Nga lại lên tiếng ủng hộ lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Ngoại trưởng Nga lại vừa thể hiện sự đồng thuận của nước này với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Hôm 29/4 Ngoại trưởng Nga và Trung Quốc đã lên tiếng ủng hộ lẫn nhau khi họ cùng tố cáo sự can thiệp của bên ngoài vào tình hình bán đảo Triều Tiên và Biển Đông. Cả Nga và Trung Quốc cùng nỗ lực ngăn cản ảnh hưởng của Washington và đồng minh của nước này, đặc biệt là ở châu Á.

Ngoại trưởng Nga Lavrov (trái) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương bắt tay nhau nồng ấm hôm 29/4. Ảnh: AP.

Sau cuộc hội đàm ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Sergei Lavrov của Nga và Vương Nghị của Trung Quốc đã bày tỏ sự phản đối trước việc Mỹ triển khai hệ thống chống tên lửa (THAAD) ở Hàn Quốc. Đồng thời họ tuyên bố các bên không có yêu sách chủ quyền thì đừng đứng về bất cứ bên nào trong tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông.

Về Biển Đông (mà Trung Quốc nhận vơ gần như toàn bộ), ông Lavrov khẳng định rằng các nước bên ngoài không nên can thiệp. Ý ông Lavrov ám chỉ Mỹ - một nước luôn thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Vương Nghị cho rằng vấn đề tùy thuộc vào bản thân các nước liên quan trực tiếp tìm kiếm giải pháp hòa bình thông qua đàm phán.

Ông Vương nói: “Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước bên ngoài khu vực Biển Đông, nên đóng vai trò tích cực trong việc duy trì hòa bình và ổn định, không nên làm cho tình hình thêm hỗn loạn”.

Trung Quốc đã cố gắng sử dụng Nga để củng cố lập luận của mình chống lại Mỹ cũng như các nước như Philippines - nước vừa khởi kiện tại Tòa Trọng tài Liên Hợp Quốc về chủ quyền ở Biển Đông.

Trung Quốc đã từ chối tham gia vào việc xét xử và từ chối công nhận phán quyết của tòa này.

Cùng với việc tranh thủ sự ủng hộ của Nga, Trung Quốc còn rầm rộ tuyên truyền về cái mà họ gọi là sự đồng thuận mới đạt được giữa họ và Brunei, Campuchia và Lào về vấn đề Biển Đông.

Tuy nhiên Campuchia đã lên tiếng phủ nhận có một thỏa thuận như vậy.

Động thái trên của Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang thực hiện sách lược “chia để trị” với các láng giềng bé nhỏ hơn và cố gắng vô hiệu hóa tổ chức ASEAN trong vấn đề biển đảo.

Mặc dù tuyên bố trung lập trong vấn đề Biển Đông, Mỹ trên thực tế đã nỗ lực tăng cường năng lực quân sự cho Philippines.

Mỹ cũng kêu gọi Trung Quốc chấm dứt các dự án phi pháp về xây đảo nhân tạo. Hải quân Mỹ thường xuyên đưa tàu bè và máy bay vào gần các khu vực mà Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép bằng vũ lực.

Hai Ngoại trưởng Lavrov và Vương Nghị cùng ca ngợi 2 thập kỷ quan hệ nồng ấm giữa Moscow và Bắc Kinh.

Nga đã trở thành nhà cung cấp hàng đầu cho Trung Quốc các vũ khí công nghệ cao và các nguồn tài nguyên như là dầu khí. Về phần mình, Trung Quốc là nhà đầu tư chính trong các dự án ở Nga.

Theo kế hoạch, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm Trung Quốc vào tháng 6/2016./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguy cơ Biển Đông trở thành “đấu trường” giữa Mỹ và Trung Quốc?
Nguy cơ Biển Đông trở thành “đấu trường” giữa Mỹ và Trung Quốc?

VOV.VN -Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đang biến khu vực này thành “đấu trường” trong cạnh tranh quân sự và chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc.

Nguy cơ Biển Đông trở thành “đấu trường” giữa Mỹ và Trung Quốc?

Nguy cơ Biển Đông trở thành “đấu trường” giữa Mỹ và Trung Quốc?

VOV.VN -Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đang biến khu vực này thành “đấu trường” trong cạnh tranh quân sự và chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc.

TNS Mỹ: “Mỹ cần cứng rắn với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông”
TNS Mỹ: “Mỹ cần cứng rắn với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông”

VOV.VN - Chính phủ Mỹ phải cứng rắn hơn nữa trước những động thái ngày càng hiếu chiến của Trung Quốc trong tranh chấp ở Biển Đông.

TNS Mỹ: “Mỹ cần cứng rắn với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông”

TNS Mỹ: “Mỹ cần cứng rắn với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông”

VOV.VN - Chính phủ Mỹ phải cứng rắn hơn nữa trước những động thái ngày càng hiếu chiến của Trung Quốc trong tranh chấp ở Biển Đông.

Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”
Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”

VOV.VN - Chưa bao giờ quan hệ giữa 2 cường quốc láng giềng này lại toàn diện và đi vào thực chất như hiện nay.

Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”

Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”

VOV.VN - Chưa bao giờ quan hệ giữa 2 cường quốc láng giềng này lại toàn diện và đi vào thực chất như hiện nay.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thị sát Biển Đông, Trung Quốc thử tên lửa
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thị sát Biển Đông, Trung Quốc thử tên lửa

VOV.VN - Chuyến thị sát Biển Đông của ông Carter được cho là nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ về tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực đến Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thị sát Biển Đông, Trung Quốc thử tên lửa

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thị sát Biển Đông, Trung Quốc thử tên lửa

VOV.VN - Chuyến thị sát Biển Đông của ông Carter được cho là nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ về tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực đến Trung Quốc.

Nga ủng hộ Mỹ hay Trung Quốc khi Biển Đông có đối đầu?
Nga ủng hộ Mỹ hay Trung Quốc khi Biển Đông có đối đầu?

VOV.VN - Các nhà phân tích Nga mới đây cho hay, để chống lại “sự bá quyền” của Mỹ, Nga sẵn sàng ủng hộ và trợ giúp nhiệt tình cho Trung Quốc ở Biển Đông.

Nga ủng hộ Mỹ hay Trung Quốc khi Biển Đông có đối đầu?

Nga ủng hộ Mỹ hay Trung Quốc khi Biển Đông có đối đầu?

VOV.VN - Các nhà phân tích Nga mới đây cho hay, để chống lại “sự bá quyền” của Mỹ, Nga sẵn sàng ủng hộ và trợ giúp nhiệt tình cho Trung Quốc ở Biển Đông.

Viễn Đông Nga phụ thuộc nguồn vốn và nhân công Trung Quốc
Viễn Đông Nga phụ thuộc nguồn vốn và nhân công Trung Quốc

VOV.VN - Nga muốn hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông. Trớ trêu thay, chỉ có Trung Quốc là sẵn lòng đưa vốn và người vào đây.

Viễn Đông Nga phụ thuộc nguồn vốn và nhân công Trung Quốc

Viễn Đông Nga phụ thuộc nguồn vốn và nhân công Trung Quốc

VOV.VN - Nga muốn hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông. Trớ trêu thay, chỉ có Trung Quốc là sẵn lòng đưa vốn và người vào đây.