Báo động về tình trạng kiến ba khoang đốt người

(VOV) -Hàng nghìn người bị kiến ba khoang đốt, gây viêm da nặng và có thể bị mù mắt tạm thời.

Gần đây, tại nhiều khu chung cư, ký túc xá ở Hà Nội, Thừa Thiên - Huế và thành phố Hồ Chí Minh, hàng nghìn người bị kiến ba khoang đốt, gây viêm da nặng và có thể bị mù mắt tạm thời. Sự xuất hiện loài côn trùng này với tỷ lệ dày đặc ở nhiều khu vực, khiến người dân hoang mang và báo động tình trạng nhiều loại côn trùng đã kháng hóa chất thông thường.

Vừa chuyển tới khu nhà thu nhập thấp Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội được 3 tuần, anh Nguyễn Đức Huy đã 2 lần bị kiến ba khoang đốt khắp người. Vết đốt mần đỏ, gây ngứa, phồng rộp da rồi lở loét; mặt sưng và một bên mắt đau nhức, không nhìn rõ. Nhiều người hàng xóm bị kiến đốt cũng có triệu chứng tương tự.

Anh Huy với vết sẹo ở chân do kiến 3 khoang đốt

“Tôi về đây được 3 tuần thì bị kiến ba khoang đốt. Nhà tôi có con nhỏ nên phải gửi nhà bà ngoại vì sợ ảnh hưởng đến cháu. Bản thân tôi sau 2 lần bị kiến đốt, cảm giác rất khó chịu; chúng tôi đề nghị với bên quản lý khu chung cư có biện pháp tiêu diệt loại kiến này”.

Trước đó, loài côn trùng này cũng đã xuất hiện và đốt hàng nghìn người tại Thừa Thiên - Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Theo Tiến sỹ Phạm Thị Khoa, khoa Hóa thực nghiệm, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương thì kiến ba khoang thường sống trong ruộng lúa, nơi có môi trường ô nhiễm và rất thích ánh sáng đèn.

Kiến bò khắp nơi trên tường

Đối với sản xuất nông nghiệp, loài côn trùng này là thiên địch nhưng khi vào nhà dân, chúng lại gây hại cho con người vì trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố có tên Pederin, độc tính cao và có xuyên thấm qua da. Do vậy, khi kiến ba khoang xuất hiện nhiều, các đơn vị quản lý khu chung cư, ký túc xá và người dân phải liên hệ với cơ quan chức năng để phun hóa chất ngay, nhưng tuyệt đối không để người dân tự phun hóa chất.

Tiến sỹ Phạm Thị Khoa khẳng định, kiến ba khoang xuất hiện nhiều và có với tỷ lệ dày đặc ở nhiều khu vực hiện nay là biểu hiện của tình trạng côn trùng đã kháng hóa chất thông thường. 

TS Khoa đang nghiên cứu hóa chất có thể diệt kiến 3 khoang

Bà Khoa cũng khuyến cáo, người dân cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hạn chế bật đèn về đêm và trồng những cây có tác dụng đuổi côn trùng như sả, dạ hương... Đặc biệt lưu ý đề phòng côn trùng vào nhà trong mùa sinh sản của chúng vào tháng 3, 4, 5 và 8, 9, 10 hàng năm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tìm ra nguồn gốc của bọ xít hút máu người
Tìm ra nguồn gốc của bọ xít hút máu người

3 con bọ xít hút máu người mới được người dân phát hiện đều thuộc giống Triatoma Laporte 1832, có nguồn gốc Nam Mỹ.

Tìm ra nguồn gốc của bọ xít hút máu người

Tìm ra nguồn gốc của bọ xít hút máu người

3 con bọ xít hút máu người mới được người dân phát hiện đều thuộc giống Triatoma Laporte 1832, có nguồn gốc Nam Mỹ.

Phát hiện bọ xít hút máu người ở Gò Vấp, TP HCM
Phát hiện bọ xít hút máu người ở Gò Vấp, TP HCM

(VOV) - Những con bọ xít này hình dẹp, có sáu chân và khi bị giết có nhiều máu.

Phát hiện bọ xít hút máu người ở Gò Vấp, TP HCM

Phát hiện bọ xít hút máu người ở Gò Vấp, TP HCM

(VOV) - Những con bọ xít này hình dẹp, có sáu chân và khi bị giết có nhiều máu.

Bọ xít hút máu người làm 1 trẻ em sốt cao
Bọ xít hút máu người làm 1 trẻ em sốt cao

(VOV) - Gia đình em nhỏ đã phát hiện 1 con bọ xít màu đen dài, có 2 dãy vạch màu cam trên lưng, đầu nhọn, 6 chân, không cánh.

Bọ xít hút máu người làm 1 trẻ em sốt cao

Bọ xít hút máu người làm 1 trẻ em sốt cao

(VOV) - Gia đình em nhỏ đã phát hiện 1 con bọ xít màu đen dài, có 2 dãy vạch màu cam trên lưng, đầu nhọn, 6 chân, không cánh.