Thủy đã hết sức cảm động và nhận lời tha thứ cho chồng”. Đó là niềm vui của những người làm công việc như chúng tôi. Sự đồng cảm và cái gật đầu tha thứ là niềm động viên lớn nhất đối với mỗi cán bộ quản giáo và chính bản thân phạm nhân. Chỉ khi đó chiếc cầu nối mới thực sự được hoàn thiện”.

Nhưng không phải trường hợp nào cũng luôn gặp may mắn như vậy, nhiều khi công việc của những quản giáo còn vấp phải vô vàn sự từ chối.

Nhiều khi lên đường gặp gỡ gia đình bị hại, Thiếu úy Việt phải tìm hiểu rất kỹ từng trường hợp. “Có gia đình nạn nhân vì quá bức xúc mà có lời nói không hay với chúng tôi, thậm chí có trường hợp vừa đặt chân đến nhà là họ hàng rồi bà con lối xóm kéo đến đông nghịt. Để tránh những chuyện không hay xảy ra, chúng tôi phải liên hệ trước với cơ quan chức năng tại địa phương” – Thiếu úy Việt chia sẻ.

Tác động vào tâm lý của thân nhân người bị hại là một việc làm hết sức quan trọng để quyết định xem lần “đưa thư” của cán bộ quản giáo sẽ thành công hay thất bại. Trường hợp của phạm nhân Bùi Trần Long có thể xem là một sự việc tiêu biểu như vậy.

Phạm nhân Bùi Trần Long chỉ nhận được "một nửa" sự tha thứ

Ngày Long bị tuyên án, đứng trước vành móng ngựa gia đình của bị hại đã xin giảm án cho phạm nhân này. Đó là một hành động nhân ái mà ít người có thể làm được khi đối diện với kẻ sát hại chính người thân của mình. Nhưng khi nhận lá thư xin lỗi của Long, gia đình bị hại chỉ lại có suy nghĩ khác. Họ chấp nhận đọc thư của Long, chấp nhận lời xin lỗi, nhưng để gặp mặt và trực tiếp tha thứ cho Long thì họ không làm được.

Chiếc cầu nối giữa cán bộ quản giáo với phạm nhân và gia đình bị hại lúc đó mới chỉ thành công “một nửa”.

Đi tới một nửa của sự thành công đối với nhiều người có thể là một thất bại. Nhưng với công việc của những quản giáo như Thượng úy Trần Quốc Việt có thể tạm coi đó là một thành công. Bởi dù sao “chiếc cầu nối” ầm thầm đó vẫn hàng ngày làm nguôi ngoai đi nỗi đau của gia đình bị hại cũng như làm sống lại mầm thiện trong mỗi con người tội lỗi!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mẹ đi tù, con thơ viết đơn xin giảm án
Mẹ đi tù, con thơ viết đơn xin giảm án

VOV.VN - Khi lờ mờ nhận ra mẹ mình phải đi tù, đứa con thơ đã tự mình viết lá đơn gửi lên trại giam với mong muốn mẹ nhanh được giảm án trở về...

Mẹ đi tù, con thơ viết đơn xin giảm án

Mẹ đi tù, con thơ viết đơn xin giảm án

VOV.VN - Khi lờ mờ nhận ra mẹ mình phải đi tù, đứa con thơ đã tự mình viết lá đơn gửi lên trại giam với mong muốn mẹ nhanh được giảm án trở về...

Phút trải lòng của nữ phạm nhân từng giết người
Phút trải lòng của nữ phạm nhân từng giết người

VOV.VN - Nữ phạm nhân trải lòng về hoàn cảnh gia đình, về mặc cảm tội lỗi và những gì liên quan đến bản án của mình.

Phút trải lòng của nữ phạm nhân từng giết người

Phút trải lòng của nữ phạm nhân từng giết người

VOV.VN - Nữ phạm nhân trải lòng về hoàn cảnh gia đình, về mặc cảm tội lỗi và những gì liên quan đến bản án của mình.

Giọt nước mắt giang hồ
Giọt nước mắt giang hồ

VOV.VN - Trong tiếng nấc sụt sùi, Bùi Mạnh Hà chỉ có một ước muốn duy nhất, đó là những gì Hà nói trong giây phút này sẽ được gia đình nghe thấy và tha thứ.

Giọt nước mắt giang hồ

Giọt nước mắt giang hồ

VOV.VN - Trong tiếng nấc sụt sùi, Bùi Mạnh Hà chỉ có một ước muốn duy nhất, đó là những gì Hà nói trong giây phút này sẽ được gia đình nghe thấy và tha thứ.

Lời sám hối muộn màng của nghịch tử giết cha
Lời sám hối muộn màng của nghịch tử giết cha

VOV.VN - Trên đời này còn có gì đau hơn khi đứa con hại chính bố đẻ của mình. Con biết mẹ giận con lắm, nhưng con biết làm gì để chuộc lỗi.

Lời sám hối muộn màng của nghịch tử giết cha

Lời sám hối muộn màng của nghịch tử giết cha

VOV.VN - Trên đời này còn có gì đau hơn khi đứa con hại chính bố đẻ của mình. Con biết mẹ giận con lắm, nhưng con biết làm gì để chuộc lỗi.