Cần cả hệ thống chính trị cùng tạo lập Nhà nước kiến tạo

VOV.VN - Để tạo lập một Nhà nước kiến tạo cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị nhưng phân công nhiệm vụ cho từng cấp, ngành và các địa phương.

Tạo cơ hội trao đổi, chia sẻ và học hỏi các kinh nghiệm quốc tế về định hướng lại vai trò của Nhà nước trong quản ký kinh tế và tăng cường thể chế, hướng tới một nhà nước kiến tạo cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng hơn.

Đây là mục tiêu chính của Hội nghị Quốc tế Quản trị kinh tế hướng tới một Nhà nước kiến tạo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng thế giới tổ chức sáng 13/6 tại Hà Nội.

Hội nghị tập hợp các chuyên gia, các nhà tham mưu và hoạch định chính sách của Việt Nam, các chuyên gia quốc tế từ một số nước đã và đang trải qua quá trình chuyển đổi thể chế sâu sắc và có điều kiện phù hợp với bối cảnh chuyển đổi của Việt Nam như Malaysia, Hàn Quốc, Ba Lan cùng các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới.

Các đại biểu thảo luận phiên toàn thể tại Hội nghị.
Hội nghị bao gồm 4 phiến toàn thể. Phiên thứ nhất được thực hiện dưới hình thức thảo luận bàn tròn để thảo luận, đưa ra bối cảnh cho hội nghị và chỉ ra những thách thức chủ yếu đối với lộ trình cải cách thể chế, hướng tới một nhà nước kiến tạo ở Việt Nam.

Các phiên tiếp theo sẽ trình bày các minh chứng thực tiễn và cụ thể về cải cách thể chế và quản trị nhà nước, cách thức nhà nước chuyển đổi vai trò của mình để tạo thuận lợi cho sự tương tác hiệu quả với thị trường và xã hội nhằm mang lại các thành tựu phát triển tốt đẹp.

Ở phiên thảo luận đầu tiên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho rằng, giữa ba chủ thể của nền kinh tế là nhà nước, thị trường và xã hội cần xác định rõ và cụ thể vai trò cũng như phương thức can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường.

Bên cạnh đó, cần làm rõ các mối quan hệ mang tính chính trị trong quản trị nhà nước giữa các cơ quan nhà nước (quan hệ nhà nước – nhà nước), quan hệ nhà nước với thị trường (chính quyền với doanh nghiệp), nhà nước với xã hội (chính quyền với người dân) từ đó đưa ra những biện pháp cải cách để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của nhà nước.

Đặc biệt, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, chính phủ điện tử ngày càng được xem là công cụ hữu hiệu để các chính sách quản lý nhà nước phát huy hiệu quả hơn, trong đó có việc cung cấp các dịch vụ công liên quan đến doanh nghiệp và người dân.

Do đó, Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương cho rằng, nếu tận dụng các cơ hội của cuộc cách mạng thông tin và truyền thông mang lại sẽ đòi hỏi chính phủ phải đổi mới, bộ máy tổ chức, trách nhiệm, quy trình, sự phối kết hợp là những vấn đề quan trọng.

Nêu ra những thách thức đối với quá trình chuyển đổi quản trị nhà nước, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhận định, Việt Nam đã thành công sau 30 năm đổi mới nhưng so với yêu cầu phát triển còn một khoảng cách khá xa. Việt Nam chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2009, nhưng vẫn còn tụt hậu về thu nhập và quy mô nền kinh tế.

Ông Vinh chỉ rõ, trong triển vọng phát triển đến năm 2035, Việt Nam sẽ là nước có thu nhập trên trung bình, tiến tới trở thành một xã hội thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ dựa trên 3 trụ cột và thực hiện 6 chuyển đổi lớn.

Cụ thể là hiện đại hóa nền kinh tế đồng thời với nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân; Phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, lấy khu vực kinh tế tư nhân làm trung tâm; Nâng cao hiệu quả của quá trình đô thị hoá tăng cường kết nối giữa các thành phố và vùng phụ cận; Phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu; Đảm bảo công bằng và hòa nhập xã hội cho các nhóm yếu thế cùng với sự phát triển của xã hội trung lưu; Xây dựng một nhà nước pháp quyền hiện đại với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hội nhập và xã hội dân chủ phát triển ở trình độ cao.

Do đó, để thực hiện cải cách thể chế và quản trị nhà nước, theo ông Vinh cần tăng cường năng lực của nhà nước, đảm bảo nguyên tắc thị trường trong các quyết định của nhà nước, cải cách phân cấp giữa Trung ương và địa phương, giữa các cơ quan Chính phủ nhằm tạo ra sự chủ động, trách nhiệm và hiệu quả từng cơ quan và cả hệ thống; Tăng cường hành chính công, định hướng lại việc bảo đảm, cung cấp dịch vụ công.

Nguyên Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng khẳng định, để tạo lập một Nhà nước kiến tạo cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, rất cần phân công rõ ràng cho từng cấp, Bộ, ngành cũng như các địa phương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính phủ kiến tạo - Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế
Chính phủ kiến tạo - Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế

VOV.VN - Chính phủ quyết tâm thúc đẩy khu vực kinh tế trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp...

Chính phủ kiến tạo - Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế

Chính phủ kiến tạo - Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế

VOV.VN - Chính phủ quyết tâm thúc đẩy khu vực kinh tế trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp...

Hoàn thiện thể chế kinh tế là yêu cầu cấp bách
Hoàn thiện thể chế kinh tế là yêu cầu cấp bách

VOV.VN - Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là yêu cầu cấp bách tránh nguy cơ Việt Nam tụt hậu xa so với thế giới.

Hoàn thiện thể chế kinh tế là yêu cầu cấp bách

Hoàn thiện thể chế kinh tế là yêu cầu cấp bách

VOV.VN - Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là yêu cầu cấp bách tránh nguy cơ Việt Nam tụt hậu xa so với thế giới.

Nhiều hạn chế của thể chế kinh tế cản trở sự phát triển
Nhiều hạn chế của thể chế kinh tế cản trở sự phát triển

VOV.VN - Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta còn không ít hạn chế, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Nhiều hạn chế của thể chế kinh tế cản trở sự phát triển

Nhiều hạn chế của thể chế kinh tế cản trở sự phát triển

VOV.VN - Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta còn không ít hạn chế, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Chính phủ kiến tạo, tạo đà cho doanh nghiệp phát triển
Chính phủ kiến tạo, tạo đà cho doanh nghiệp phát triển

VOV.VN - Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp hội nhập thành công và phát triển bền vững.

Chính phủ kiến tạo, tạo đà cho doanh nghiệp phát triển

Chính phủ kiến tạo, tạo đà cho doanh nghiệp phát triển

VOV.VN - Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp hội nhập thành công và phát triển bền vững.