Bắc Kạn tìm hướng đi cho du lịch cộng đồng

VOV.VN - Tỉnh Bắc Kạn có nhiều lợi thế phát triển du lịch cộng đồng như cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa bản địa đặc sắc. Để tạo bước đột phá phát triển loại hình này, HĐND tỉnh Bắc Kạn thông qua nghị quyết thí điểm đầu tư những mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên.

Bản Pác Ngòi (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể) - một bản nhỏ nơi sinh sống chủ yếu của người Tày. Đây là một trong những bản đầu tiên của tỉnh Bắc Kạn triển khai mô hình homestay, cung cấp các dịch vụ du lịch do người dân bản địa thực hiện. Hiện bản Pác Ngòi có khoảng 100 hộ thì có tới một nửa số hộ tham gia dịch vụ du lịch. Dù vậy, đã hơn hai chục năm nhưng Pác Ngòi vẫn chưa phải là làng du lịch cộng đồng.

Các mô hình lưu trú vẫn theo kiểu "mạnh ai nấy làm" và chưa có tính tổ chức trong hoạt động đưa, đón khách; dịch vụ cũng chỉ phục vụ ăn, nghỉ do các hộ gia đình tự thực hiện; Người dân cũng chưa có ý thức và chuyên nghiệp trong việc quảng bá, giới thiệu sản vật hay văn hóa truyền thống địa phương. Nghệ nhân dệt vải Triệu Thị Dung, bản Pác Ngòi, xã Nam Mẫu cho hay: "Vài năm trước, tỉnh Bắc Kạn có tổ chức mô hình chợ đêm Pác Ngòi, nhưng cũng đã dừng hoạt động sau thời gian ngắn bởi chưa thu hút được du khách. Du lịch cộng đồng ở đây còn chưa đạt và mạnh ai nấy làm thôi. Nghề dệt ở đây cũng có nhiều lớp tập huấn nhưng về bán không được lắm nên cũng ít người làm. Phải có nhiều người làm mới thành hàng hóa được, giờ còn ít người làm, ít người mua thì chưa thành hàng hóa được".

Đặc biệt, các homestay ở Pác Ngòi chủ yếu là nhà ở được người dân tận dụng cơi nới, thậm chí còn xây dựng nhà bê tông 3-4 tầng trái phép, phá vỡ kiến trúc cảnh quan nơi đây. Anh Dương Văn Phòng, chủ một homestay tại Pác Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể cho biết, do không có quy hoạch nên người dân cứ nghĩ đến đâu làm đến đó. 

“Ví dụ cơ sở vật chất, có nhà làm lên rồi nhưng không đủ tiền mua nội thất, ai đi làm công nhân, về có chút tiền thì mua hoặc ai đi làm có lương, đợi có lương thì mua mới làm được du lịch, nên nó cũng không đồng bộ. Nữa là cũng không có điều kiện đi học tập, tham quan mô hình chỗ khác nhiều, trong làng thấy mọi người cũng làm, chưa biết làm tốt, làm hay, dở như thế nào, chỉ thấy họ làm mình cũng làm thôi, nên là chưa được phát triển, chưa đạt yêu cầu lắm” - anh Dương Văn Phòng chia sẻ.

Năm ngoái, thôn Phiêng An, xã Quang Thuận, được lựa chọn để xây dưng mô hình làng du lịch cộng đồng của huyện Bạch Thông. Đây là bản sinh sống của người Dao với điểm nổi bật của thôn Phiêng An là những vườn cây ăn quả xum xuê như ổi, cam, quýt, những vườn chè xanh mướt ven sông chỉ cách thành phố Bắc Kạn vài km. Người dân cũng kỳ vọng với lợi thế thiên nhiên sẵn có cùng bản sắc văn hóa truyền thống người Dao sẽ giúp người dân ở đây phát triển kinh tế du lịch dựa trên thế mạnh về nông nghiệp.

Anh Hoàng Nguyên Hữu, Trưởng thôn Phiêng An, xã Quang Thuận nói: "Để làm được du lịch cộng đồng thì giá trị văn hóa sẽ là nền tảng, nên chúng tôi rất chú trọng nội dung này, duy trì, bảo tồn giá trị văn hóa như trang phục, văn hóa văn nghệ, đặc biệt là ẩm thực… Hiện nay chúng tôi đang từng bước để khai thác, rồi nhờ các cụ cao tuổi sưu tầm, truyền dạy, tham mưu thêm. Chúng tôi tin chắc rằng trong tương lai gần mô hình sẽ thành công".

Đến nay, ngoài chiếc cổng chào gắn tên "Làng du lịch cộng đồng" được dựng từ hơn 1 năm trước, Phiêng An chưa thể đón khách du lịch bởi hệ thống hạ tầng, cơ sở lưu trú cũng như cảnh quan môi trường... vẫn chưa được đầu tư. Người dân cũng không biết mô hình có còn được triển khai hay đã dừng lại.

Dù có nhiều tiềm năng, thế mạnh với hệ thống cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng 7 dân tộc anh em sinh sống, nhưng đáng tiếc cho đến nay địa phương này hoàn toàn không có bất cứ mô hình làng du lịch cộng đồng nào theo đúng nghĩa. Do đó, kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh Bắc Kạn tháng 10/2023 đã thông qua Nghị quyết ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Địa phương cũng sẽ hỗ trợ thí điểm xây dựng 3 làng du lịch cộng đồng trên địa bàn (gồm thôn Khuân Bang, xã Như Cố, huyện Chợ Mới; Thôn Cọn Poỏng, xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn và thôn Bản Chiêng, xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn).

Tỉnh Bắc Kạn cũng có kế hoạch dành kinh phí hỗ trợ các thôn bản qua 5 nhóm giải pháp, gồm: Hỗ trợ tư vấn về không gian, cảnh quan, sản phẩm và cách làm du lịch; Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất và phát triển du lịch cộng đồng; Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc; Hỗ trợ công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; Đặc biệt là hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch – Một trong những vấn đề được xem còn yếu của du lịch Bắc Kạn hiện nay.

Ông Hà Văn Tiến, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Kạn cho hay: “Các điểm này có đủ các tiêu chí, đó là có tài nguyên tốt gồm tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, lịch sử, tín ngưỡng tôn giáo. Các điểm này cũng ở các vị trí có khả năng kết nối các khu, điểm du lịch. Đặc biệt, tiêu chí quan trọng nhất là người dân mong muốn và có đủ điều kiện để làm du lịch. Chính vì vậy, chúng tôi kỳ vọng nghị quyết với 5 chính sách như vậy sẽ giúp các điểm du lịch này sẽ trở thành những điểm du lịch của tỉnh, tạo kết nối trong thời gian tới”.

Dự kiến, sau 3 năm triển khai, Bắc Kạn sẽ đánh giá hiệu quả mô hình để có thể đưa ra hướng phát triển chung cho du lịch cộng đồng của tỉnh. Đây cũng là một trong những hoạt động cụ thể hóa mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn nhiệm kỳ 2020-2025 là đưa du lịch trở thành một trong những thế mạnh của nền kinh tế.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Du lịch Việt Nam và TP.HCM được quảng bá rộng rãi tại Singapore
Du lịch Việt Nam và TP.HCM được quảng bá rộng rãi tại Singapore

VOV.VN - Từ ngày 25 – 27/10/2023, Sở Du lịch TP.HCM phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore triển khai nhiều hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam và TP.HCM tại Singapore, và tổ chức gian hàng tại Hội chợ du lịch ITB Asia 2023.

Du lịch Việt Nam và TP.HCM được quảng bá rộng rãi tại Singapore

Du lịch Việt Nam và TP.HCM được quảng bá rộng rãi tại Singapore

VOV.VN - Từ ngày 25 – 27/10/2023, Sở Du lịch TP.HCM phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore triển khai nhiều hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam và TP.HCM tại Singapore, và tổ chức gian hàng tại Hội chợ du lịch ITB Asia 2023.

Việt Nam - Thái Lan thắt chặt hợp tác du lịch, thu hút khách từ thị trường xa
Việt Nam - Thái Lan thắt chặt hợp tác du lịch, thu hút khách từ thị trường xa

VOV.VN - Kể từ ngày 29/10, hãng hàng không Thai Airways sẽ khai thác đường bay giữa Bangkok với Hà Nội và TP.HCM ở Việt Nam với tần suất 4 chuyến/ngày, cung cấp 2 hạng dịch vụ là hạng Silk (hạng Thương gia) và hạng Phổ thông.

Việt Nam - Thái Lan thắt chặt hợp tác du lịch, thu hút khách từ thị trường xa

Việt Nam - Thái Lan thắt chặt hợp tác du lịch, thu hút khách từ thị trường xa

VOV.VN - Kể từ ngày 29/10, hãng hàng không Thai Airways sẽ khai thác đường bay giữa Bangkok với Hà Nội và TP.HCM ở Việt Nam với tần suất 4 chuyến/ngày, cung cấp 2 hạng dịch vụ là hạng Silk (hạng Thương gia) và hạng Phổ thông.

Ấn Độ xinh đẹp và an toàn qua lời kể của nữ du khách Việt
Ấn Độ xinh đẹp và an toàn qua lời kể của nữ du khách Việt

VOV.VN - Ấn Độ an toàn và cuốn hút là nhận định của nhiều khách du lịch Việt Nam, cũng như các chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành.

Ấn Độ xinh đẹp và an toàn qua lời kể của nữ du khách Việt

Ấn Độ xinh đẹp và an toàn qua lời kể của nữ du khách Việt

VOV.VN - Ấn Độ an toàn và cuốn hút là nhận định của nhiều khách du lịch Việt Nam, cũng như các chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành.

Chiêm ngưỡng 2 di tích quốc gia đặc biệt vừa xếp hạng ở Quảng Ninh
Chiêm ngưỡng 2 di tích quốc gia đặc biệt vừa xếp hạng ở Quảng Ninh

VOV.VN - Thương cảng Vân Đồn là cảng ngoại thương đầu tiên của quốc gia, còn đình Trà Cổ được coi là “cột mốc văn hoá” vùng cửa biển Đông Bắc.

Chiêm ngưỡng 2 di tích quốc gia đặc biệt vừa xếp hạng ở Quảng Ninh

Chiêm ngưỡng 2 di tích quốc gia đặc biệt vừa xếp hạng ở Quảng Ninh

VOV.VN - Thương cảng Vân Đồn là cảng ngoại thương đầu tiên của quốc gia, còn đình Trà Cổ được coi là “cột mốc văn hoá” vùng cửa biển Đông Bắc.