Lãnh đạo vi hành để gần dân, sát việc hơn

VOV.VN -Chuyến vi hành cho thấy, gần cơ sở, sát cơ sở là cách để đánh giá các quyết sách của Chính phủ được thực thi đến đâu.

Chuyện Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mới đây cải trang đi cùng một đoàn chuyên gia về Hải Phòng tìm hiểu hoạt động của doanh nghiệp được dư luận đánh giá là rất thực tế và có ý nghĩa. Chuyến vi hành cho thấy, gần cơ sở, sát cơ sở là cách để đánh giá các quyết sách của Chính phủ được thực thi đến đâu.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với  lãnh đạo doanh nghiệp khi đi vi hành.

Chuyến đi thực tế của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam diễn ra trong bối cảnh báo cáo của ngành thuế cho biết: sau khi mạnh tay bỏ nhiều thủ tục, số giờ nộp thuế của doanh nghiệp đã giảm còn 420 giờ thay vì hơn 800 giờ như trước. Cách đi cơ sở không ồn ào, phô trương, lẳng lặng ngồi ở hàng ghế sau để lắng nghe đã đem lại những kết quả khá bất ngờ, mà nói như Phó Thủ tướng, được nhiều tờ báo trích dẫn là:“ Doanh nghiệp nói nghe chua xót lắm. Càng nghe càng thấy rầu ruột... Nếu không nghe trực tiếp, tôi cũng chẳng bao giờ nghĩ đến thực tế lại có những chuyện như thế”.  

Đó là những nhiêu khê xung quanh tờ hóa đơn hàng hóa mà các doanh nghiệp ở Hải Phòng chia sẻ, cùng những lời phàn nàn của đối tác nước ngoài khi phải làm ăn trong môi trường có quá nhiều thủ tục rườm rà, gây khó cho doanh nghiệp của các cơ quan chức năng địa phương. Có bình thường không, khi một doanh nghiệp cho biết mỗi năm phải dùng tới 8.000 - 9.000 hóa đơn, riêng chi phí gửi thư chuyển phát nhanh của số hóa đơn này đã mất 3-4 tỷ đồng. 

Oái oăm hơn, nếu muốn thanh lý cái kìm, chiếc mỏ lết đã hỏng, doanh nghiệp cũng phải tìm lại trong đống chứng từ chiếc mỏ lết này mua ở hợp đồng, hóa đơn nào nếu muốn được coi là hợp pháp. Hay chuyện “ kiểm nghiệm một thỏi son mất 2,1 triệu đồng tiền phí” được nêu ra tại Hội thảo hội thảo Đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu hôm 14-8 vừa rồi, cho thấy vẫn còn quá nhiều thủ tục làm khó doanh nghiệp.

Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh Quốc gia, đi giám sát việc triển khai và thực hiện nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2015-2016, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã phải thừa nhận: “Cần rất thận trọng với các bản báo cáo, báo cáo có thể hay nhưng vấn đề là thực thi.Nhiều văn bản, quy định ban ra để hỗ trợ doanh nghiệp nhưng cuối cùng lại làm khó cho họ. Và rằng, doanh nghiệp vẫn còn bức xúc lắm, nhưng sợ các cơ quan Nhà nước mà không dám nói”.

Cần phải thấy rằng, để dân và doanh nghiệp “sợ” không dám nói thẳng những điều bất hợp lý trong cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, trách nhiệm ấy, đầu tiên là của bộ máy hành chính. Bởi, những hoạt động mang tên công vụ nhưng lại nhũng nhiễu, gây khó cho dân và doanh nghiệp nếu không được chấn chỉnh kịp thời, lâu dần sẽ thành cố tật. Lúc đó, để tồn tại, các doanh nghiệp sẽ tìm cách chạy chọt, hối lộ để được việc. Và đó là một kiểu tham nhũng của bộ máy hành chính cần phải loại trừ.

Một môi trường kinh doanh lành mạnh là nơi tất cả doanh nghiệp được tạo mọi điều kiện để phát triển bình đẳng trước mọi cơ hội, được thoải mái kiến nghị những thắc mắc của mình với cơ quan quản lý nhà nước nếu thấy những chính sách, nhưng qui định ban ra đang cản trở sự phát triển.  

Từ chính sách đến cuộc sống luôn có một độ trễ nhất định. Quá trình thu hẹp độ trễ đó phụ thuộc chủ yếu vào trình độ và trách nhiệm của đội ngũ thực thi công vụ. Doanh nghiệp và người dân mong rằng những thực tế mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mắt thấy tai nghe sẽ sớm được xử lý, để Nghị quyết 19 của Chính phủ thực sự là cú hích cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính...nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người Việt đang tự đầu độc lẫn nhau
Người Việt đang tự đầu độc lẫn nhau

VOV.VN - Người Việt lạm dụng các loại thuốc bảo vệ, kích thích trong trồng trọt, chăn nuôi rồi đem bán cho chính người tiêu dùng trong nước.

Người Việt đang tự đầu độc lẫn nhau

Người Việt đang tự đầu độc lẫn nhau

VOV.VN - Người Việt lạm dụng các loại thuốc bảo vệ, kích thích trong trồng trọt, chăn nuôi rồi đem bán cho chính người tiêu dùng trong nước.

Người Việt đang đầu độc cả con trẻ
Người Việt đang đầu độc cả con trẻ

VOV.VN - Những cuốn sách có nội dung phản giáo dục lại do chính những nhà xuất bản có uy tín, tên tuổi ấn hành đã khiến dư luận lo lắng, bức xúc.

Người Việt đang đầu độc cả con trẻ

Người Việt đang đầu độc cả con trẻ

VOV.VN - Những cuốn sách có nội dung phản giáo dục lại do chính những nhà xuất bản có uy tín, tên tuổi ấn hành đã khiến dư luận lo lắng, bức xúc.

Mùa Vu Lan báo hiếu: Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ rơi nước mắt
Mùa Vu Lan báo hiếu: Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ rơi nước mắt

VOV.VN - Ngày Vu Lan là dịp để mỗi người suy nghĩ và hành động thể hiện tình cảm, trách nhiệm của đạo làm con đối với cha mẹ

Mùa Vu Lan báo hiếu: Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ rơi nước mắt

Mùa Vu Lan báo hiếu: Ai còn Mẹ xin đừng làm Mẹ rơi nước mắt

VOV.VN - Ngày Vu Lan là dịp để mỗi người suy nghĩ và hành động thể hiện tình cảm, trách nhiệm của đạo làm con đối với cha mẹ