Vì sao các bảo tàng ở TP.HCM không hút khách?

VOV.VN -TP.HCM hiện có hơn 10 bảo tàng, nhưng hiện hầu hết đang rơi vào cảnh vắng khách.

Bảo tàng Mỹ thuật được xây dựng từ một ngôi biệt thư cổ đẹp có tuổi thọ gần 100 năm. Bảo tàng Tôn Đức Thắng nguyên là dinh thự của thủ tướng chế độ cũ cải tạo lại trước năm 1975 phòng ốc nhỏ hẹp, không có sự liên hoàn, không phù hợp để trưng bày hiện vật.

Hầu hết hiện vật ở các bảo tàng trưng bày thiếu khoa học, không theo chủ đề câu chuyện trải dài theo bề dày lịch sử, thiếu tính thẩm mỹ, không gian lại thiếu ánh sáng, tạo cảm giác buồn bã, hiu hắt.

Hệ thống trưng bày của Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ đã lạc hậu, cũ kỹ

Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ sở hữu hơn 25.000 tài liệu, hiện vật về phụ nữ Nam Bộ nhưng không có không gian trưng bày. Một số hiện vật tiêu biểu trưng bày với mật độ dày đặc, thiếu lối đi cho khách tham quan, mang nặng hình thức tuyên truyền…

Bên cạnh đó, nhiều bảo tàng không có hiện vật gốc để trưng bày, chủ yếu sử dụng hiện vật phục chế do bảo tàng không đảm bảo an ninh bảo vệ hiện vật.

Chưa kể, hầu hết các bảo tàng không có hướng dẫn viên cho đối tượng khách lẻ, thiếu thông tin giới thiệu, thiếu sân chơi cho những người quan tâm như các phiên đấu giá, các buổi trò chuyện, các cuộc thi tìm hiểu văn hóa  - lịch sử gắn với những giải thưởng có giá trị…

Theo chị Lại Trương Ái Vi (ở quận 10, TP.HCM) đấy là những nguyên nhân để bảo tàng thành phố không đủ sức hấp dẫn, lôi cuốn người xem đến thưởng ngoạn, tìm hiểu

 “Những thiết bị như google, kiểm tra thông tin ngay tại chỗ thì bảo tàng của mình lại không có. Người ta đi vô bảo tàng cần có một người hướng dẫn cũng không tìm ra được. Bảo tàng cũng là nơi mang tính nghệ thuật cao, cho nên đầu tư vào thị giác phải được ưu tiên hàng đầu. Nhưng những bảo tàng ở thành phố hiện nay hoàn toàn không có yếu tố đó”, chị Ái Vi cho biết.

Còn anh Tạ Quang Nguyên (ở quận Gò Vấp, TP.HCM) thì cho biết, trong khi ở các nước trên thế giới có rất nhiều bảo tàng chuyên ngành phục vụ cho việc học tập của học sinh, sinh viên với không gian sạch đẹp, mát mẻ, có khu giải trí riêng biệt, thì bảo tàng ở thành phố hoàn toàn không đáp ứng được điều đó vì quá cũ kỹ và lạc hậu. Anh Tạ Quang Nguyên cho rằng: “Tính giải trí hiện tại của bảo tàng chưa có, không gian chưa được hấp dẫn lắm. Một số bảo tàng chưa cuốn hút người đi tham quan, các bảo tàng cũng sơ sài lắm”.

Bảo tàng được xem là nơi đáp ứng yếu tố giáo dục, làm giàu tri thức và giải trí cho cộng đồng.

Ngoài việc tập trung bổ sung tư liệu để phục vụ cho đối tượng học sinh, sinh viên, còn đòi hỏi tính mỹ thuật rất cao nên cần có sự đầu tư vào thị giác.

Cụ thể là cách bày hiện vật phải mang tính thẩm mỹ, hệ thống ánh sáng bắt mắt, các đồ vật khác nhau có những cách chiếu đèn khác nhau sao cho đẹp mắt.

Người tham quan nghiên cứu có không gian yên tĩnh để làm việc, người rỗi rãi thích đi loanh quanh để kết hợp giải trí, người muốn có chỗ đưa con đi chơi ngày nghỉ cũng được thỏa mãn và điều quan trọng nhất là việc truyền tải kiến thức cho người xem, hấp dẫn đối với trẻ em...

Bà Nguyễn Thị Thắm - Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ chia sẻ: “Khách tham quan họ nói chính xác, vì hệ thống trưng bày của bảo tàng trên 10 năm nay rồi, nên trang thiết bị cũ kỹ, cơ sở vật chất lạc hậu. Bây giờ UBND đã đầu tư xây dựng kho. Sau khi xây dựng kho xong thì mới cải tạo khu trưng bày và hiện đại hóa bảo tàng theo yêu cầu của khách tham quan.”

Hiện nay, TP.HCM đang triển khai nâng cấp 5 bảo tàng cấp thành phố, đó là: Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ và Bảo tàng TP.HCM.

Ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết sẽ áp dụng mô hình bảo tàng tương tác thông minh, đưa công nghệ 3D vào phục vụ khách tham quan. Ông Trần Vĩnh Tuyến nói: “Nơi đây, khách du lịch không chỉ đến tham quan bảo tàng, nhưng khu di tích, những triển lãm bằng mô hình truyền thống mà họ còn được thưởng thức bằng công nghệ mới, có thể truy cập bằng điện thoại thông minh để biết, để tìm hiểu thêm những thông tin mà họ chưa tìm thấy được ở bảo tàng”.

Để bảo tàng trở thành điểm thu hút khách trong và ngoài nước, các đơn vị quản lý ngành văn hóa cần có những đầu tư nhiều hơn nữa cho bảo tàng. Trong đó, cần đẩy mạnh dự án đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động bảo tàng, có chính sách bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên bảo tàng chuyên sâu hơn, cần quy định giá vé phù hợp với sự đầu tư để xây dựng kinh phí tái tạo, tu bổ cho bảo tàng...

Nếu ngành văn hóa cũng như lãnh đạo thành phố không thực sự lưu tâm những vấn đề trên thì bảo tàng thành phố sẽ tiếp tục... vắng khách./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bên trong bảo tàng về chocolate đầu tiên trên thế giới
Bên trong bảo tàng về chocolate đầu tiên trên thế giới

VOV.VN - Viện bảo tàng đặc biệt này mở cửa từ tháng 3/2017. Giá cho mỗi lần vào xem bảo tàng chocolate dao động từ 10 đến 15 USD.

Bên trong bảo tàng về chocolate đầu tiên trên thế giới

Bên trong bảo tàng về chocolate đầu tiên trên thế giới

VOV.VN - Viện bảo tàng đặc biệt này mở cửa từ tháng 3/2017. Giá cho mỗi lần vào xem bảo tàng chocolate dao động từ 10 đến 15 USD.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Nên khởi động ngay!
Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Nên khởi động ngay!

VOV.VN - Dự kiến, đúng Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6) năm nay, Hội Nhà báo Việt Nam công bố quyết định chính thức thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Nên khởi động ngay!

Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Nên khởi động ngay!

VOV.VN - Dự kiến, đúng Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6) năm nay, Hội Nhà báo Việt Nam công bố quyết định chính thức thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

NAG Nick Út tặng bức ảnh “Em bé Napalm” cho Bảo tàng Phụ nữ VN
NAG Nick Út tặng bức ảnh “Em bé Napalm” cho Bảo tàng Phụ nữ VN

VOV.VN -Rất nhiều bảo tàng trên thế giới muốn có những bức hình của Nick Út để triển lãm nước ngoài nhưng ông quyết định đem về đất nước Việt Nam.

NAG Nick Út tặng bức ảnh “Em bé Napalm” cho Bảo tàng Phụ nữ VN

NAG Nick Út tặng bức ảnh “Em bé Napalm” cho Bảo tàng Phụ nữ VN

VOV.VN -Rất nhiều bảo tàng trên thế giới muốn có những bức hình của Nick Út để triển lãm nước ngoài nhưng ông quyết định đem về đất nước Việt Nam.